Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

 



Trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo các nguyên tắc Nhà nước pháp quyền, những năm qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm quyền được thông tin của công dân. Điều này đã và đang góp phần xây dựng một xã hội cởi mở hơn về thông tin và một chính phủ công khai, minh bạch hơn, đồng thời khẳng định quyền làm chủ của nhân dân về thực chất.     

Tuy nhiên, đã có không ít đối tượng lạm dụng, thậm chí là cố tình lợi dụng quyền này để tung tin sai sự thật, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hai năm qua, cả nước ta ra trận, đối mặt với một kẻ thù vô hình nhưng quá đỗi nguy hiểm đó là virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19. Những ngày dịch bệnh tái bùng phát gần đây, trong khi các cấp các ngành, lực lượng tuyến đầu đang ngày đêm vất vả, căng mình chống dịch, thì vẫn có không ít đối tượng tung lên mạng xã hội những thông tin giả, tin sai sự thật (fake news) gây hoang mang dư luận, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng, chống dịch và niềm tin của quần chúng nhân dân. 

Mấy ngày qua, nhiều đối tượng đưa thông tin giả, thông tin sai sự thật đã bị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm, đúng người, đúng tội. Điển hình là ngày 6/5, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh đã xử phạt quản trị viên fanpage Thừa Thiên - Huế là Lê Quang H. (27 tuổi, trú ở thành phố Huế) 5 triệu đồng về hành vi đăng thông tin các ca lây nhiễm SARS-CoV-2 không có địa điểm, địa chỉ cụ thể, rõ ràng gây hoang mang cho cộng đồng...    

Ngày 10/5, Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông (Hà Nội) phạt 12,5 triệu đồng và yêu cầu gỡ bài viết đối với anh T.V.D. (sinh năm 1982, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) vì hành vi sử dụng tài khoản Facebook có tên "Hà Nội phố" để đăng tin "Hà Nội phố thông thoáng trong ngày đầu phong tỏa" kèm 1 video về trải nghiệm đường phố Hà Nội ngày 4/5/2021. Qua kiểm tra, Trung tâm Xử lý Tin giả Việt Nam khẳng định đó là hoang tin, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác chỉ đạo chống dịch COVID-19, và đặc biệt là gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong xã hội.    

Đây không phải là lần đầu tiên tin giả về dịch bệnh COVID-19 xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội tại Việt Nam. Theo thống kê của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), năm 2020, lực lượng chức năng đã xử lý hơn 1.000 trường hợp vi phạm trên mạng xã hội về đưa tin sai, bịa đặt về tình hình dịch COVID-19 ở nước ta.    

Tung tin giả một phần do người dùng mạng xã hội thiếu kiến thức pháp luật, thiếu cẩn trọng khi tạo và đưa tin trên các phương tiện truyền thông, vô tư chia sẻ thông tin không kiểm chứng nguồn gốc và tính chính xác của thông tin. Một mặt do người dùng mạng xã hội phần nào thiếu trách nhiệm, muốn nổi tiếng hay “câu like” (thích)… Song cũng không thể loại trừ khả năng: tung tin giả là chiêu bài có kịch bản của các thế lực thù địch, với âm mưu thâm hiểm là tạo bất ổn trật tự xã hội, gây khó khăn và phá hoại các nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 vốn rất thành công của Đảng và Nhà nước ta. Nói thẳng, suy cho cùng, đó chính là một kiểu diễn biến hòa bình nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Âm mưu này đang bị nhận diện và cần phải bị nghiêm trị.    

Sự nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch toàn cầu tới nay ai cũng rõ, song còn một loại virus khác mang trong mình độc tố và tốc độ lây lan cũng vô cùng khủng khiếp – đó chính là “Virus Tin giả”. Nạn nhân của con virus này không phải là các ca dương tính, mà là khủng hoảng niềm tin, bất ổn xã hội và làm xói mòn nỗ lực chống dịch ngày đêm của biết bao con người.     

Hệ lụy từ tin giả là vô cùng nghiêm trọng. Chính vì thế, việc đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn này phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Khi tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội, mỗi người dân nên kiểm chứng nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác, thận trọng. Khi phát hiện tin giả, người dân cần thông báo về Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam thông qua website: http://tingia.gov.vn; email: online.abei@mic.gov.vn; số điện thoại 18008108.    

Cả nước đang ra trận. Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 chắc chắn còn rất nhiều thử thách, khó khăn. Giờ chính là thời điểm mỗi người chúng ta thể hiện ý thức trách nhiệm công dân, đoàn kết sẻ chia vì mục tiêu chung là khống chế thành công đại dịch, mà cũng là vì sức khỏe và sự bình yên của gia đình, người thân mỗi chúng ta. Hành động giản đơn và thiết thực lúc này là nói “Không” với fake news và cùng chung tay ngăn chặn “Virus Tin giả.                                                   Đt st



ĐỪNG SO SÁNH

Những Người lính vốn dĩ rất kiệm lời Đất ở rộng trải núi cao, rừng thẳm Nhà từ Bắc vô Nam thì to lắm Giường nằm thì “lộng lẫy” biết đong đưa. Xe chúng tôi chạy suốt cả nắng mưa Loại xế hộp ở trên đầu che bạt Cơm nhiều món đựng chung vào một bát Có “chân dài” dưới suối nhảy hát ca... Mọi người dân đều là Mẹ là cha Ở khắp chốn đều là nhà tôi ở Đêm lắng lại nhọc nhằn xen tiếng thở Nén lòng mình mang nỗi nhớ riêng tư. So sánh chúng tôi với những ai khác Đừng so thế hãy nhìn từ mọi góc Chúng tôi được dạy chẳng bao giờ được khóc Phải biến nước mắt thành hành động để giúp Dân. Đâu khó khăn là chúng tôi sẽ hành quân Khi dịch bệnh, hay thiên tai vần vũ Sẻ cơm bữa, nhường giường cho Dân ngủ Vững chân tình khổ mấy cũng vượt qua. Người lính kiên cường bước chân giữa bao la Mặc ai đó được khen là thần tượng Cứ cống hiến, sống hết mình mới “sướng” Chẳng lợi danh, không hào nhoáng tung hô. Quân phục xanh màu chúng tôi mãi điểm tô Luôn giản dị không phô trương màu sắc Kệ danh lợi, cuộc sống nghèo cũng mặc Nguyện sống hết mình góp vững chắc Việt Nam! Nguồn: HÀ NHUNG. TK - ST.

CHÍNH PHỦ ĐỒNG Ý MUA BỔ SUNG GẦN 20 TRIỆU LIỀU VACCINE CỦA PFIZER

 


Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP về mua bổ sung vaccine phòng COVID-19 BNT162 của Pfizer.

Phòng chống sản phẩm văn hóa độc hại và các tệ nạn xã hội

Các sản phẩm văn hóa độc hại, phản văn hóa, phản động và các tệ nạn xã hội nếu xâm nhập vào các cơ quan, đơn vị sẽ gây tác hại khôn lường. Nó không chỉ làm cho đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, chiến sĩ bị vẩn đục mà còn dẫn đến tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, chiến sĩ; là mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta.

 Nhận thức được sự nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đó, trong thời gian qua, lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Quân đội nói chung, Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) nói riêng đã có nhiều chủ trương, giải pháp tích cực, tập trung xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; xây dựng nhiều quy chế, quy định trong quản lý kiểm duyệt, sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, các xuất bản phẩm, các nội dung sinh hoạt văn hóa, văn nghệ... kiện toàn và phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, nhất là Phòng truyền thống, Phòng Hồ Chí Minh, Thư viện, phòng đọc ở các cơ quan, đơn vị. Nhờ đó đã chủ động ngăn chặn sự thâm nhập, ảnh hưởng của các sản phẩm văn hóa độc hại; không để các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá chúng ta.

Tuy nhiên, ở một số cơ quan, đơn vị, triển khai nội dung này chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn những hạn chế nhất định. Nhiều cán bộ, chiến sĩ chưa nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ này; năng lực nhận biết, phân loại, khắc phục tác hại của các sản phẩm văn hóa độc hại... vẫn còn mức độ. Nội dung, hình thức một số hoạt động xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh chậm đổi mới, thiếu sáng tạo, chưa lôi cuốn cán bộ, chiến sĩ tham gia. Hoạt động của một số thiết chế văn hóa (Phòng Hồ Chí Minh, Thư viện, phòng đọc) chưa hiệu quả, còn nhiều hạn chế.

Để nâng cao hiệu quả việc phòng, chống các sản phẩm văn hóa độc hại, phản văn hóa, phản động và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào các cơ quan, đơn vị, trước hết, phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho cán bộ, chiến sĩ, gắn với việc chủ động ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ các sản phẩm văn hóa độc hại.

Tập trung nâng cao ý thức chính trị, đạo đức, pháp luật, trình độ thẩm mỹ cho cán bộ, chiến sĩ; chú trọng nâng cao nhận thức về Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho bộ đội có giác ngộ sâu sắc về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ chính trị, về các giá trị văn hóa tiêu biểu của Đảng, của dân tộc, của Quân đội; bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ về cảm xúc, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ lành mạnh, từ đó nâng cao khả năng xem xét, đánh giá các giá trị thẩm mỹ, biết phân biệt và đấu tranh ngăn ngừa, loại bỏ những thị hiếu thẩm mỹ lệch lạc, phản động, trái với thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.

Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, tạo nên sức hấp dẫn, lối cuốn đối với cán bộ, chiến sĩ; tập trung xây dựng, bồi dưỡng để mỗi cán bộ, chiến sĩ là người sống có văn hóa, mỗi cơ quan, đơn vị là một tập thể sống có văn hóa. Đó không chỉ là việc thực hiện nền nếp chính quy, xây dựng cơ quan, đơn vị có cảnh quan, môi trường xanh-sạch-đẹp mà phải là sự biến đổi về chất trên mọi mặt của đời sống bộ đội, từ nơi ăn, ở, học tập, lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, đến phương pháp, tác phong làm việc, phương pháp đối nhân xử thế, quan hệ trên dưới, quan hệ đồng chí, đồng đội, quan hệ quân dân...

Trong xây dựng đời sống văn hóa mới cần chú trọng nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa văn nghệ, nhất là ở các đơn vị cơ sở; thường xuyên gắn hoạt động văn hóa, văn nghệ với các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, hoạt động huấn luyện, SSCĐ...; tuyệt đối không để xuất hiện các khoảng trống để các sản phẩm văn hóa độc hại có cơ hội xâm nhập.

Xây dựng môi trường văn hóa ở cơ quan, đơn vị thật sự trong sạch, lành mạnh là một trong những giải pháp tối ưu để phòng, chống các sản phẩm văn hóa độc hại... xâm nhập vào từng cơ quan, đơn vị; góp phần khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, đánh bại chiến lược Diễn biến hòa bình, phi chính trị hóa quân đội của các thế lực thù địch.

Chúng ta phải làm gì để không rơi vào cái “bẫy” “phi chính trị hóa” của các thế lực thù địch!

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh vào những năm 90 của thế kỷ XX, Quân đội Liên Xô thiếu cảnh giác nên đã rơi vào cái “bẫy” “phi chính trị hóa” của các thế lực thù địch mà tự rời xa nguyên tắc xây dựng Quân đội về chính trị, xóa bỏ cơ chế Đảng Cộng sản lãnh đạo Quân đội, nên không còn là lực lượng chính trị, công cụ bạo lực sắc bén, tin cậy của Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên Xô nữa. Đây là một trong những nguyên nhân rất quan trọng làm cho Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-Viết tan rã, chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ.

Để không mắc vào những “cạm bẫy” của kẻ xấu trong mũi công kích kiểu mới của các thế lực thù địch phản động, trước tiên các cơ quan đơn vị trong Quân chủng cần đề cao cảnh giác trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là những nhiệm vụ có liên quan đến đời sống xã hội như tham gia giúp dân, giúp đỡ chính quyền địa phương hay giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao dân sự. Luôn chú trọng chấn chỉnh, tuyên truyền để mọi quân nhân chấp hành nghiêm các quy định về lễ tiết, tác phong, phong cách quân nhân ở mọi lúc, mọi nơi. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ngoài doanh trại có sử dụng phương tiện của Quân đội, mang trang phục quân nhân, cần tránh xa khu vực “nhạy cảm”, chấp hành nghiêm quy định của Quân đội về mang mặc và sử dụng phương tiện khi đi công tác. Đặc biệt, không đưa các hình ảnh, clip trong thực hiện nhiệm vụ lên Internet và xử lý nghiêm với quân nhân vi phạm theo đúng quy định.

Mạng xã hội là một sân chơi hai mặt đối với chúng ta. Đối với các quân nhân trẻ, nó cũng kéo theo rất nhiều hệ lụy khi các bạn không biết kiểm soát chính mình. Nó đồng thời là một phương thức để kết nối con người với nhau nhưng cũng là công cụ truyền bá những tư tưởng và hình ảnh độc hại đến mọi người. Thông tin trên mạng là rất nhiều và rất dễ tiếp cận, nhưng nếu không biết chọn lọc thông tin và đưa thông tin thì bạn sẽ là “miếng mồi ngon” cho những kẻ có ý đồ xấu.

“Phi chính trị hóa” Quân đội là mục tiêu lớn của các thế lực thù địch, phản động. Để phục vụ mục tiêu đen tối ấy, hàng ngày, hàng giờ chúng lại tận dụng những khía cạnh rất nhỏ như ăn mặc, giao tiếp của quân nhân trong đời sống xã hội để thổi phồng, bóp méo. Do vậy, chúng ta cần cảnh giác cao độ bằng việc chấp hành nghiêm điều lệnh, điều lệ, quy định của Quân đội, nhất là những hoạt động có liên quan đến mạng xã hội.

Mũi công kích kiểu mới hòng "Phi chính trị hóa Quân đội"

    Trên các trang mạng xã hội gần đây, tần suất xuất hiện ngày càng nhiều các hình ảnh, clip (hoặc thật, hoặc cố ý cắt ghép) với những động tác, tác phong chưa đúng mực của quân nhân, hoặc ít nhiều liên quan đến Quân đội ta. Đa phần các hình ảnh, clip này được kèm theo những lời tựa, nội dung lăng mạ: Bộ đội quay lưng lại với Đảng; bộ đội không còn tôn kính hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”… Tại sao lại như vậy?

    Dù bị thất bại nặng nề trong dã tâm thực hiện làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, hòng làm cho Quân đội ta biến chất, không còn là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, Nhà nước trong quá trình   “góp ý” xây dựng Hiến pháp 2013, các thế lực thù địch, phản động vẫn chưa khi nào thôi ảo vọng “Phi chính trị hóa” Quân đội. Hiện nay, thủ đoạn của chúng đã mới hơn, xảo quyệt, tinh vi hơn, song mục đích vẫn nhằm tách Quân đội ta ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, đối lập Quân đội với Đảng, nhân dân, làm cho Quân đội biến chất về chính trị, xa rời hệ tư tưởng cách mạng, tạo khoảng trống về ý thức hệ tư tưởng.

    Không chỉ thúc đẩy “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” trong nội bộ khi lập hàng ngàn tài khoản mạo danh trên mạng xã hội để đả kích, lên án các lãnh đạo các cấp trong Quân đội, các thế lực thù địch, phản động còn “tung hỏa mù” bằng các bài viết, hình ảnh, clip được cắt ghép tinh vi, dàn dựng công phu hòng làm mất phương hướng chính trị của Quân đội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Quân đội, phục vụ cho mục đích lâu dài là “Phi chính trị hóa” Quân đội.

    Chúng ra sức bôi nhọ, nói xấu, đòi xóa bỏ hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội. Đồng thời, họ dựng chuyện, bóp méo các sự kiện lịch sử có Quân đội tham gia. Họ không ngớt thổi phồng khuyết điểm của một vài đơn vị Quân đội và một bộ phận quân nhân trong quá trình làm nhiệm vụ, tham gia giao thông, tham gia các sự kiện. Không những vậy, họ còn hạ thấp uy tín của lãnh đạo Quân đội qua các thời kỳ; tuyên truyền xuyên tạc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta đối với Quân đội trong một số sự kiện. Chúng lợi dụng triệt để sự bất mãn của một số cán bộ Quân đội trong đó có một số cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu, thoái hóa, biến chất để tuyên truyền xuyên tạc nói xấu Đảng hòng làm cho Quân đội mất uy tín trong nhân dân, hạ thấp vị thế của Quân đội trong xã hội... từ đó mà vô hiệu hóa vai trò của Quân đội trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng.

    Các thế lực thù địch ra sức rêu rao rằng Quân đội “chỉ là của quốc gia, dân tộc, không cần đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái nào, lực lượng chính trị nào”. Để nhấn mạnh thêm các luận điểm trên, chúng còn đặt vấn đề Quân đội ta cần phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của quốc gia dân tộc, đề cao khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết”, “vì quốc gia dân tộc”, “vì nhân dân” trong mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội. Chúng bày tỏ “thiện chí” kiên trì “khuyên bảo” chúng ta cần phải thực hiện “chuyên nghiệp hóa” Quân đội càng sớm càng tốt. Chúng cho rằng, Việt Nam cần phải nhìn vào quân đội của các nước tư sản khác mà noi theo, cần phải “học tập kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang theo mô hình của quân đội tư sản”, chứ chủ nghĩa xã hội sớm muộn cũng bị diệt vong. Đó là lý luận viển vông, thiếu cơ sở khoa học và hết sức phản động.

Chị Trà gác việc nhà, xông pha chống dịch

            “Mẹ ơi! Mấy hôm nay, em ta tối nào cũng ngủ muộn, tỉnh dậy là gọi mẹ, cứ hỏi mẹ đâu rồi, sao chưa về với em?! Mà dạo này em lười ăn lắm. Mẹ cố làm xong công việc đơn vị sớm về với em và con nhé”.

Mấy tuần nay, trước khi ngủ, tối nào Thượng úy QNCN Hoàng Thị Trà, nhân viên quân y, Ban Quân y, Phòng Hậu cần, Bộ Tham mưu Quân khu 4 cũng nghe cậu con trai 9 tuổi “mách” qua điện thoại như vậy. Chị cố gắng động viên con, dỗ dành bằng những lời yêu thương để các con yên tâm đi ngủ nhưng đôi mắt chị lại ngấn nước. Thương con, chị càng hứa với lòng mình dù công việc có vất vả, bận rộn cũng phải cùng đồng đội làm thật tốt, chung tay phòng, chống dịch (PCD) Covid-19.

Thời gian này, thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội trên địa bàn TP Vinh (Nghệ An), chị Trà cùng đồng đội phải ở lại trực tại đơn vị; con cái, công việc gia đình phải nhờ ông bà trông coi. Công việc thường ngày vốn đã bận bịu, khi dịch Covid-19 xuất hiện trên địa bàn đóng quân, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế các chị càng thêm vất vả.

So với cán bộ, nhân viên trong đơn vị, chị Trà gặp khó khăn hơn cả vì hai con trai còn nhỏ, chồng là bộ đội nên cũng trực thường xuyên, bố đẻ chị Trà lại bị bệnh tim. Hằng ngày, chị vừa chủ động sắp xếp công việc đơn vị hợp lý, bảo đảm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cán bộ, chiến sĩ, vừa tham gia PCD Covid-19. Tranh thủ thời gian nghỉ ngơi, chị đăng ký tăng cường cho nhà bếp làm nuôi quân... Công việc nào chị cũng tròn vai.

Thượng úy QNCN Hoàng Thị Trà bộc bạch: So với các đồng đội thực hiện nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch, chúng tôi còn may mắn hơn nhiều. Thời tiết xứ Nghệ nắng như đổ lửa, nghĩ đến anh chị em đồng nghiệp vất vả quá mà thương. Từ tâm niệm đó, công việc hằng ngày ở đơn vị dù khó khăn đến mấy, chị Trà cũng xác định rõ trách nhiệm, quyết tâm hoàn thành tốt, không quản ngại ngày đêm thăm khám, sàng lọc, theo dõi sức khỏe cán bộ, chiến sĩ đơn vị; tiến hành phun khử khuẩn, cấp phát khẩu trang, tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt quy định 5K. Bây giờ toàn dân, toàn quân đang căng mình chống dịch, dù thương nhớ các con chúng tôi cũng phải gác việc gia đình một bên để yên tâm công tác, nhờ cậy ông bà nuôi dạy các cháu khi bố mẹ vắng nhà, chị Trà trải lòng.  

Được biết, năm 2010, sau khi tốt nghiệp trường trung cấp y, chị Trà về công tác tại Phòng Hậu cần, Bộ Tham mưu, Quân khu 4. Quân số đông, công việc bận rộn nhưng chị luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Chồng chị công tác ở đơn vị cảnh vệ của quân khu, thời gian bận rộn, mọi công việc gia đình chủ yếu do chị đảm nhiệm. Hai con của anh chị đều chăm ngoan, học giỏi. Chia tay chị Trà, chúng tôi thấu hiểu những vất vả, hy sinh thầm lặng của chị cùng bao đồng đội khác đang ra sức PCD, góp phần cùng cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu 4 đẩy lùi dịch Covid-19, để cuộc sống của nhân dân sớm trở lại bình thường.

Chị Trà gác việc nhà, xông pha chống dịch
Thượng úy QNCN Hoàng Thị Trà thăm khám, theo dõi sức khỏe cho cán bộ trong đơn vị. 

Tự tin đón nhận nhiệm vụ mới

Sau một thời gian khá dài vợ chồng xa cách, để “hợp lý hóa” gia đình, Thiếu tá Lê Thị Thanh Hồng đã bén duyên với nhiệm vụ mới, thực hiện chức trách, nhiệm vụ Trợ lý công đoàn-phụ nữ, Học viện Hậu cần (HVHC). Bằng nhiệt huyết và tinh thần cầu thị, ham học hỏi, chị Lê Thị Thanh Hồng ngày càng khẳng định thế mạnh của bản thân.

Năm 2003, tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm chuyên ngành Ngữ văn với tấm bằng giỏi, Lê Thị Thanh Hồng được giữ lại làm giảng viên nhà trường. 3 năm sau, chị có bước ngoặt lớn của cuộc đời khi quyết định đầu quân về Trường Sĩ quan Lục quân 2, làm giảng viên Bộ môn Văn Khoa cơ bản. Giảng viên trẻ Lê Thị Thanh Hồng đã “hớp hồn” Đại úy Trần Nam Cường-là quản lý học viên lớp chị dạy ngay buổi đầu lên lớp. Để rồi mỗi ngày, chàng sĩ quan trẻ lại mong ngóng đến giờ lên lớp của giảng viên Hồng. Sự nhiệt tình theo dõi giờ học của chàng sĩ quan trẻ nói giọng Bắc ấm áp làm Hồng tò mò, chú ý. Theo thời gian, tình cảm của cả hai lớn dần lúc nào không biết. Năm 2009, được sự vun vào của đồng chí đồng đội, bố mẹ hai bên, đám cưới của Cường-Hồng được tổ chức tại đơn vị.Cậu con trai Trần Nguyên Kiệt tròn một tuổi, chồng chị được đơn vị cử đi học hoàn thiện tại Học viện Chính trị (Hà Nội). Đó cũng là bắt đầu cho khoảng thời gian chồng Bắc vợ Nam đằng đẵng xa nhau. Kết thúc hai năm học, anh Cường được điều chuyển về Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị nhận công tác. Chị Hồng nhẩm tính: Cộng cả khoảng thời gian anh ấy đi học, rồi nhận công tác tại Hà Nội, đến khi gia đình đoàn tụ cũng mất tới 9 năm. Trong khoảng thời gian đó, số lần anh Cường tranh thủ về thăm nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có những lúc con ốm, việc cơ quan dồn dập, nhưng chị không một lời kêu ca, phàn nàn. Cậu con trai 5 tuổi, anh chị hạnh phúc chờ đón thành viên thứ hai. Chị Hồng nhớ lại, ngày cô con gái Trần Phương Thảo chào đời, chồng chị đang thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, trong khi nội ngoại đều ở xa, bên chị chỉ có đồng đội. Khi con gái tròn một tháng tuổi, bố con mới biết mặt nhau mừng mừng, tủi tủi. Thương vợ vất vả, anh động viên chị ra Bắc để gia đình ổn định. Sau nhiều lần đấu tranh tư tưởng, năm 2019, chị Hồng mới quyết định chuyển công tác. 

Nhớ lại những ngày đầu về nhận công tác tại HVHC, môi trường mới, nhiệm vụ mới, chị Hồng bảo: “Đó là khoảng thời gian tôi phải đấu tranh với bản thân ghê lắm. 14 năm đứng trên bục giảng, nay tôi chuyển sang nhiệm vụ mới nên không tránh khỏi những hụt hẫng, bâng khuâng. May mắn tôi có người chồng luôn thấu hiểu và đồng hành trong cuộc sống. Anh đã phân tích, động viên tôi khắc phục khó khăn, tự tin thực hiện nhiệm vụ tổ chức phân công”.

Nỗi nhớ đơn vị cũ cũng dần nguôi ngoai, trong vai trò “thủ lĩnh” đoàn viên công đoàn và phụ nữ của HVHC, Thiếu tá Lê Thị Thanh Hồng hăng hái với công việc mới. Quan điểm của chị đặt ra: Hoạt động công đoàn và phụ nữ HVHC muốn thực chất, hiệu quả phải hướng tới quan tâm, chăm lo đời sống cho cán bộ, đoàn viên, hội viên. Cùng với đó, chị chủ động tham mưu với Đảng ủy, Ban Giám đốc học viện tổ chức, triển khai nhiều hoạt động phong trào như: Đền ơn đáp nghĩa; thăm hỏi, tặng quà các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; gia đình quân nhân hiếm muộn...

Cứ vậy, hoạt động phụ nữ và công đoàn học viện ngày càng có sức lan tỏa sâu rộng và thu hút đông đảo hội viên, đoàn viên tham gia. Tính đến nay, sau hai năm phụ trách công tác công đoàn-phụ nữ HVHC, phong trào quần chúng học viện đã triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa: Xây được hai mái ấm công đoàn tặng hai đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở; 6 trường hợp vô sinh hiếm muộn đang công tác tại học viện nhận được sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng; tổ chức nhiều đợt thăm, tặng quà gia đình thương binh-liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên...

Cùng với xây dựng hoạt động phong trào quần chúng, chị Hồng dành nhiều thời gian cho công tác nghiên cứu khoa học. Nói về giải nhất Tuổi trẻ sáng tạo năm 2021 với đề tài “Giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong việc phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên nữ HVHC”, Thiếu tá Lê Thị Thanh Hồng cho biết: “Ở HVHC, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của chị em, công tác quy hoạch cán bộ nữ luôn được Đảng ủy, Ban Giám đốc học viện quan tâm, tạo điều kiện. Hiện học viện có một nữ tham gia Đảng ủy, số đảng viên nữ tham gia cấp ủy các cấp chiếm 2,82% tổng số cán bộ, hội viên nữ; có 13/319 cán bộ nữ giữ cương vị lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc... Kết quả trên là một trong những động lực quan trọng để tôi thêm quyết tâm nghiên cứu”.

Khi trò chuyện cùng chúng tôi, Thiếu tá Lê Thị Thanh Hồng khiêm tốn cho rằng: “Những thành công mà tôi đạt được đều nhờ vào sự động viên của một nửa yêu thương; sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và sự ủng hộ nhiệt tình của đồng chí đồng đội”.

Tự tin đón nhận nhiệm vụ mới
Thiếu tá Lê Thị Thanh Hồng (ngoài cùng bên trái) cùng đồng đội. 


Tấm gương cho thế hệ kế cận, kế tiếp

        Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đã chỉ rõ: Chúng ta đang ở giai đoạn chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong chiến tranh, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước XHCN sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hòa bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau. Chính vì vậy, việc giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng chuyên sâu vào từng lĩnh vực, từng thuộc tính của phẩm chất, năng lực CB, ĐV cần được coi trọng thường xuyên, góp phần bảo đảm tính kế thừa và phát huy trong hệ tư tưởng, đạo đức cách mạng của các thế hệ. Lấy những bài học, kinh nghiệm đúc kết từ lịch sử và thực tiễn xây dựng, chỉnh đốn Đảng truyền thụ cho thế hệ cán bộ trẻ, cán bộ kế cận, kế tiếp là công việc thường xuyên, thường ngày trong cấp ủy, tổ chức đảng các cấp. Cán bộ chủ trì, người đứng đầu các cấp trong hệ thống chính trị tuyệt đối không được coi nhẹ, lơ là, né tránh khuyết điểm. Những gì chúng ta thể hiện hôm nay chính là tấm gương cho thế hệ kế cận, kế tiếp. Một tấm gương phẳng, trong sáng, trong sạch sẽ cho hình ảnh chân thực; ngược lại, sự giấu giếm, cầu an, lắt léo kiểu “lươn, chạch” sẽ cho ra những hình ảnh méo mó, phản tác dụng. Chúng ta nhận được quả ngọt hay trái đắng sau khi rời vị trí công tác trở về với đời thường là do chính nhân quả chúng ta gieo và gặt trong quá trình làm công bộc của dân. Ngăn ngừa suy thoái, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” phải đi từ những việc rất cụ thể hằng ngày, hằng giờ như thế chứ không phải là lý thuyết suông, giáo điều, quan liêu...

Bệnh sính bằng cấp - cần điều trị từ gốc rễ

Câu chuyện sính bằng cấp nhiều năm gần đây luôn là vấn đề nóng trong cộng đồng xã hội, nhất là trên không gian mạng.

Nhiều ý kiến đa chiều, nhưng bao trùm vẫn là luồng ý kiến bày tỏ sự băn khoăn trước nạn “chạy bằng cấp” và hiện thực có phần vô lý về việc phải “lo” bằng cấp một cách hình thức, mà ít chú trọng đến năng lực thật của cán bộ trong quá trình đánh giá, sử dụng.

Mới đây, một cán bộ nọ “ới” tôi qua điện thoại: “Cuối tuần, đồng chí phải sắp xếp về liên hoan với tôi nhé. Tôi vừa tậu thêm một cái bằng đỏ au nữa rồi đấy!”.

Nói rồi, anh kể về quá trình vừa học, vừa làm của mình. Vất vả, gian nan lắm, nhưng phải cố gắng theo đuổi đến cùng để có cái bằng không thể thiếu trong tiêu chí bổ nhiệm cương vị mới.

Câu chuyện tương tự như trên giờ diễn ra khá phổ biến, như thể cán bộ đang phải chạy đua kiếm tìm bằng cấp. Bởi lẽ, nếu cán bộ không sớm lên kế hoạch, tranh thủ thời cơ đi học cho đầy đủ bằng cấp thì dù có năng lực, thậm chí là có tài năng thì vẫn rất dễ rơi vào nguy cơ “giậm chân tại chỗ”. Hơn thế, có thêm bằng cấp, chứng chỉ là thêm phần danh giá, như thể con người ta được cộng đồng, tổ chức, dòng họ coi trọng hơn. Chính cái tâm lý xã hội ấy và tình trạng đề cao tiêu chí về bằng cấp, đã biến không ít cán bộ, đảng viên, công chức trở thành “nạn nhân” trên dặm dài kiếm tìm, chinh phục các loại bằng cấp, chứng chỉ. Ai cũng háo hức đi học, hoặc “ngậm đắng nuốt cay”, khắc phục mọi khó khăn để “theo nghiệp đèn sách”, đặng lấy được những loại giấy tờ để làm... tiền đề cho danh vọng. Cùng với đó là hệ lụy về nạn "chạy bằng", mua bằng, làm bằng cấp giả... gây nhức nhối xã hội; hay tình trạng cán bộ đua nhau ra nước ngoài “tìm kiếm bằng cấp”, dẫn đến một thực tế là hàng chục nghìn văn bằng quốc tế chưa đủ, hoặc không đủ điều kiện được công nhận, mặc dù người học đã bỏ ra chi phí rất lớn để sở hữu tấm bằng này.

Thực tế cho thấy, học là việc thiết yếu đối với mỗi con người nói chung, cán bộ nói riêng. Nó giúp cán bộ bồi đắp kiến thức, làm giàu tri thức, từ đó mà nâng cao năng lực, kỹ năng công tác, tạo thêm những giá trị nhân cách làm người, làm cán bộ. Và, theo ý nghĩa đích thực, tích cực thì bằng cấp là sự xác nhận có tính chất pháp lý, động lực phấn đấu cần thiết của các cá nhân trong quá trình tích lũy, học tập, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Thế nhưng, nếu nhầm tưởng giữa việc học với việc thực hiện mục tiêu lấy bằng cấp; lẫn lộn giữa cái đích học để tiến bộ với học để tạo cái danh hão, cái vỏ bọc để tiến thân thì đó quả là một sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng!

Trong thực tiễn, có không ít cán bộ dù không nhiều bằng cấp nhưng sự trải nghiệm từ thực tiễn công tác, đúc rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc đã giúp họ trở thành những nhân tài của đất nước. Họ lăn lộn vào thực tiễn và được thực tiễn rèn giũa, kiểm nghiệm. Cũng qua đó, họ trở thành các cán bộ xuất sắc vì được học ở đồng đội, ở nhân dân, học qua công việc được giao trên cơ sở nền tảng lý luận cơ bản. Thế nhưng đáng buồn là hiện nay vẫn còn những cán bộ tài năng, đức độ, được đồng đội, đồng nghiệp nể phục, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ chức đoàn thể giao phó, nhưng vì nhiều lý do khác nhau lại không có điều kiện bảo đảm các tiêu chuẩn, tiêu chí về bằng cấp, chứng chỉ nên buộc phải an phận với những vị trí công tác không hề tương xứng. Bấy giờ, không ít ý kiến thẳng thắn, bày tỏ tiếc nuối: Đáng ra đồng chí ấy phải phát triển cao hơn; đáng ra tổ chức phải trọng dụng anh ấy. Đó là một sự lãng phí về nguồn lực con người.

Nói đến đây, chúng ta có thể liên tưởng về việc áp đặt tiêu chí bằng cấp chẳng khác gì một chiếc còng, vô tình trói buộc chính đội ngũ cán bộ. Thế nhưng trong thực tế, nhiều cán bộ chỉ dám rỉ tai nhau, chứ chưa dám thể hiện chính kiến, đề xuất với cấp có thẩm quyền về việc phải sớm nghiên cứu, tiếp thu, điều chỉnh các quy định một cách phù hợp. Thậm chí, nhiều cán bộ còn "mũ ni che tai", chấp nhận hiện tượng sính bằng cấp một cách đầy nghịch lý.

Việc trọng bằng cấp là một trong những nguyên nhân khiến hiện tượng dùng bằng giả và "chạy bằng cấp" đã và đang nở rộ; trở thành biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống được Ban Chấp hành Trung ương xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Không ít câu chuyện về bằng cấp của cán bộ gây nhức nhối dư luận và tạo ra gam màu tối trong xã hội. Từ nguồn tin của quần chúng và qua thanh tra, kiểm tra, các cơ quan, tổ chức đã phát hiện nhiều người sử dụng bằng giả để được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước, được thăng quan tiến chức, leo cao, chui sâu vào hệ thống chính trị. Với vi phạm này, nhiều cán bộ đã bị cách chức, giáng chức, buộc chuyển công tác và bị xử lý kỷ luật một cách nghiêm khắc; nhưng xem ra việc giải quyết thực trạng này mới ở phần ngọn. Vì vậy, việc chống tư duy sính bằng cấp, hành vi "chạy bằng", làm bằng giả cần phải có biện pháp có tính toàn diện, giải quyết vấn đề từ gốc rễ; mà trước hết phải bắt đầu từ việc sớm thay đổi tư duy, cung cách ứng xử của con người đối với bằng cấp.

Thiên thần áo trắng ngày ngủ 4 tiếng

Hơn 3h sáng 8/8, bác sĩ Đào Nguyễn Phương Linh vẫn trằn trọc không thể ngủ, bởi những cuộc gọi, tin nhắn từ đồng nghiệp và bệnh nhân vang lên liên hồi. Ít ai biết rằng, một tuần qua, chị cũng là bệnh nhân F0.

Bác sĩ Đào Nguyễn Phương Linh công tác tại Khoa Sơ sinh, là nữ bác sĩ duy nhất trong đoàn của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chi viện cho Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 2 (phường Tân Thời Nhất, quận 12).

Tôi chuyển dương (nhiễm Covid-19) đã 7 ngày rồi, bác sĩ Linh tâm sự. Trước đó, chị thỉnh thoảng vẫn viết những dòng cảm xúc lên mạng xã hội, nhưng tuyệt nhiên không nhắc đến việc bị phơi nhiễm. Bởi chị không muốn người thân lo lắng và cũng sợ ảnh hưởng đến không khí chung.

Ở bệnh viện, việc nhân viên y tế bị phơi nhiễm không phải chuyện hiếm gặp. Những đồng đội trước đó của chị khi trở thành F0 đều được chuyển đi cách ly, đến lượt mình, chị nhất quyết từ chối. Bởi ở đây, chị còn có nhiều việc phải làm, để hỗ trợ đồng nghiệp và giúp đỡ bệnh nhân.

Bác sĩ Linh bày tỏ:”Khi một người 'giải giáp' (cách nói vui của đội ngũ y tế khi có người bị nhiễm Covid-19) là công việc nhân lên. Tôi không đi cách ly, dù không tiếp xúc trực tiếp thì tôi vẫn có thể làm được rất nhiều chuyện”.

Mỗi ngày, chị vẫn chỉ ngủ 4 tiếng như thường lệ. Chị lập danh sách bệnh nhân xuất viện, tư vấn cho họ đi về thế nào, ở nhà thì phải làm gì. Đối với những F0 khác, chị hỗ trợ tư vấn bệnh, thủ tục chuyển phòng cho những nhân viên y tế nhiễm bệnh... Thời gian rảnh còn lại, chị đọc tài liệu để chuẩn bị chuyển sang tầng cao hơn, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng. Nếu bảo tôi ngồi yên cũng không được, vì việc cứ tự nhiên đến, chị Linh kể.

Ngày 8/8, chị cùng các đồng nghiệp ở Bệnh viện viện Đại học Y Dược TP.HCM sẽ rút khỏi Bệnh viện dã chiến số 2. Kết thúc trận chiến đầu tiên trong mùa dịch Covid-19 này. Sau đó, chị có thể sẽ bước vào trận chiến mới, cam go, phức tạp hơn nơi đây.

Những trái tim nhân hậu giữa mua dịch

Không chỉ giúp nhiều lao động nghèo, sinh viên mắc kẹt lại Hà Nội có chỗ ở miễn phí, chị Hạnh còn không lấy tiền điện, nước, hỗ trợ họ một số nhu yếu phẩm.

Vừa hoàn thiện nhà, chuẩn bị cho thuê, chị Nguyễn Thị Hạnh (32 tuổi, ngụ phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) phải ngừng mọi kế hoạch vì Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội do làn sóng dịch thứ 4 bùng phát.

Theo dõi mạng xã hội, thấy nhiều hoàn cảnh gặp khó khăn, không có chỗ ở trong thời điểm này, đầu tháng 8, chị Hạnh bàn với chồng sử dụng khu nhà mới xây làm nơi ở miễn phí cho những người cần.

"Dịch bệnh thế này, nhà tôi xây xong để không cũng phí nên nếu có thể giúp được người khác thì rất tốt. Sau khi xin ý kiến và được sự ủng hộ của phía chính quyền phường, tôi nhanh chóng thông báo về kế hoạch qua mạng xã hội", chị Hạnh nói.

Chỉ sau ít ngày, bà chủ trọ bắt đầu nhận được những cuộc điện thoại nhờ giúp đỡ.

Tính đến 14/8, gần như các phòng của tòa nhà đã có người đến ở, mỗi phòng có 1-2 người, chủ yếu là lao động khó khăn, sinh viên bị kẹt lại Hà Nội và gặp vấn đề về chỗ trọ.Vì mỗi phòng được thiết kế dạng chung cư mini khép kín, rộng khoảng 20 m2, đầy đủ tiện ích như nhà vệ sinh, khu phơi đồ, bình nóng lạnh, điều hòa, bếp và một số đồ cơ bản, khách trọ đảm bảo được việc giãn cách, tránh tiếp xúc với người khác.

Không chỉ miễn phí chỗ ở, tiền điện, nước, chị Hạnh còn tặng một số nhu yếu phẩm như gạo, rau củ và đồ dùng cá nhân cho những người mới chỉ gặp lần đầu.

"Mọi người đến đây cũng rất có ý thức khai báo y tế, chấp hành các quy định và giữ vệ sinh. Giữa thời điểm dịch bệnh khó khăn này, giúp được người khác trong khả năng của mình, vợ chồng tôi thấy rất hạnh phúc".

Ngoài hoạt động ý nghĩa, từ 31/7, chị Hạnh còn đứng lên kêu gọi, tặng thực phẩm cho nhiều hộ khó khăn và cùng một số bạn bè nấu các suất ăn trưa, tối cho 5 chốt kiểm soát dịch trên địa bàn, tổng cộng khoảng 100 suất/ngày.

Thi thoảng có chốt cần tăng cường trực đêm, chị và nhóm thiện nguyện cũng sẵn sàng chuẩn bị bữa phụ tiếp sức.

chu tro Ha Noi cho nguoi la o mien phi anh 1

Vợ chồng chị Hạnh cho người khó khăn vào ở miễn phí trong đại dịch.


Triệu trái tim, một ý chí

Sáng 14-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) trung ương (Hội đồng TĐKT trung ương), chủ trì hội nghị thường kỳ và cũng là hội nghị đầu tiên của Hội đồng TĐKT trung ương nhiệm kỳ 2021-2026.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận năm 2021 đã xảy ra đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ tư, với biến chủng mới của virus lây lan nhanh, mạnh, nguy hiểm, tác động xấu đến nhiều mặt đời sống, xã hội. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với tinh thần thi đua yêu nước, cả hệ thống chính trị cùng MTTQ, đoàn thể, nhân dân, doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn, thực hiện mục tiêu kép. Bên cạnh nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực. Kết quả trên cho thấy mỗi khi đất nước có khó khăn, tinh thần đại đoàn kết dân tộc lại được khơi dậy, khẳng định.

Đáng chú ý, tại hội nghị, Thủ tướng đã phát động phong trào thi đua đặc biệt "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng chống và chiến thắng đại dịch Covid-19". Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, các đơn vị, tổ chức, cơ quan, đoàn thể, các địa phương và nhân dân cả nước tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm.

Theo đó, toàn hệ thống chính trị tiếp tục tập trung vào công tác phòng chống dịch. Các cấp ủy, tổ chức Đảng tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19. Cấp ủy và chính quyền các cấp đề cao trách nhiệm nêu gương, tinh thần sáng tạo, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, chủ động, sáng tạo, linh hoạt, áp dụng đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch; kiểm soát tốt tình hình, có các phương án, kịch bản để kịp thời ứng phó trong mọi tình huống. Lực lượng chống dịch tuyến đầu tiếp tục thi đua, thể hiện ý chí "chân cứng đá mềm", trái tim nhiệt huyết, tấm lòng nhân ái, tận tâm, tận lực phục vụ đồng bào; đồng thời bảo đảm an toàn chống dịch. Doanh nghiệp, doanh nhân phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, đồng lòng, đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, duy trì và ổn định sản xuất kinh doanh, chăm lo việc làm, thu nhập và đời sống cho người lao động.

Các tầng lớp nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, thương nòi, "lá lành đùm lá rách", "mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người"; sẵn sàng hỗ trợ vượt qua khó khăn.

"Mỗi người dân là một chiến sĩ; mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương là một pháo đài chống dịch. Triệu trái tim, một ý chí, với sự ủng hộ, giúp đỡ của đồng bào ta ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế, nhất định chúng ta sẽ sớm chiến thắng đại dịch Covid-19. Đất nước sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường mới và nhân dân có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc" - Thủ tướng tin tưởng.

Nhiều điểm sáng, mô hình hay

Sáng 14-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) trung ương (Hội đồng TĐKT trung ương), chủ trì hội nghị thường kỳ và cũng là hội nghị đầu tiên của Hội đồng TĐKT trung ương nhiệm kỳ 2021-2026.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận năm 2021 đã xảy ra đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ tư, với biến chủng mới của virus lây lan nhanh, mạnh, nguy hiểm, tác động xấu đến nhiều mặt đời sống, xã hội. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với tinh thần thi đua yêu nước, cả hệ thống chính trị cùng MTTQ, đoàn thể, nhân dân, doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn, thực hiện mục tiêu kép. Bên cạnh nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực. Kết quả trên cho thấy mỗi khi đất nước có khó khăn, tinh thần đại đoàn kết dân tộc lại được khơi dậy, khẳng định.

Đoàn kết, chung sức vượt qua đại dịch - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động phong trào thi đua đặc biệt để đất nước nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường mới và nhân dân có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc 

Thủ tướng biểu dương nhiều mô hình mới, cách làm hay, nhiều gương điển hình tiên tiến, nhiều tấm lòng vàng trong thi đua phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội, như mô hình "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến", mô hình "ATM ôxy", "ATM gạo", "Siêu thị 0 đồng", "Suất cơm 0 đồng", mô hình cách ly "3 lớp", tháp nhiều tầng trong điều trị bệnh nhân; phương án thiết lập "vùng xanh" an toàn… Đặc biệt, miền Bắc đã và đang chi viện, hỗ trợ TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam trên tinh thần đoàn kết, tự giác, tự nguyện, tất cả vì miền Nam ruột thịt.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "càng khó khăn thì càng phải thi đua", tiếp tục thực hiện "Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết phòng chống đại dịch Covid-19" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng yêu cầu tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua, huy động sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, vận động các tầng lớp nhân dân, các ngành, các cấp tham gia phòng chống dịch; đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, vượt qua khó khăn, góp phần sớm kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch nước thăng quân hàm Trung tướng cho Quyền Tư lệnh Phòng không - Không quân

Sau khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Quyền Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân (từ tháng 4/2020), ông Vũ Văn Kha vừa được Chủ tịch nước ra quyết định thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng.

Trung tướng Vũ Văn Kha sinh năm 1963, quê quán huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp. Trình độ chuyên môn: Cử nhân Khoa học Quân sự.

Ông nhập ngũ năm 1980, sau đó đi học ngành Đào tạo lái máy bay quân sự ở Liên Xô. Giai đoạn 1994-1997, ông theo học lớp Chỉ huy tham mưu không quân cấp Chiến thuật - Chiến dịch tại Học viện Phòng không - Không quân.

Giai đoạn 2009-2014, ông là học viên đào tạo Chỉ huy tham mưu cấp Binh chủng hợp thành và Chỉ huy tham mưu cấp Chiến dịch - Chiến lược tại Học viện Quốc phòng. Năm 2015, ông tham gia lớp Bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cấp cao tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Quá trình quân ngũ, Trung tướng Vũ Văn Kha đã đảm nhiệm nhiều chức vụ như phi công Su 22, Biên đội trưởng, Phó Phi đội trưởng trong giai đoạn 1984-2008. Giai đoạn 2009-2017, ông giữ các chức vụ Phó Sư đoàn trưởng và Sư đoàn trưởng.

Năm 2017, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng và được bổ nhiệm chức vụ Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân. Từ tháng 8/2017 đến tháng 12/2019, ông là Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng.

Tháng 1/2020, ông được giao Phụ trách Tư lệnh Quân chủng. Từ tháng 4/2020 đến nay, Trung tướng Vũ Văn Kha được bổ nhiệm chức vụ Quyền Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.

Tháng 8/2021, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao quyết định thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng cho Quyền Tư lệnh Vũ Văn Kha.

Xử lý quán karaoke ngang nhiên đón khách giữa mùa dịch

         Thông tin từ UBND phường Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An cho biết, đã lập biên bản xử phạt đối với chủ kinh doanh quán karaoke và các khách vào hát tại quán này vì không chấp hành các quy định về phòng chống dịch.

        Cụ thể, chiều tối 14/8, tại quán karaoke Gia Đình, số 82, đường Phan Đăng Lưu, TP Vinh, tổ công tác đã bắt quả tang quán karaoke này mở cửa đón khách vào hát trực tiếp tại quán.

CẬP NHẬT DỊCH 15/8: Xử lý quán karaoke ngang nhiên đón khách giữa mùa dịch ảnh 4

13 khách ngồi uống bia, hát karaoke giữa mùa dịch

Thời điểm kiểm tra, trong quán có 13 khách đang ngồi uống bia, hát hò, không duy trì khoảng cách, vi phạm nghiêm trọng các quy định về phòng dịch, các khách chủ yếu đến từ tỉnh Hà Tĩnh. Phường Trường Thi đã tiến hành lập biên bản xử phạt đối với chủ quán karaoke và khách hát tại quán.

CẬP NHẬT DỊCH 15/8: Xử lý quán karaoke ngang nhiên đón khách giữa mùa dịch ảnh 5

Lập biên bản xử phạt

Cụ thể, đối với chủ quán đã vi phạm điểm c, khoản 3, điều 12 Nghị định 117 về "Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng". Phường Trường Thi đề xuất TP Vinh xử phạt 15 triệu đồng. Đối với 13 khách hát karaoke tại quán không chấp hành các biện pháp phòng dịch đã bị phường Trường Thi lập biên bản với tổng số tiền 26 triệu đồng.

Đây là quán karaoke đầu tiên trên địa bàn TP.Vinh bị xử phạt vì mở cửa trong mùa dịch.