CÓ PHẢI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN ĐÃ HẾT
THỜI?
Cuối những năm 80 đầu
những năm 90 của thế kỷ XX, một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
Đông Âu lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc dẫn tới sự sụp đổ và thay đổi thể chế
chính trị từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản, từ đó cách mạng xã hội chủ
nghĩa và phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì những giá trị chung, phổ
quát như “Tự do - Dân chủ - Công bằng - Văn minh” cũng gặp nhiều song gió. Tại
sao lại như vậy, có rất nhiều ý kiến khác nhau luận giải phân tích đi tìm
nguyên do, trong đó có không ít ý kiến đổ lỗi cho rằng: “Chủ nghĩa Mác-Lê nin”
nền tảng tư tưởng của cách mạng ở các nước XHCN đã hết thời”; “Chủ nghĩa Mác -
Lênin không còn phù hợp”. Vậy có phải chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời cần phải
xoá bỏ như những thế lực phản động từng rêu rao?
Đã có nhiều công trình
nghiên cứu phân tích nhằm tìm ra nguyên nhân của sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu
và đều có chung một nhận xét, nguyên nhân không ai khác, ngoài sự tiến công
bằng chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch từ bên ngoài vào
Liên Xô và Đông Âu thì một trong những nguyên nhân sâu xa thuộc về chính những
người đứng đầu Đảng Cộng sản, Nhà nước Liên Xô và Đông Âu lúc bấy giờ là xa rời
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, có nhận thức không đúng về chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, nóng vội chủ quan duy ý chí trong quá trình
đi lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành các biện pháp cải tổ, cải cách sai nguyên
tắc không phù hợp với tình hình thực tế của mỗi nước dẫn tới rối loạn xã hội
làm thay đổi chế độ.
Như mọi người đều biết,
sau khi Lênin mất năm 1924, chính sách kinh tế mới NEP do Người vạch ra không
được tiếp tục thực hiện, thay vào đó là nền sản xuất kế hoạch hoá tập
trung theo pháp lệnh từ bên trên dội xuống. Công bằng mà nói, chính sách này
phát huy được tác dụng trong một giai đoạn nhất định, nhất là trong thời kỳ
chiến tranh vệ quốc vĩ đại, huy động cao và nhanh về sức người, sức của cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng bước vào thời kỳ hoà bình,
chính sách này tỏ ra không còn phù hợp nữa vì nó không động viên được năng lực,
sức sáng tạo của người lao động, sản xuất không gắn liền với thị trường, thậm
chí phủ định sạch trơn quan hệ sản xuất hàng hoá. Nền sản xuất kế hoạch hoá tập
trung quan liêu bao cấp được duy trì từ trước chiến tranh thế giới thứ 2 và kéo
dài đến tận những năm 70 của thế kỷ XX, mặc dù đã bộc lộ nhiều khiếm
khuyết nhưng vẫn không được khắc phục. Tình trạng tham nhũng, cửa quyền
của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức, có quyền ở các cấp trong
bộ máy lãnh đạo của Liên Xô và các nước Đông Âu rất phổ biến, gây mất lòng tin của
nhân dân, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân ngày càng rạn nứt. Trong khi đó,
thay vì phải sớm cải tạo quan hệ sản xuất cho phù hợp với sức phát triển của
lực lượng sản xuất, tuân thủ theo đúng quy luật của giá trị sản xuất
hàng hoá, phát huy năng lực, sức sáng tạo của toàn xã hội thì những người đứng
đầu Đảng và Nhà nước Liên Xô lại đề ra đường lối cải tổ về chính trị, đây là
bước đi mạo hiểm, một sai lầm nghiêm trọng không có cơ hội cứu chữa. Do chưa
được chuẩn bị kỹ về mọi mặt, nhất là công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chưa
tạo được sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân trước những quyết sách
lớn của Đảng, Nhà nước chưa thật sự thấu đáo, thêm vào đó, quá trình
thực hiện lại thiếu những biện pháp đồng bộ nên ngày càng đi vào ngõ cụt.
Ngay trong nội bộ
Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ bị buông lỏng, có nhiều sơ hở trong
công tác tổ chức và cán bộ, để các phần tử cơ hội về chính trị chui sâu,
leo cao vào các cơ quan trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, móc nối với
các phần tử phản động từ bên ngoài do Mỹ và phương Tây hậu thuẫn, chống phá Nhà
nước Liên Xô và Đông Âu cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm tê liệt bộ
máy lãnh đạo của Đảng. Vì thế, khi đất nước có nguy biến, Đảng Cộng sản Liên Xô
và Đảng Cộng sản và công nhân ở các nước Đông Âu để mất vai trò lãnh đạo, nhanh
chóng tan rã, tuyên bố tự giải tán, trao quyền lãnh đạo đất nước cho
các lực lượng đối lập. Nhiều Đảng Cộng sản sau khi giải tán còn bị đặt ra ngoài
vòng pháp luật, cấm hoạt động như Đảng Công nhân Thống Nhất Ba Lan,
Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức…
Sự sụp đổ chế độ XHCN ở
Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình cụ thể với những khuyết tật vốn
có không thuộc bản chất của chủ nghĩa xã hội, được duy trì quá lâu làm kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và cả nhận thức lệch lạc, giáo
điều cứng nhắc về chủ nghĩa xã hội, sự vận dụng một cách dập khuôn, máy
móc vào tình hình Liên Xô và Đông Âu lúc bấy giờ. Do đó, sự sụp đổ của những mô
hình này là không thể tránh khỏi. Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu không phải
là sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác - Lênin, một học thuyết cách mạng, khoa học và
sáng tạo. Chính nhờ học thuyết cách mạng ấy mà giai cấp vô sản toàn thế giới
những năm đầu của thế kỷ XX đã làm nên cuộc cải biến vĩ đại chưa từng có trong
lịch sử xã hội loài người được mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, với
sự ra đời nhà nước công công đầu tiên trên thế giới, đưa nhân loại bước vào
thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Noi
gương Cách mạng Tháng Mười, một loạt các nước ở khắp các châu lục trong đó có
Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và lực lượng cánh tả kiên quyết
đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa,
con đường mà Mác - Ănghen - Lênin đã chỉ ra.
Bài học thành công
trong cải cách mở cửa, đổi mới của Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Triều Tiên và Cu
Ba những năm qua đã minh chứng cho việc vận dụng đúng đắn, sáng tạo nguyên lý
của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước. Đó cũng chính là
thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin trước những giọng điệu chống phá của các
thế lực thù địch.
Đối với Việt Nam, trong
một thời gian dài tìm mọi cách bôi nhọ, nói xấu, nhằm hạ bệ thần tượng, thân
thế, sự nghiệp và tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bị thất bại, hiện nay,
các thế lực thù địch lại quay sang tuyên truyền kích động, lôi kéo những cá
nhân có biểu hiện bất mãn với chế độ hoặc thiếu am hiểu tình hình để gửi
đơn, thư, kiến nghị tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đề nghị từ bỏ chủ nghĩa Mác -
Lênin, chỉ lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt
động của Đảng. Đây chính là cái bẫy nguy hiểm của kẻ địch; vì chúng biết rằng,
tư tưởng Hồ Chí Minh chính là hệ thống những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin
về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về đại đoàn
kết dân tộc, về vấn đề Nhà nước và pháp luật, đạo đức và nhân văn, về văn hoá
và quân sự được Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác
- Lênin và sau đó cùng những người yêu nước, những người cộng sản Việt Nam
truyền bá và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, nhờ
đó mà có thắng lợi như ngày hôm nay.
Đại hội VII Đảng Cộng
sản Việt Nam chính thức khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác –
Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”,
đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới. Cũng từ đó, nhiệm vụ bảo vệ chủ nghĩa
Mác – Lênin cũng quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn với bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh,
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta trong một thể thống nhất và ngược lại.
Càng những giai đoạn bước ngoặt của cách mạng, nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng càng quyết liệt và cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong điều
kiện và tình hình hiện nay, thắng lợi của hơn 30 năm sự nghiệp đổi mới của Việt
Nam, thành công sau hơn 40 năm cải cách ở Trung Quốc hay chính sách mới của
Triều Tiên, của Cu Ba trong thời gian gần đây đã mang lại những thành công mới,
bài học minh chứng rõ rang hơn cho thấy quan điểm của các lực lượng, thế lực cơ
hội chính trị, phản động, xuyên tạc cho rằng “Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã hết
thời” là hoàn toàn sai trái, phản động, phản khoa học. Vì vậy, từng tổ chức
đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, người dân yêu nước chúng ta không một chút lơ là
mất cảnh giác trước mọi hành động chống phá của các thế lực thù
địch./.
bài rất hay
Trả lờiXóa