Lợi dụng những khuyết điểm, sai lầm của cá nhân, tổ chức rồi thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc, tiến đến phủ nhận công cuộc phòng, chống tham nhũng đã và đang là một trong những chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản động. Điển hình trên Facebook: Đài Á châu tự do, bút danh Nguyễn Hữu Vinh có bài viết: “Nhìn lại cái gọi là “Chống tham nhũng”, y cho rằng: “Công cuộc chống tham nhũng mà đảng CSVN đã hò hét mấy chục năm qua với biết bao nhiêu sự kiện, biết bao nhiêu thăng trầm, biết bao nhiêu con số và qua đó, người dân thấy biết bao tài nguyên, tiền của, tài sản của nhân dân đã bị đám cướp này biển thủ”. Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái đã được Nguyễn Hữu Vinh nhai lại nhiều lần, mục đích bóp méo sự thật, xuyên tạc, phủ nhận quan điểm, đường lối và kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam.
Thứ nhất, Nguyễn Hữu Vinh cần
nhận thức rõ: Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực, nó diễn ra ở tất cả các
quốc gia, vì vậy các quốc gia đều quan tâm, chú trọng đấu tranh phòng, chống
tham nhũng. Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003, xác định:
“Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực của nhà nước để trục lợi riêng”. Luật
phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam chỉ ra: “Tham nhũng là hành vi
của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
Trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định đấu tranh phòng chống
tham nhũng, tiêu cực là tất yếu; đồng thời có các biện pháp phòng ngừa và đấu
tranh kiên quyết với các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực đó. Đại hội lần thứ
VI, Đảng ta chỉ ra: Tham nhũng “làm giảm lòng tin của quần
chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà
nước”; tại Đại hội lần thứ IX, Đảng ta xác định: Tham nhũng
là “một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”. Đại
hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh và chỉ rõ: Tham nhũng “vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế
độ”. Phát biểu kết luận tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công
tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 – 2022, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng cũng đã chỉ rõ: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong
trào, thành xu thế không thể đảo ngược, được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân
dân đánh giá cao, bạn bè quốc tế nghi nhận”.
Thứ hai, thực tế đã chứng minh, tổng kết thực tiễn
công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong 10 năm từ 2012 –
2022, Đảng ta đã làm rõ 04 kết quả nổi bật là: Về phát hiện, xử lý; xây dựng,
hoàn thiện thể chế; công khai, minh bạch, kiểm soát quyền lực, xây dựng văn hóa
liêm chính; mở rộng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ra khu vực ngoài nhà
nước; tăng cường hợp tác quốc tế. Đồng thời đúc rút ra 08 bài học kinh nghiệm
từ thực tiễn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời chỉ ra các giải pháp
và các vấn đề cần lưu ý trong lãnh đạo, chỉ đạo về công tác đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực.
Trong giai đoạn, từ 2012 – 2022,
cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn
167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham
nhũng; đã kỷ luật 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý vì tham nhũng. Với
sự huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng; tinh thần kiên
quyết xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, nhiều vụ án tham nhũng kinh
tế nghiêm trọng, phức tạp được phát hiện, xử lý nghiêm minh, công khai, đúng
pháp luật, thu hồi nhiều tài sản cho Nhà nước. Năm 2013, tỷ lệ thu hồi tài sản
tham nhũng trong giai đoạn thi hành án chỉ đạt dưới 10%, thì đến 2022 đã thu
hồi đạt tỷ lệ 34,7%. Những con số trên cho thấy quyết tâm cao, sự nỗ lực rất
lớn, tinh thần kiên quyết xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà
nước ta. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Với tất cả sự khiêm tốn.
Chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có
được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Đây là minh chứng cụ thể nhất khẳng định kết quả của công tác phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực ở nước ta.
Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và
nhân dân cần đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch xuyên tạc
về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét