Mạng
xã hội là nền tảng trực tuyến, nơi mọi người dùng để xây dựng các mối quan hệ với
người khác có chung tính cách, nghề nghiệp, công việc, trình độ..., hay có mối
quan hệ ngoài đời thực. Mạng xã hội có nhiều dạng thức và tính năng khác nhau,
có thể được trang bị thêm nhiều công cụ mới, vận hành trên tất cả các nền tảng
như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng hay điện thoại thông
minh... Mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ câu chuyện, bài viết, ý tưởng
cá nhân, đăng ảnh, video; đồng thời, thông báo về hoạt động, sự kiện trên mạng
hoặc trong thế giới thực, giúp người dùng kết nối với những người sống ở nhiều
vùng hoặc trên toàn thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của MXH đã hình thành nên
văn hóa ứng xử trên MXH bao gồm hệ thống giá trị chi phối nhận thức, thái độ,
hành vi của cá nhân, cộng đồng trong các mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và với
chính bản thân các chủ thể.
Cán bộ
ở đơn vị cơ sở (ĐVCS) được đào tạo ở các chuyên ngành khác nhau, được Đảng, Nhà
nước và quân đội giao trọng trách trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy, quản lý giáo dục
bộ đội ở các ĐVCS, thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và các
nhiệm vụ khác theo chức năng của quân đội. Đội ngũ cán bộ ở ĐVCS tuyệt đại đa số
có bản lĩnh chính trị vững vàng, có sức khỏe tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng,
Tổ quốc và nhân dân. Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới đang đặt ra những yêu cầu cao đối với phẩm chất và năng lực của người
cán bộ ở ĐVCS; trong đó, ứng xử có văn hóa trong giao tiếp phải trở thành kỹ
năng, nhu cầu, thói quen trong đời sống hàng ngày của mỗi quân nhân. Kỹ năng ứng
xử trên MXH của cán bộ ở các ĐVCS là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh
nghiệm đã lĩnh hội được để tương tác nhằm
đạt được hiệu quả tốt nhất trong thực hiện mối quan hệ giữa con người với con
người trên MXH theo đúng chuẩn mực và quy định của pháp luật, góp phần giữ vững
truyền thống, bản chất người quân nhân cách mạng trong Quân đội nhân dân Việt
Nam. Kỹ năng ứng xử trên MXH của cán bộ ở ĐVCS hiện nay rất phong phú, đa dạng,
như: kỹ năng kết bạn; kỹ năng lựa chọn ứng dụng; kỹ năng đóng góp, chia sẻ; kỹ
năng bình phẩm, nhận xét; kỹ năng blook tài khoản ảo và chặn những cá nhân
spam, tin nhắn rác; kỹ năng kiểm soát, bảo mật thông tin...
Ứng xử
văn hóa trên MXH là rất cần thiết, bởi nó không chỉ thể hiện phẩm chất, năng lực
của mỗi cán bộ, mà còn trực tiếp góp phần xây dựng và phát huy giá trị văn hóa
con người Việt Nam, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong cộng đồng mạng trên toàn thế
giới. Theo đó, để đội ngũ cán bộ ở ĐVCS có kỹ năng ứng xử trên MXH hiệu quả, chủ
thể các cấp cần thực hiện một số giải pháp bồi dưỡng cơ bản sau:
Một
là, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho chủ thể các cấp về mạng xã hội,
ứng xử trên mạng xã hội làm cơ sở để bồi dưỡng kỹ năng ứng xử trên mạng xã hội
cho cán bộ ở đơn vị cơ sở Lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò của các tổ chức,
các lực lượng, phương tiện trong việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
cho cán bộ ở ĐVCS về MXH, bản chất, những nguy cơ tiềm ẩn khi tham gia MXH.
Tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng; Nghị định số 15/2020/ NĐ-CP về “xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện,
công nghệ thông tin và giao dịch điện tử”; Chỉ thị số 118-CT/ QUTW ngày
20/02/2017 của Quân ủy Trung ương “Về việc tăng cường công tác bảo vệ chính trị
nội bộ quân đội trong tình hình hiện nay”... Qua đó, giúp mỗi cán bộ hiểu rõ ý
nghĩa, giá trị, nội dung, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị
cấm liên quan đến văn hóa ứng xử khi tham gia MXH; đồng thời, nâng cao nhận thức,
trách nhiệm, tinh thần cảnh giác, góp phần kịp thời phát hiện những biểu hiện
tiêu cực, sai trái, âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch
trên MXH. Cùng với đó, đề cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên “biến” MXH
thành một kênh thông tin hữu ích để tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp
luật của Đảng, Nhà nước và quân đội; phân tích, bình luận, chia sẻ các bài viết
về những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Trên cơ sở đó, xác lập
ý thức, thái độ tham gia MXH một cách khoa học, đúng đắn, tạo cơ sở để hình
thành và bồi dưỡng kỹ năng ứng xử trên MXH theo đúng chuẩn mực, quy định của
pháp luật.
Hai
là, thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp bồi dưỡng kỹ năng ứng xử trên mạng
xã hội cho cán bộ ở đơn vị cơ sở Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng
kỹ năng ứng xử trên MXH không chỉ giúp cán bộ ở ĐVCS lĩnh hội kiến thức, rèn
luyện kỹ năng một cách tích cực, sáng tạo, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ
trải nghiệm thực tiễn ứng xử trên không gian mạng. Theo đó, cần thực hiện hiệu
quả các phương pháp, hình thức bồi dưỡng thường xuyên, như: tổ chức trao đổi, tọa
đàm về MXH; thành lập và tổ chức hoạt động câu lạc bộ đấu tranh chống các quan
điểm sai trái trên không gian mạng; tổ kỹ thuật, tư vấn thao tác trên các trang
MXH ở các đơn vị; các hội thi tìm hiểu về kỹ năng ứng xử trên các trang MXH; kết
hợp tổ chức các hoạt động trao đổi, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm theo từng
loại hình ứng xử trên MXH với giáo dục thái độ, trách nhiệm người cán bộ, đảng
viên khi tham gia MXH; phát huy vai trò nòng cốt Ban Chỉ đạo 35, Lực lượng 47
trong xử lý các tình huống kỹ thuật trên MXH cũng như phổ biến kinh nghiệm cho
cán bộ, sĩ quan trong toàn đơn vị về cách sử dụng, cách thức thao tác, đến các
kỹ năng giao tiếp, ứng xử cụ thể trên các trang MXH; kết hợp mời các chuyên gia
(công nghệ thông tin, an ninh mạng, MXH) tọa đàm trao đổi về cách thức xử lý
các tình huống ứng xử phù hợp trên MXH...
Ba
là, phát huy tính tích cực, chủ động của đội ngũ cán bộ ở các đơn vị cơ sở
trong tự bồi dưỡng kỹ năng ứng xử trên mạng xã hội Đội ngũ cán bộ ở ĐVCS vừa là
đối tượng, vừa là chủ thể trong hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng ứng xử trên MXH;
đồng thời, là người quyết định trình độ và sự thuần thục của kỹ năng ứng xử
trên MXH. Do đó, cần tích cực học tập, quán triệt cương lĩnh, đường lối, chiến
lược, sách lược của Đảng, Nhà nước, quân đội trên mọi lĩnh vực; chủ động nghiên
cứu nâng cao năng lực chuyên môn, tạo dựng cho bản thân nền tảng tri thức chính
trị - xã hội đúng đắn, khoa học, cách mạng; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện
phong cách tư duy, ứng xử, làm việc, sinh hoạt… theo phong cách Hồ Chí Minh, để
nâng cao khả năng phân tích, đánh giá, phản biện, đấu tranh trên không gian mạng.
nguyên tắc ứng xử khi tham gia MXH, như: không lập nhóm, hội để nói xấu, công
kích lẫn nhau; không đăng tải, chia sẻ thông tin có thể gây xúc phạm, làm mất
uy tín, danh dự cá nhân của người khác hoặc làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân; không khai thác trái phép dữ liệu cá nhân của người
khác cho mục đích thương mại, hoặc các mục đích khác; không “vào hùa” theo đám
đông chia sẻ, nhận xét, phê bình trước một thông tin, sự kiện khi chưa hiểu rõ
về vụ việc đó, hoặc không có căn cứ để khẳng định sự kiện đó là có thật; không
cổ xúy, tiếp tay cho các trào lưu lệch lạc, thiếu văn hóa, gây phản cảm, bị xã
hội lên án; không đưa thông tin bịa đặt, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội,
gây kích động bạo lực, phân biệt dân tộc, vùng miền, giới tính, tôn giáo, hình ảnh
trái thuần phong mỹ tục Việt Nam, thông tin vi phạm pháp luật; không sử dụng những
ứng dụng không rõ nguồn gốc để tránh bị làm phiền bởi các tin rác hay bị lấy cắp
thông tin tài khoản...
Bốn
là, tăng cường quản lý xây dựng môi trường giáo dục và các điều kiện đảm bảo
cho đội ngũ cán bộ tham gia, sử dụng hiệu quả mạng xã hội Chú trọng xây dựng
các mối quan hệ đoàn kết tốt đẹp, tinh thần nhân ái, tương trợ giúp đỡ nhau
trong sinh hoạt, học tập và công tác, nhằm tạo bầu không khí dân chủ, tin cậy.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy đảng, người chỉ huy các cấp
đối với hệ thống thông tin nói chung, mạng internet nói riêng, nhất là các cổng
thông tin điện tử, các trang MXH có nội dung xấu, độc. Quản lý chặt chẽ việc sử
dụng các thiết bị điện tử thông minh của cán bộ trong đơn vị. Chủ động nắm, quản
lý, dự báo, thông tin, định hướng tư tưởng cho cán bộ trước các thông tin xấu độc,
các hiện tượng mạng, tội phạm công nghệ cao…, giúp cán bộ có cách ứng xử phù hợp.
Đảm bảo tốt nhất điều kiện cơ sở vật chất, trang, thiết bị, phương tiện kỹ thuật,
cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho cán bộ khai thác, sử dụng mạng trong môi
trường an toàn; sử dụng các trang, thiết bị hiện đại tạo tình huống giả định
giúp cán bộ bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng ứng xử trên MXH sát với thực tiễn ở
đơn vị và trong xã hội hiện nay.
Nếu mọi người dân đều tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá.
Trả lờiXóa