Con số 161 tổ chức đảng bị cảnh cáo, hơn 7.800 đảng viên bị khai trừ ra khỏi Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội XII cho thấy, việc sinh hoạt và thực hành tự phê bình, phê bình trong nhiều tổ chức Đảng hiện nay chỉ mang tính hình thức và chưa hiệu quả. Vì hình thức nên tự phê bình và phê bình bị biến tướng thành diễn đàn khen ngợi, tâng bốc nhau, thậm chí nhiều nơi còn lợi dụng tự phê bình và phê bình để chỉ trích, vu khống, phê phán người khác với động cơ không trong sáng, gây mất đoàn kết trong chi bộ.
Ông Vũ Văn Phúc, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng”
“Nhiều người đứng đầu, người có chức, có quyền, không nhận rõ được hạn chế,
khuyết điểm của mình. Họ bị bao phủ bởi một lớp hào quang, mà đó là hào quang
hình thức, do một số người cấp dưới nịnh bợ mà anh ta không thấy được”.
Nêu nguyên nhân vì sao tự phê bình mang tính hình thức, ông Phan
Khắc Hải, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉ ra rằng: “Cuộc
sống của người cán bộ, đảng viên phụ thuộc rất nhiều vào người chỉ huy. Cơm ăn,
áo mặc, học hành, con cái… đều phụ thuộc vào cơ quan, mà cơ quan lại phụ thuộc
vào người chỉ huy, người đứng đầu đó. Cho nên nếu một người thủ trưởng có khuyết
điểm, người ta biết nhưng cũng không dám nói”.
Vì hình thức như thế, nên tự phê bình và phê bình còn là nguyên
nhân gián tiếp khiến cho đảng viên trượt dài trên con đường “tự diễn biến, tự
chuyển hóa”.
Trong mối quan hệ hằng ngày của mỗi người chúng ta, tựu chung
lại có ba mối quan hệ cơ bản, đó là quan hệ đối với người, đối với việc và đối
với chính mình. Trong ba mối quan hệ đó, thì quan hệ đối với chính bản thân
mình là khó nhất. Bởi lẽ, nhìn thấy người khác thì dễ, nhưng tự mình thấy được
hạn chế, thấy được khuyết điểm của mình là điều không dễ dàng. Phần đông trong
tâm lý, trong suy nghĩ của mỗi người luôn luôn thấy mình tốt, mình hoàn thiện,
không có khuyết điểm. Điều đó cũng lý giải, tại sao tự phê bình và phê bình lại
khó thực hiện, khó thực chất, khó mang lại hiệu quả. Bởi vì, khi thực hiện tự
phê bình và phê bình cần nhất những lời nói thẳng, nói thật, nói đúng. Vậy, làm
thế nào để tự phê bình và phê bình có hiệu quả? Làm thế nào để sự thật sẽ không
mất lòng? Thiếu tướng Trương Ngọc Hợi, Chính ủy Quân đoàn 4 cho rằng, trước hết
là phải thấu suốt mục đích của việc thực hiện tự phê bình và phê bình, đó là
cùng nhau tiến bộ, cùng nhau phấn đấu vì nhiệm vụ chung của đơn vị.
“Tôi cho rằng, thực hiện phê bình đồng chí, đồng đội phải trên
tinh thần xây dựng, tinh thần đóng góp, giúp đỡ chứ không phải là việc tranh
công đổ lỗi, bằng mặt mà không bằng lòng trong sinh hoạt”, Thiếu tướng Trương
Ngọc Hợi bày tỏ.
Còn Giáo sư, Tiến sĩ Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh nhận định “Phê bình người khác phải đạt mục đích là sau khi phê
bình, người đó tốt hơn lên, nhận rõ khuyết điểm của mình và sửa chữa tốt hơn.
Thế thì phải dùng phương pháp cho tốt, trung thực, thẳng thắn, không bỏ qua,
không đặt điều và rất độ lượng. Phê bình cốt là để sửa chữa sai lầm, khuyết
điểm tốt hơn, phê bình kiểu đao to, búa lớn, vùi dập người ta thì người ta
không thực hiện, như vậy phê bình không đạt mục đích”.
Trong sinh hoạt Đảng, việc thực hiện tự phê bình và phê bình với
những lời nói thẳng, nói thật sẽ như những “liều thuốc đắng”, dù khó nghe, khó
uống, khó nuốt nhưng sẽ giúp bản thân mình và người khác phát hiện ra
"bệnh" và có biện pháp "điều trị" bệnh. Nhưng để liều
“thuốc đắng dã được tật” và để những lời nói thật không bị mất lòng thì Đại tá
Nguyễn Hữu Lập, Chủ nhiệm Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị, Bộ
Quốc phòng cho rằng, trước hết, mỗi người đảng viên phải luôn trong tâm thế chủ
động, tự răn mình và nghiêm khắc với chính bản thân mình.
“Phê bình trước hết là phải tự phê bình đã, tiên trách kỷ, hậu
trách nhân rồi mới đến phê bình người khác. Tức là việc gì làm chưa được, chưa
tốt thì bản thân mình tự kiểm điểm, tự phê bình việc mình đã làm, thế rồi kiểm
điểm, phê bình đồng chí, đồng đội mình. Có làm được như vậy mới sửa được. Ai
dám phê bình mới có khả năng sửa. Ai không nhận khuyết điểm, không dám phê bình
chắc chắn sẽ không sửa được”- Đại tá Nguyễn Hữu Lập nêu quan điểm.
Phê bình việc không phê bình người
Mặt khác, để tự phê bình và phê bình không rơi vào tình trạng dĩ
hòa vi quý, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, không rơi vào
tình trạng đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, bản thân mỗi cán bộ, đảng
viên cần thấu suốt quan điểm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và
nói rõ sự thật”. Đặc biệt là chỉ phê bình việc chứ không phê bình người. Đây
cũng là quan điểm của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện
Xây dựng Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)”.
“Phê bình mình trước, phê bình người sau, phê bình mình là
chính, phê bình người là phụ, phê bình việc chứ không phê bình người. Tôi nói
ví dụ, đồng chí A vi phạm các nguyên tắc về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng, thì đấy là việc làm sai. Anh ta được Đảng, được Nhà nước giao quyền lực
vào tay nhưng sử dụng quyền ấy không đúng, sai mục đích, trái quy định, thì
chúng ta phê phán cái việc làm sai ấy”- ông Cường nhấn mạnh,
Trở lại những vụ việc, mà cụ thể hơn là những đại án tham ô,
tham nhũng trong thời gian gần đây, nếu tổ các chức đảng ở đó thực hiện tự phê
bình và phê bình nghiêm túc, thắng thắn, các đảng viên mạnh dạn phân tích, chỉ
rõ những bất cập, những khuyết điểm của người đứng đầu để có biện pháp tháo gỡ,
chắc chắn sẽ không để xảy ra những vi phạm tồn đọng, kéo dài.
Tự phê bình và phê bình chính là cuộc chiến đấu ngay trong “cơ thể
Đảng”. Để cuộc chiến đấu này giành được chiến thắng, trước hết “cơ thể Đảng”
phải có được một thể lực tốt, được trang bị những tấm khiên, áo giáp bảo vệ
chắc chắn, đủ năng lực tự vệ để đương đầu, đối phó thắng lợi với những tác nhân gây bệnh
đến từ nhiều phía./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét