Chủ nghĩa đế quốc cho rằng sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là nguy cơ, là hiểm hoạ đối với chúng. Do vậy khi chủ nghĩa xã hội mới được hình thành trên cơ sở lí luận thì chúng đã kiên quyết chống phá chủ nghĩa xã hội, và khi CNXH được thiết lập ở Liên Xô và các nước Đông Âu thì chúng càng điên cuồng chống phá chủ nghĩa xã hội. Nhưng sau nhiều năm chống phá chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới chúng đã rút ra bài học là không thể dùng sức mạnh quân sự đơn thuần để chiến thắng chủ nghĩa xã hội mà cần sử dụng các biện pháp tổng lực : Chống phá về kinh tế chính trị, văn hoá, văn nghệ, quân sự, ngoại giao “ diễn biến hoà bình” thì mới có thể chiến thắng chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy từ giữa thế kỷ XX, chiến lược " diễn biến hoà bình " bắt đầu hình thành. Ban đầu "diễn biến hoà bình " chỉ được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ cho các chiến lược " ngăn chặn “ , "phản ứng linh hoạt "... của chủ nghĩa đế quốc để chống phá chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới. Về sau chiến lược "diễn biến hoà bình "đã trở thành chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động âm mưu lật đổ chế độ chính trị - xã hội các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến lược " diễn biến hoà bình " của chủ nghĩa đế quốc đã góp phần quyết định làm sụp đổ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông âu "
Chiến
lược “Diễn biến hoà bình” đã ra đời, phát triển cùng với sự điều chỉnh phương
thức, thủ đoạn chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc
tế để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. Chiến lược "Diễn biến hoà
bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hình thành và phát
triển qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Sau
năm 1945: Chiến lược này do Tổng
thống Mỹ Truman khởi xướng ngày 12 tháng 3 năm 1947, với
kế
hoạch chống Liên Xô toàn diện hơn bao gồm: Bao vây quân sự, phong toả kinh tế;
lật đổ chính trị; cùng với can thiệp vũ trang để "ngăn chặn " ảnh
hưởng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu là phải reo rắc ở Liên Xô sự hỗn loạn và phải
bắt đầu bằng chiến tranh tâm lí thay giá trị của Liên Xô bằng việc truyền bá bạo lực, đồi trụy, chủ nghĩa vô liêm sỉ, phản
bội vào Liên Xô. Tháng 4 năm 1948, Quốc hội Mĩ chính thức phê chuẩn kế hoạch
Mác San, tăng viện trợ chi 50 triệu đô la cho hoạt động chiến tranh tâm lí
chống Liên Xô, khích lệ lực lượng dân chủ, cài cắm gián điệp vào các đảng cộng sản để
phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu.
Từ
năm 1953, chính phú Mĩ đã đề ra chiến lược quân sự "trả đũa ồ ạt"
Ai-Xen-Hao dựa vào sức mạnh của răn đe vũ khí hạt nhân để thực hiện "ngăn
chặn" chủ nghĩa cộng sản. Mĩ đã đưa quân đi khắp thế giới, can thiệp vào
nội bộ chính trị các nước trong thế giới thứ ba. Trong đó chúng coi chiến
trường Việt Nam là mục tiêu chính để phá hoại CNXH và phong trào đáu tranh giải
phóng dân tộc (GPDT).
Từ
năm 1968 đến năm 1972 Nic xơn trúng cử tổng thống trong bối cảnh so sánh lực
lượng Mĩ - Xô đã thay đổi nhất là lực lượng hạt nhân chiến lược đang ở thế cân
bằng, thất bại trong chiến trường Trung đông, Việt Nam. Nicxơn thực hiện chiến
lược quân sự “răn đe thực tế” mà mục đích cơ bản là ngăn chặn phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng XHCN đang diễn ra trên toàn thế
giới. Cũng
trong thời gian này Mĩ thực hiện chính sách ngoại giao "cây gậy và củ cà
rốt " tuy vẫn coi trọng răn đe vũ khí hạt nhân nhưng đã chủ trương tăng
cường tiếp xúc, hoà hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành thẩm thấu tư
tưởng văn hoá, gieo rắc hạt giống chống phá từ bên trong... thúc đẩy tiến
trình, “diễn biến hoà bình" đối với các nước xã hội chủ nghĩa.
Chính Nícxơn đã nêu ra chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa là dùng đối thoại thay cho đối đầu. Đàm phán trên thế mạnh là
thủ đoạn của Nícxơn để thực hiện "diễn biến hoà bình"
Từ năm 1980 đến nay: Bước vào thập kỷ 80, chủ nghĩa Tư bản
đạt được ổn định và có bước phát triển. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa lâm vào
khủng hoảng, thực hiện đường lối cải tổ, cải cách sai lầm, càng dẫn đến khủng
hoảng trầm trọng. Lợi dụng cơ hội đó, chủ nghĩa đế quốc hoàn chỉnh chiến lược
" diễn biến hoà bình " và ráo riết thực hiện. Nhằm làm sụp đổ Liên
Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu cùng các nước xã hội chủ nghĩa khác. Có
thể lấy năm 1988, Ních-Xơn xuất bản cuốn sách "1999, chiến thắng không cần
chiến tranh" làm mốc cho sự hoàn chỉnh chiến lược "diễn biến hoà bình.
Thất bại trong chiến lược sử dụng lực lượng quân sự mà
điển hình là Việt Nam - Trong nhiệm kỳ 2 (giữa những năm 80) của tổng thống Ri
gân, bắt đầu điều chỉnh chiến lược toàn cầu từ “răn đe thực tế bằng quân sự”
sang “chiến lược DBHB” đối với các nước XHCN mà khởi nguồn là chính sách
ngoại giao của cựu ngoại trưởng Mĩ Kitxingiơ và công cuộc cải tổ chính trị
của nguyên Tổng bí thư ĐCSLX M.C.Gobachov mà kết quả của nó là sự tan rã
của các nước XHCN ở đông Âu và Liên Xô, sự thoái trào của CNXH.
Sau
sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch tiếp tục ra sức sử dụng chiến lược "Diễn biến hoà
bình" để thực hiện âm mưu xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trong đó Việt Nam là một trọng điểm. Các thế lực thù địch cho rằng, phải làm xói mòn tư
tưởng, đạo đức và niềm tin cộng sản của thế hệ trẻ để "tự diễn biến",
tự suy yếu, dẫn đến sụp đổ, tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy chống chiến lược " diễn biến hoà
bình ", bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét