Bôi nhọ uy tín, hình ảnh lãnh tụ và phủ nhận vai trò của Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam là mục tiêu chống phá trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Thời gian qua, lợi dụng sự phát triển của ứng dụng Chat GPT các trang mạng phản động mà điển hình nhất là Việt Tân liên tục đưa các hình ảnh, những đoạn chat không đúng sự thật, bịa đặt, nói xấu, chứa đụng thông tin sai lệch về Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Vì vậy chúng ta cần hết sức cảnh giác, nhận diện rõ vấn đề này một cách kịp thời và đưa ra phương pháp đấu tranh, phòng chống hiệu quả...
Sau một
thời gian ngắn ra mắt Chat GPT đã trở thành một “cơn sốt” trên mạng Internet và
có số lượng người dùng lên đến hơn một triệu chỉ trong chưa đầy một tuần. Theo
đó, Chat GPT (viết tắt của Chat Generative Pre - training Transformer) là một
công cụ dùng để xử lý các ngôn ngữ tự nhiên và được điều khiển bằng công nghệ
AI. Do Chat GPT là mô hình ngôn ngữ được phát triển trên cơ sở trí tuệ nhân
tạo, nên điểm khác biệt rõ nhất là kết quả trả về người dùng. So với các công
cụ chatbot thông thường sẽ lập chỉ mục các trang web trên internet để người
dùng tự tìm kiếm thông tin, thì Chat GPT sẽ tận dụng những kiến thức học được
trong quá trình đào tạo, nghiên cứu để đưa ra câu trả lời. Công cụ này có thể
trò chuyện, trả lời lưu loát đầy đủ các câu hỏi mà bạn đưa ra, bất kể là thắc
mắc về lĩnh vực gì.
Lợi dụng sự
nổi tiếng của Chat GPT, một số trang mạng phản động như: Đài Á Châu Tự
do, RFA, Việt Tân… ra sức ca ngợi, tung hô cung cụ này, cho
rằng đây là “sản phẩm ưu việt của thời đại”, “một công cụ tìm kiếm
thông minh với độ chính xác tuyệt đối”... Trên trang Facebook cá nhân của
mình, tổ chức phản động Việt Tân đã đăng các bài viết, thông tin, hình ảnh phản
động nhằm bôi nhọ, hạ thấp hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với đó là các
bình luận mang tính “kích động” của bè lũ tay sai phản quốc như: Bác Hồ
thật sự không biết 29 thứ tiếng mà chỉ là 29 chữ cái trong bản chữ cái tiếng
Việt; Bác Hồ chưa từng được UNESCO công nhận là danh nhăn văn hóa thế giới hay
cờ của quốc gia Việt nam là cờ vàng ba sọc… Chúng lập luận rằng, với sự ưu
việt của công nghệ AI, thì những thông tin trên là hoàn toàn chính xác, từ đó,
bôi nhọ hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho rằng Đảng và Nhà nước ta đã lừa
dối nhân dân, tô hồng, thần thánh hoá về hình ảnh lãnh tụ…. Đây là một âm mưu
hết sức thâm độc nhầm xuyên tạc hình ảnh Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân
tộc, chúng ta cần phải nhận thức rõ và ra sức phản bác.
Đầu tiên,
cần nhấn mạnh sự thật không phải riêng người dân Việt Nam mà cả thế giới đều đã
công nhận: Quốc kỳ của Việt Nam là cờ đỏ sao vàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh được
UNESCO vinh danh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của
Việt Nam” tại Khoá họp lần thứ 24 của UNESCO diễn ra tại Paris (từ ngày 20/10 đến
20/11/1987). Việc Bác biết và thành thạo nhiều ngoại ngữ được minh chứng bằng
nhiều cách như trong bản Lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ
VII, Bác Hồ đã ghi: “Biết các thứ tiếng: Anh, Pháp, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga”.
Ngoài ra trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước của mình, Bác đã bôn ba qua
nhiều quốc gia, Bác không thể sống và hoạt động ở Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc,
Thái Lan...khi không thành thạo ngôn ngữ các nước đó.
Thứ hai, về
tính chính xác của thông tin được cung cấp bởi ứng dụng Chat GPT còn nhiều vấn
đề phải bàn. Đây là ứng dụng mới, chưa hoàn thiện và còn chứa đựng nhiều lỗ
hổng. ChatGPT là phương tiện dù thông minh nhưng thực chất nó cũng là cỗ máy do
con người sáng tạo ra. Thông tin được cung cấp, cài đặt, tập hợp, lập trình
theo chủ quan của người đã lập trình sẵn, nên chưa thể tin hoàn toàn vào ý đồ
của người đặt ra “yêu cầu” với nó. Một hệ lụy khác mà người dùng ít kiểm chứng
được, đó là việc OpenAI đang triển khai Chat GPT dưới 2 hai hình thức: Người
dùng đăng nhập vào giao diện chạy thử; cung cấp dưới dạng API (giao diện nhị
phân ứng dụng). Các công ty công nghệ dùng thuật toán của Chat GPT có thể thay
đổi dữ liệu trước khi cung cấp cho người dùng. Điều đó tiếp tục đưa tới những
rủi ro cho người dùng nếu gặp trường hợp các công ty trung gian không có sự
chuẩn hóa dữ liệu mà cố tình làm sai lệch thông tin dữ liệu. Ông Nguyễn Như
Văn, Chuyên gia trí tuệ nhân tạo, Đại học Orleans chia sẻ: “ChatGPT
hiện tại cũng như Wikipedia, là nguồn tham khảo phổ biến, nhưng không được giới
khoa học công nhận. Người dùng cần đặc biệt cẩn trọng trong trường hợp phải
chịu trách nhiệm nếu nội dung mình đưa ra không chính xác hoặc thiên lệch”
Chúng ta
phải nhìn nhận rặng, máy móc hay công nghệ dù thông minh đến đâu cũng do con
người tạo ra. Bất kỳ ai cũng có thể nhận ra vở kịch “kẻ tung, người hứng” mà
các thế lực thù địch, phản động dựng ra nhằm ca ngợi tính chính xác Chat GPT và
dựa vào đó lấy dẫn chứng để bôi nhọ hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đất
nước Việt Nam. Do đó, mỗi người khi tham gia mạng xã hội, cần trang bị những
kiến thức cơ bản nhất, để tránh bị mắc bẫy của các thế lực thù địch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét