Tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng trong sạch, vững
mạnh, là nhiệm vụ then chốt, có vị trí đặc biệt quan trọng, thể hiện trong một
số luận điểm sau: Trong tác phẩm Đường kách
mệnh, Hồ Chí Minh đặt “Tư cách của một người cách mệnh” lên hàng đầu, quan điểm
người cách mệnh “phải giữ chủ nghĩa cho vững” và “ít lòng tham muốn về vật
chất”.
Người
rất coi trọng việc chỉnh đốn Đảng, trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm
việc" năm 1947 Bác nói: Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của
mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ
những cái đó, vì đâu mà có rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó.
Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính.
Trong bài
nói chuyện tại lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương (ngày 11/5/1952),
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Vì điều kiện khó khăn, mà số
đông cán bộ và đảng viên chưa được huấn luyện hẳn hoi cho nên tư tưởng và trình
độ chính trị còn thấp kém và lệch lạc. Điều đó tỏ rõ ra ở mỗi khuyết điểm như:
không nắm vững chính sách trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh; không phân
biệt rõ ràng bạn và địch, bệnh quan liêu, công thần và nạn tham ô hủ hóa khá
nặng, v.v..."[1].
“Đạo
đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện càng trong”, đó là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (năm
1969).
Trước
lúc đi xa, trong Di chúc, Người cũng đề ra những yêu cầu cơ bản về đạo đức
của cán bộ, đảng viên và yêu cầu xuất phát từ bản chất cách mạng của Đảng, từ
mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân:“Đảng ta là một Đảng cầm
quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật
sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch,
phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân
dân” [2].
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét