Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

CẢM PHỤC CÁCH ÔNG CHA TA “NGHI BINH” ĐÁNH GIẶC

 

“Cưa cây nghi binh” tạo đường cơ động cho xe tăng
Tháng 1-1971, trong thế thua, bị động, đế quốc Mỹ và quân ngụy Sài Gòn mở cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” ra Đường 9-Nam Lào hòng cắt đứt tuyến vận chuyển chiến lược của ta, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc vào chiến trường miền Nam.
Trong cuộc hành quân này, Mỹ-ngụy tập trung một lượng lớn binh, hỏa lực, lúc cao nhất lên tới 55.000 tên, gồm nhiều đơn vị tinh nhuệ nhất của quân ngụy Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ và được chi viện rất mạnh của không quân, pháo binh, bộ binh, thiết giáp Mỹ phối hợp tác chiến ở phía Nam và lực lượng lớn thiết giáp của quân ngụy...
Nhận định, đánh giá đúng tình hình địch, ta quyết tâm mở chiến dịch phản công, đánh bại ý đồ quân sự của Mỹ-ngụy trong cuộc hành quân này. Được cấp trên giao nhiệm vụ, Bộ tư lệnh Thiết giáp quyết định sử dụng 3 tiểu đoàn xe tăng tham gia chiến dịch với tổng số 88 xe tăng các loại.
Ngày 18-2-1971, Đại đội 9, thuộc Tiểu đoàn 198, Trung đoàn 203 nhận lệnh phối thuộc cho Trung đoàn 64 thuộc Sư đoàn 320? tiến công tiêu diệt tiểu đoàn pháo binh và lữ đoàn dù 3 của địch trên điểm cao 543 bằng tác chiến hiệp đồng binh chủng.
Sau nhiều lần trinh sát thực địa, ta xác định hướng tây-tây bắc và đông bắc điểm cao 543 có độ dốc lớn, xe tăng không thể lên được; riêng hướng đông có độ dốc thoải và thấp hơn, xe tăng có thể cơ động được nhưng có nhiều cây to, việc chặt cây mở đường sẽ bị máy bay địch phát hiện ra hướng tiến công trước khi ta nổ súng.
Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình, tại hội nghị chuyên đề kỹ thuật của Đại đội 9 đã đưa ra giải pháp: “Đề nghị công binh chiến dịch mở đường cho xe tăng tiến công lên điểm cao từ hướng đông. Để giữ bí mật, bất ngờ, các cây to không hạ ngay mà chỉ cưa 3/4 cây về phía hướng tiến của xe tăng. Khi có lệnh xuất kích, xe tăng ta húc đổ cây để tiến lên”.
Nhờ cách cưa cây nghi binh đó, đến 16 giờ 30 phút ngày 25-2-1971, ta đã làm chủ hoàn toàn trận địa. Sau 5 giờ chiến đấu dũng cảm, mưu trí, Đại đội 9 đã phối hợp với lực lượng bộ binh, các đơn vị binh chủng tiêu diệt tiểu đoàn pháo binh và bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ, cùng toàn bộ ban tham mưu lữ đoàn 3 dù của địch trên điểm cao 543./.
Vũ Báo18-ST
Ảnh: Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức phản kích tại đồi 723 - Đường 9 Nam Lào 1971.
3

ÔNG CHA TA ĐÁNH GIẶC: SỬ DỤNG MẢNH BOM, SẢN XUẤT MÌN ĐỊNH HƯỚNG


Đến năm 1971, bộ đội chủ lực của ta đã mạnh dần lên, địch không dám hành quân đánh vào vùng giải phóng của ta mà co cụm trong các đồn bốt, cứ điểm với công sự kiên cố và nhiều hàng rào dây thép gai bảo vệ.
Để tiến công địch, quân ta đã phá hàng rào dây thép gai bằng các loại bộc phá ống 5-7kg và mìn định hướng ĐH20. Tuy nhiên, các loại mìn, bộc phá trên không phá hết được các lớp hàng rào hỗn hợp của địch, bao gồm hàng rào cũi lợn, hàng rào chữ A, hàng rào lò xo kết hợp (bề rộng hàng rào khoảng 30m) do uy lực của bộc phá và mìn không cắt đứt được dây thép gai. Vì thế, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên giao Xưởng sửa chữa và sản xuất vũ khí X53 nghiên cứu, sản xuất các loại mìn phá hàng rào này.
Sau nhiều ngày đêm nghiên cứu, kỹ sư Đinh Đức Cường và kỹ sư Ngô Khắc Trường ở Xưởng X53 thấy rằng, dù có tăng lượng thuốc nổ lên thì chỉ có thể làm đứt một phần các sợi dây thép gai vì chúng mềm, có độ đàn hồi, ít chịu tác động của sóng xung kích. Khi hàng rào dây thép gai được kết nối với nhau liên hoàn, trải trên diện rộng thì mìn, lượng nổ, bộc phá bình thường khó phá được.
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đề nghị đơn vị cho bộ đội đi nhặt các mảnh bom và đầu đạn về cho vào lò rèn nung đỏ, sau đó chặt ra từng mảnh nhỏ, để nguyên cạnh sắc, tôi cho thật già rồi xếp vào trong mìn định hướng. Khi thử nghiệm, các mảnh bom, đạn nhờ sóng xung kích văng đi như những lưỡi dao sắc cắt đứt dây thép.
Cuối năm 1972, khi đánh địch tại cứ điểm Plei Cần (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đợt 2, quân ta đưa các loại mìn định hướng này vào sử dụng. Quá trình tác chiến, Đại đội 1, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 66, Sư đoàn 10 do đồng chí Tạ Oanh làm Đại đội trưởng tiến hành mở cửa bằng mìn định hướng này. Kết quả, toàn bộ số hàng rào dây thép gai bị thổi bay và đứt sạch với chiều rộng khoảng 10m, tạo thuận lợi cho bộ đội xung phong đánh chiếm mục tiêu. Trận đó, Sư đoàn 10 đã tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Plei Cần của địch nhanh chóng.
(Theo tài liệu “Ký ức một thời với Tây Nguyên”, NXB Quân đội nhân dân, năm 2014)
……………
Ảnh: Quân và dân ta dùng lựu đạn lép của địch để chế tạo lựu đạn.
vubao17-st
Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng và ngoài trời
4

Xứng đáng là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng !


-----
̣Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội đi vào cuộc sống trên từng lĩnh vực trọng yếu cơ bản. Với niềm tin tưởng mãnh liệt, đội ngũ những người làm công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo sẽ kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc, không ngừng đổi mới nội dung và phương thức để đáp ứng tình hình mới trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Năm nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng trong bối cảnh đất nước đang có nhiều thành tựu đổi mới thắng lợi. Đồng thời cũng có nhiều thách thức đang đặt ra. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời và hiệu quả; nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục trong tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nắm chắc, dự báo đúng đắn, kịp thời các vấn đề tư tưởng trong Đảng, trong xã hội. Chú trọng nắm bắt, định hướng dư luận xã hội. Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, hoàn thiện hệ thống lý luận về đường lối đổi mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam… Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”…
Thời gian qua, vượt lên nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong suốt hai năm, ngành Tuyên giáo không ngừng đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng và đạt được những thành tựu quan trọng, như:
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đi vào cuộc sống và 07 Hội nghị toàn quốc về những lĩnh vực quan trọng của Đại hội: Kinh tế, Xây dựng Đảng, Văn hóa, Nội chính, Mặt trận Tổ quốc, Đối ngoại… và các Hội nghị phát triển theo vùng của cả nước.
Đáng chú ý, sau nhiều năm Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc về văn hóa theo tinh thần “văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế và chính trị”. Đặc biệt, ngành tuyên giáo đã tập trung hướng dẫn, triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng về tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuyên truyền công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; lĩnh vực khoa học – công nghệ không ngừng được đẩy mạnh gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó chuyển đổi số được triển khai mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, công tác tuyên giáo trong thời gian qua còn có những hạn chế, khó khăn, như: Việc triển khai học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng còn bất cập; công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức tuy đã được cấp ủy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo song nội quy, quy trình, phương thức triển khai thực hiện chưa cụ thể, còn lúng túng nên hiệu quả chưa rõ nét; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyển biến chậm; công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý báo chí ở một số đơn vị, địa phương vẫn còn bất cập, việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của một số báo, tạp chí chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng “báo hóa” tạp chí điện tử; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về các lĩnh vực: khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hóa, ý tế có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn…
Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội đi vào cuộc sống trên từng lĩnh vực trọng yếu cơ bản. Niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước tăng lên trong các tầng lớp nhân dân. Đó là thời cơ để ngành Tuyên giáo thể hiện chức năng định hướng tư tưởng chính trị, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Song, cũng cần thấy rằng công tác tuyên giáo bên cạnh những thuận lợi cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn: Tình hình thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế; chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng. Cuộc xung đột quân sự Nga - Ucraina chưa có dấu hiệu kết thúc.
NATO lợi dụng Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ucraina đã tiến hành mở rộng. Khủng hoảng năng lượng và lương thực góp phần làm cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu thêm gay gắt.
Ở trong nước, sau 35 đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện hai chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Song, bên cạnh những thành tựu toàn diện đạt được rất quan trọng thì những khó khăn, hạn chế nội tại của nền kinh tế và thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, dịch bệnh, nhất là đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra còn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn, nếu nền kinh tế nước ta không phát triển nhanh hơn sẽ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” vẫn là thách thức lớn. Trong bối cảnh đó, phát huy truyền thống vẻ vang 92 năm qua, ngành Tuyên giáo nỗ lực vươn lên, vượt qua mọi thách thức, khó khăn, đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ mà Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, công tác tuyên giáo trong thời gian tới tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp căn bản sau đây:
Một là, tiếp tục tập trung tuyên truyền khát vọng vươn lên mãnh liệt và ý chí, quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Với hướng đi đúng đắn, hợp quy luật, khát vọng phát triển mãnh liệt và quyết tâm chính trị cao, đất nước ta nhất định sẽ lập nên kỳ tích phát triển mới vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng từ hàng ngàn năm của dân tộc ta. Do vậy, việc tiếp tục tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc các mục tiêu đến 2025, 2030 và tầm nhìn đến 2045 là nhiệm vụ hàng đầu của ngành Tuyên giáo hiện nay.
Hai là, tiếp tục tập trung tuyên truyền có hệ thống tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” với nhiều hình thức sáng tạo để định hướng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức sâu sắc và tăng niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay như Tổng Bí thư đã khẳng định: “Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội”.
Ba là, đẩy mạnh tuyên truyền phương châm mà Đảng đã xác định là: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển nền văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ thường xuyên, trọng yếu.
Bốn là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo trong tình hình mới, như: Tập trung vào những dự báo chiến lược để chủ động tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp giải quyết các vấn đề do lý luận và thực tiễn đặt ra trước những diễn biến nhanh, khó lường của thế giới và khu vực, nhất là trong thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đất nước không bị bất ngờ trong bất cứ hoàn cảnh nào; bám sát những vấn đề thực tiễn của đất nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các lĩnh vực trên cơ sở tăng cường tính chiến đấu, tính thuyết phục và hiệu quả; tiếp tục tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và việc nêu gương của cán bộ, đảng viên ở các cấp, nhất là của người đứng đầu như ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: “Các cán bộ, đảng viên và người lao động thể hiện nhận thức về học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác bằng việc làm thiết thực, hiệu quả; thực hiện tốt phương châm “Nói đi đôi với làm”; lấy đổi mới là phương pháp tư duy, lấy hiệu quả nêu gương và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ được giao làm cơ sở đánh giá kết quả làm theo”.
Năm là, tăng cường tuyên truyền những vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay đang ảnh hưởng đến tư tưởng, tính mạng, sức khỏe của các tầng lớp nhân dân. Đó là: An toàn thông tin mạng; An toàn thông tin dịch bệnh, An toàn giao thông; An toàn môi trường và An toàn vệ sinh thực phẩm (gọi tắt là tuyên truyền 5A).
Sáu là, chủ động đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Trên tinh thần đó, Ban Chỉ đạo 35 Trung ương, Ban Chỉ đạo 35 các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo kiên quyết tấn công làm thất bại các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp đổi mới của Đảng ta.
Bảy là, công tác tuyên giáo trong giai đoạn mới cần mở rộng và phát huy dân chủ, khắc phục cách làm áp đặt, tuyên truyền một chiều, gây giảm niềm tin trong một bộ phận cán bộ và nhân dân.
Thực hiện tốt phương châm: "Ta hiểu đúng ta cũng chính là chống lại kẻ thù”.
Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại để quảng bá hình ảnh Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, những thành tựu của công tác bảo vệ nhân quyền ra cộng đồng thế giới và kiều bào ta ở nước ngoài. Quan tâm nhiều hơn công tác tư tưởng với thế hệ trẻ, trí thức, văn nghệ sĩ, công nhân, nông dân và doanh nghiệp.
Tám là, tham gia tích cực vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng ta lãnh đạo tiến hành hết sức quyết liệt và ngày càng có hiệu quả theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là: “Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là: Nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông; quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng; góp phần từng bước làm chuyển biến tình hình thực sự có kết quả rõ ràng, cụ thể”.
Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức thi đua đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đi vào cuộc sống để thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hùng cường là mục tiêu cao cả của Đảng và của dân tộc ta. Với niềm tin tưởng mãnh liệt, đội ngũ những người làm công tác tuyên giáo sẽ kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc, không ngừng đổi mới nội dung và phương thức để đáp ứng tình hình mới trong giai đoạn cách mạng hiện nay./.
Theo ĐCSVN
vubao16-st
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'KỲ NIÊM 92 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH TUYÊN GIÁO 1/8/1930 1/8/2022 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NẠM NGƯỜI LÃNH ĐẠO, Tổ CHỨC MỘI THĂNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM.'
7

PHÒNG NGỪA HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG ÂM NHẠC ĐỂ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ ĐẤT NƯỚC

 

💥💥
Lâu nay, trong xã hội, nhất là trên không gian mạng xuất hiện tình trạng một số bài hát truyền thống, ca khúc cách mạng bị xuyên tạc, “hát nhại” không thể chấp nhận được. Sự phát triển tự do, khó kiểm soát nội dung trên các nền tảng mạng xã hội khiến cho các ca khúc bị xuyên tạc với nhiều ca từ dung tục không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc lan truyền rất nhanh. Nguy hiểm hơn, một số người đã đem những ca khúc “cải biên” ấy ra hát trong các cuộc nhậu, ở những nơi tụ tập đông người… xem đó như một trò tiêu khiển…. Tình trạng trên không chỉ làm làm xấu đi thị trường âm nhạc nước nhà, tác động tiêu cực đến nhân dân, nhất là giới trẻ mà còn dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền chống phá Việt Nam.
💥
Có nhiều cách nhìn khác nhau trước tình trạng trên, nhưng tựu chung lại có hai cách cơ bản:
👉
Cách thứ nhất cho rằng, người hát “nhại”, “cải biên” chỉ là trò đùa do hạn chế về ý thức chính trị nên hát cho vui chứ không nhằm mục đích gì…
👉
Cách thứ hai cho rằng, không loại trừ hành vi trên nhằm động cơ và mục đích xấu, có sự hà hơi tiếp sức của kẻ địch để chống phá Việt Nam. Cách này khá phổ biến.
Khi nghe những giọng điệu “hát nhại”, “cải biên” theo kiểu xuyên tạc, bôi nhọ ấy, một số người kém hiểu biết thì cười vui tán thưởng, khen là “sáng tạo”. Nhưng hầu hết dư luận, nhất là các bậc cao niên, cán bộ hưu trí, các cựu chiến binh… khi nghe con cháu nghêu ngao những bài hát xuyên tạc, với những ca từ dung tục ấy đều lắc đầu, bày tỏ sự phẫn nộ bởi đó là hành vi lố bịch, lạc lõng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta…
Có thể nói dù theo cách nào thì đó cũng là hành vi không thể chấp nhận được, cần lên án và đấu tranh để loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi mà các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng những mặt trái trong xã hội để chống phá ta trên mọi lĩnh vực, nhất là trên mặt trận văn hóa, văn học nghệ thuật.
Đảng ta xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển đất nước. Từ quan điểm đó, những năm qua, bằng nhiều chủ trương, chính sách Đảng và Nhà nước ta luôn trân trọng và tạo mọi điều kiện để các cá nhân, nhất là các văn nghệ sĩ được phát huy tài năng, sức sáng tạo góp phần nâng cao và làm phong phú hơn đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân…
Đồng thời, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn tận gốc những mầm mống văn hóa xấu độc đi ngược lại truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Quán triệt tinh thần ấy, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục định hướng thẩm mỹ cho công chúng, dư luận cho rằng, cơ quan chức năng cần có các biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện xuyên tạc các ca khúc truyền thống như đã nêu để bảo vệ sự lành mạnh trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và cũng là góp phần đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch./.
vubao15-St
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'GÓCAHIN PHÒNG NGỪA HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG ÂM NHẠC ĐỂ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ ĐẤT NƯỚC f http:/fbok.o/cocingoidalt gocnhinnguoidalat49@gmail.com'
7

VIỆT TÂN VÀ CHIÊU TRÒ CHỐNG PHÁ NHÂN SỰ CHỦ CHỐT

 

Liên tiếp 2 nhân sự mới của Việt Nam là ứng viên cho chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và Bộ trưởng Bộ Y tế được công bố, Việt Tân đều tìn cách để công kích, hạ uy tín.
Nếu như ở nhân sự ở Hà Nội, Việt Tân cho thấy sự ngô nghê, không hiểu gì về quy trình công tác cán bộ để ông Trần Sỹ Thanh được Hội đồng nhân dân TP Hà Nội bầu làm Chủ tịch UBND thành phố, thì ở nhân sự Bộ Y tế, Việt Tân lại đi vuốt đuôi cộng đồng mạng Việt Nam với băn khoăn: chị Lan không có chuyên môn về y dược thì liệu có làm được Bộ trưởng Bộ Y tế?
Bộ Y tế là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước về y tế, trong đó Bộ trưởng là người đứng đầu, đưa ra định hướng chung cho hoạt động của cả Bộ. Giúp việc cho Bộ trưởng có các Thứ trưởng và các vụ, cục chức năng. Đây mới thực sự là bộ phận cần giỏi về chuyên môn, tham mưu các chính sách quản lý vật tư, thiết bị y tế, thuốc, dược phẩm và công tác khám chữa bệnh một cách đúng đắn. Ngoài ra, Bộ trưởng có thể sử dụng các chuyên gia để tham vấn ý kiến về chuyên môn trong quá trình quản lý. Như vậy, Bộ trưởng - người đứng đầu không nhất thiết phải giỏi chuyên môn, nhưng phải giỏi quản lý và có khả năng quy tụ, sử dụng nhân tài.
Hơn nữa, Bộ Y tế hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, khi cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, 02 Thứ trưởng và 03 vụ trưởng, cục trưởng đã bị bắt, khởi tố do liên quan đến các sai phạm; hàng loạt nhân viên y tế xin nghỉ việc do chế độ đãi ngộ và tình trạng “sợ trách nhiệm” của nhiều cán bộ dẫn tới thiếu thuốc, vật tư y tế. Do đó, ổn định nội bộ và làm tốt công tác cán bộ ở Bộ Y tế là vấn đề quan trọng, cấp bách lúc này, là nút thắt tháo gỡ các vấn đề khác. Có lẽ, đây cũng là lý do chị Lan được lựa chọn do đã từng làm Thứ trưởng, Bí thư tỉnh uỷ và có chuyên môn quản lý bảo hiểm xã hội.
Việc liên tiếp tìm cách hạ uy tín các nhân sự mới của Việt Nam cho thấy, Việt Tân chẳng phải vì quan tâm tới quyền lợi của người dân, mà chỉ tìm cách châm chọc, bôi xấu, xuyên tạc, trong đó có công tác cán bộ và nhân sự chủ chốt hòng làm mất uy tín cá nhân của các đồng chí lãnh đạo, mất niềm tin của người dân đối với các cấp chính quyền./.
vubao14

 HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Hệ giá trị văn hóa Việt Nam cũng chính là hệ giá trị con người Việt Nam, hay về cơ bản trùng với hệ giá trị con người Việt Nam. Ssau 35 năm đổi mới, văn hóa Việt Nam hiện nay, ở tất cả các dạng hoạt động và với tất cả các loại hình của nó, đều có những thay đổi theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Ở khá nhiều loại hình thuộc hoạt động văn hóa, hệ giá trị văn hóa Việt Nam đã không còn lạc lõng, không còn thua kém bao nhiêu so với các nền văn hóa được đánh giá là mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những xu hướng tích cực, hệ giá trị văn hóa Việt Nam hiện nay đang có những tiêu cực đáng ngại: đạo đức xuống cấp, con người bị tha hóa, sự lệch lạc về giá trị, giả dối lại được coi là bình thường và niềm tin bị suy giảm. Muốn cho đất nước phát triển, văn hóa trở lại với các chân giá trị, thì mỗi các nhân và các tổ chức xã hội phải thật sự nghiêm khắc với những xu hướng phản giá trị này.

 

VIỆT NAM VỚI DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI (WEF) 
Diễn đàn quan trọng nhất của WEF là Hội nghị thường niên được tổ chức vào cuối tháng 1 hằng năm tại Davos, Thụy Sĩ. Bên cạnh Hội nghị Davos, hằng năm WEF cũng tổ chức các diễn đàn khu vực, tiêu biểu là Hội nghị WEF về Đông Á, Hội nghị WEF Thiên Tân (hoặc Đại Liên) tại Trung Quốc, Hội nghị WEF về Ấn Độ, Mỹ Latin, Trung Đông… Các diễn đàn khu vực này là nơi trao đổi và phân tích các vấn đề phát triển của khu vực.
Việt Nam và WEF có quan hệ từ năm 1989. Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thường xuyên tham dự các Hội nghị thường niên của WEF tại Davos và Đông Á. Giám đốc điều hành WEF Philipp Roesler đã thăm Việt Nam liên tiếp trong 3 năm 2014, 2015 và 2016.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự các Hội nghị WEF Davos 2007 và 2010 với các kết quả quan trọng, mở đường cho một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam và WEF. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tham dự Hội nghị. Tại đây, hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác về phát triển nền kinh tế Việt Nam tự cường trước tương lai; và WEF đồng ý Việt Nam đăng cai Hội nghị WEF ASEAN năm 2018.
Các năm khác, Việt Nam thường tham dự ở cấp Phó Thủ tướng.
Những năm gần đây, Việt Nam tích cực tham gia các hội nghị WEF Đông Á. Từ năm 2012-2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự WEF Đông Á tại Thái Lan, Myanmar và Philippines. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị với tư cách Phó Thủ tướng Chính phủ.
Hội nghị WEF Đông Á 2010 diễn ra từ 6-7/6/2010 tại TPHCM đã thu hút khoảng 450 đại biểu tham dự gồm các chính khách cấp cao (Thủ tướng Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Phó Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc…), các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các tập đoàn quốc tế, học giả hàng đầu thế giới…
Từ năm 2016, hội nghị được đổi tên thành Diễn đàn Kinh tế thế giới về khu vực ASEAN (WEF ASEAN). Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã tham dự Hội nghị này.
Việt Nam cũng thường xuyên cử đoàn cấp Thứ trưởng (các Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông…) tham dự Hội nghị WEF Đại Liên/Thiên Tân tại Trung Quốc.
Hội nghị WEF-Mekong được tổ chức ngày 25/10/2016 tại Hà Nội nhân dịp Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam lần thứ 8 (CLMV) và Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawwady-Chao Phraya-Mekong lần thứ 7 (ACMECS), nhằm quảng bá tiểu vùng Mekong đến các tập đoàn hàng đầu thế giới. Tham dự Hội nghị có gần 200 đại biểu bao gồm các lãnh đạo cấp cao và bộ trưởng kinh tế các nước Mekong, hơn 100 đại biểu doanh nghiệp thành viên WEF và các doanh nghiệp trong khu vực.
Việt Nam và WEF hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam cũng là một trong những đối tác chủ chốt của WEF trong khuôn khổ sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp”. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã nhiều lần tham dự các hội nghị thường niên của WEF.
Nhân chuyến thăm Việt Nam của Giám đốc điều hành WEF Philipp Roesler tháng 11/2014, Việt Nam và WEF đã phối hợp tổ chức thành công hội thảo “Vai trò doanh nghiệp trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế”.
Từ năm 2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tham gia Ban Điều phối dự án “Tương lai của hệ thống sản xuất” của WEF và từ năm 2017 tham gia Nhóm Chiến lược khu vực ASEAN (RSG).
Hiện tại, Việt Nam có 10 tập đoàn/công ty lớn là thành viên của WEF, trong đó Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn FPT, Tập đoàn VinGroup và VinaCapital là các thành viên tổ chức (Institutional Member); Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SIG), Công ty cổ phần Xây dựng Kiến trúc AA, Công ty Truyền thông đa phương tiện Đất Việt VAC (DatVietVAC), Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Đầu tư Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Industrial Investment Ltd.) là thành viên....

 

MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU
VỀ DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI (WEF)

 Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã đang và sẽ là xu hướng tiếp tục vận động và phát triển. Tình hình đó tạo ra cho nhiều quốc gia những cơ hội và thách thức, muốn vậy tham gia các diễn đàn khu vực và thế giới là quan trọng cần thiết. Vây, Diến đàn Kinh tế thế giới là gì? Việt Nam tham gia diễn đàn này cấp độ đến đâu? Đây là nội dung chúng tôi cần chia sẻ.

- Diễn đàn kinh tế thế giới được biết đến lần đầu tiên vào tháng 1/1971 khi một nhóm những doanh nghiệp hàng đầu châu Âu gặp nhau dưới sự bảo trợ của Ủy ban châu Âu và Hiệp hội Công nghiệp châu Âu. Người đứng đầu là Ông Klaus Schwab, sau là Giáo sư về Chính sách Kinh doanh thuộc Đại học Geneva, đã chủ trì cuộc họp được tổ chức tại Davos, Thụy Sỹ.

- Giáo sư Schwab sau đó đã thành lập Diễn đàn Quản trị châu Âu (European Management Forum - EMF) là một tổ chức không lợi nhuận, có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ, thu hút các nhà kinh doanh hàng đầu Châu Âu tới Davos họp vào tháng 1 hàng năm.

 - Năm 1987 Diễn đàn Quản trị Toàn cầu (EMF) đã đổi tên thành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). WEF là một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết Lãnh đạo các nước lớn, các tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới. Hàng năm, WEF tổ chức nhiều diễn đàn cấp toàn cầu và khu vực, quy tụ các nhà lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tôn giáo, các học giả từ khắp thế giới để bàn luận về những vấn đề nổi cộm và thời sự toàn cầu.

- Diễn đàn quan trọng nhất của WEF là Hội nghị thường niên được tổ chức vào tháng 1 hoặc tháng 2 hàng năm tại Davos, Thụy Sỹ. Bên cạnh Hội nghị Davos, hàng năm WEF cũng tổ chức các diễn đàn khu vực, tiêu biểu là Hội nghị WEF về Đông Á, Hội nghị WEF về Ấn Độ, Hội nghị WEF về Mỹ La tinh, Hội nghị WEF về Trung Đông v.v. Các diễn đàn khu vực này là nơi trao đổi và phân tích đánh giá các vấn đề phát triển của khu vực.

PHÒNG, NGỪA "BỆNH" NÓI, VIẾT SÁO RỖNG


“Bệnh” sáo rỗng bắt nguồn sâu xa từ thói phô trương, ưa hình thức, sính dùng từ ngữ to tát, mỹ miều để muốn chứng tỏ bản thân là người hiểu biết, am hiểu thời cuộc, kịp thời nắm bắt xu hướng (trending) xã hội, nhưng thực ra nó chẳng khác nào “thùng rỗng kêu to”.
Từ “sáo rỗng” vốn có nghĩa ban đầu chỉ cây sáo diều rỗng ở bên trong khi bay lên cao gặp gió thì kêu to và tiếng sáo ấy vang lên đều đều, nghe nhiều chán tai. Sau này, từ “sáo rỗng” phát sinh thêm nghĩa mới, nhằm chỉ những người sính dùng từ ngữ to tát, hoành tráng mà rỗng tuếch.
Từ ngữ sáo rỗng khi đọc lên nghe “kêu như chuông, nổ như pháo”, nhưng nghĩa của chúng vượt quá tính chất, mức độ cần thiết so với nội dung biểu đạt.
Thời bao cấp trước đây, “bệnh” sáo rỗng thường xuất hiện ở những câu khẩu hiệu rất hoành tráng, bắt gặp ở nhiều nơi, ví như khẩu hiệu: “Quá khứ oanh liệt, hiện tại vẻ vang, tương lai rực rỡ”. Ở cụm từ thứ nhất nhằm mục đích tuyên truyền con người biết trân trọng, tự hào với quá khứ là đúng, nhưng hai cụm từ tiếp theo “hiện tại vẻ vang, tương lai rực rỡ” xuất hiện trong bối cảnh toàn xã hội đang gồng mình vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, thậm chí rất nhiều người dân vẫn phải vật lộn với miếng cơm manh áo để tồn tại thì câu khẩu hiệu trên lại trở nên xa lạ với số đông.
Thời nay, “bệnh” sáo rỗng tưởng như không còn chỗ “ký sinh”, nhưng nó có nguy cơ như một loại bệnh truyền nhiễm lây lan ra nhiều nơi, nhiều người, kể cả một bộ phận quan chức. Có ông “quan tỉnh”, “quan huyện” khi xuống thăm cơ sở (nhất là ở các xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa) khi nói chuyện với bà con nông dân mà toàn dùng những từ đao to búa lớn, đại loại như: Phải xây dựng xã vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, mạnh về quốc phòng - an ninh; phải khai thác tiềm năng sẵn có, xác định cho được một ngành kinh tế mũi nhọn để làm hướng đột phá cho sự phát triển; phải phấn đấu đưa địa phương trở thành đầu tàu dẫn dắt cho cả vùng, cả khu vực v.v..
Có lẽ, bệnh sáo rỗng thời nay dễ thấy nhất là hầu như đi đâu, chỗ nào người ta cũng nói đến từ “4.0” như một thứ mốt thời thượng. Trong hội nghị, trên đăng đàn, ở văn bản báo cáo, thậm chí cả lúc trà dư tửu hậu, người ta liên tục nhắc đến đủ thứ “4.0”. Không chỉ “trí thức 4.0”, “doanh nghiệp 4.0”, “doanh nhân 4.0”, “lãnh đạo 4.0”, “quản lý 4.0”, “trường học 4.0”... mà còn “công nhân 4.0”, “nông dân 4.0”, “trồng rau “4.0”, “nuôi cá “4.0”,... thậm chí là “bảo mẫu 4.0”, “ô sin 4.0”, “lao công 4.0”...
Nghĩa là bất cứ thành phần giai cấp nào, nghề nghiệp nào, việc làm nào thời nay người ta cũng vô tư, hồn nhiên gắn với từ “4.0” trong phát ngôn, diễn ngôn, diễn văn để chứng tỏ ta đây là am hiểu thời cuộc “4.0” mà đôi khi chính người nói, người viết, người nghe chả hiểu ngọn ngành thời đại “4.0” là gì.
Chả thế mà tại hội nghị nông nghiệp, một bí thư tỉnh ủy ở phía Nam từng nhắc nhở cán bộ, viên chức ngành nông nghiệp địa phương không lạm dụng từ “4.0” khi trao đổi, trò chuyện với bà con nông dân, vì nói như thế vừa sáo rỗng, vừa xa dân! Còn một đại biểu Quốc hội từng bày tỏ: Miệng luôn nói thời đại “4.0” mà tư duy vẫn ở tầm “0.4” thì khó làm nên trò trống gì!
Bệnh sáo rỗng bắt nguồn sâu xa từ thói phô trương, ưa hình thức, sính dùng từ ngữ to tát, mỹ miều để muốn chứng tỏ bản thân là người hiểu biết, am hiểu thời cuộc, kịp thời nắm bắt xu hướng (trending) xã hội, nhưng thực ra nó chẳng khác nào “thùng rỗng kêu to” - câu thành ngữ nhằm ám chỉ, phê phán những người trình độ hiểu biết hạn chế nhưng lại thích khoe khoang, huênh hoang để cố ra vẻ ta đây giỏi lắm, hay lắm.
Bệnh sáo rỗng suy cho cùng là một trong những biểu hiện của tâm lý đám đông. Một trong những căn nguyên hình thành tâm lý đám đông là do không ít người thường lo ngại đi ngược lại đám đông, sợ bị chê cười do không nắm bắt và hòa vào trào lưu/xu hướng của đám đông, mặc dù chưa biết đám đông đúng hay sai. Mặt khác, suy nghĩ “đa số thắng thiểu số” cũng khiến nhiều người a dua chạy theo đám đông hào nhoáng nhưng có khi rỗng tuếch.
Vì vậy, để tránh chạy theo tâm lý đám đông thì bản thân mỗi người phải tự trang bị, củng cố, bồi đắp cho mình bản lĩnh, dũng khí, đạo đức, tri thức, niềm tin khoa học để không bị hòa lẫn/nhạt nhòa bởi đám đông thao túng, nhưng vẫn đủ tự tin để không bị tụt hậu với chân lý của thời cuộc, xã hội. Bên cạnh đó, mọi người khi nói, viết (nhất là những người có vị trí, trách nhiệm xã hội) cần thường xuyên học hỏi, trau dồi, làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt; biết sử dụng câu từ đúng lúc, đúng chỗ, đúng mực, phù hợp với hoàn cảnh, môi trường giao tiếp để góp phần vừa giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, vừa góp phần chuẩn mực hóa phong cách ứng xử và lành mạnh hóa môi trường thông tin xã hội.
Nguồn: Tuyên giáo

ÂM MƯU CŨ, THỦ ĐOẠN MỚI !



Chống phá quân đội là âm mưu xuyên suốt trong “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Gần đây, mưu đồ này được chúng thực hiện bằng những thủ đoạn mới, thâm độc, xảo quyệt hơn trước thông qua mạng xã hội với “kỹ xảo” biến không thành có…
Mấy ngày gần đây, một số tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook... xuất hiện một số hình ảnh, lời nói chứa đựng thông tin xuyên tạc, bôi nhọ một số tập thể, cá nhân trong quân đội. Chúng dựng chuyện như thật về “bão”, về “đấu đá nội bộ” trong Bộ Quốc phòng. Vẫn sử dụng chiến thuật “gắp lửa bỏ tay người”, nhưng chúng lại “diễn thuyết” qua giọng điệu như moi tin của “người trong cuộc” rồi “cắt dán” “đổi trắng thay đen”… Mục đích chúng hướng tới là làm mất uy tín đội ngũ cán bộ, gây chia rẽ mối quan hệ đoàn kết đồng chí, đồng đội, làm giảm niềm tin của nhân dân vào “Bộ đội Cụ Hồ”.
Điều đáng nói là chúng đã sử dụng phần mềm chỉnh sửa, cắt cúp, gán ghép hình ảnh các đồng chí lãnh đạo cấp cao và nguyên lãnh đạo cấp cao của quân đội làm hình ảnh nền, sắp xếp, trình bày theo ý đồ rồi đọc những lời bình xuyên tạc. Chiêu bài này thực chất là kiểu ngụy tạo chứng cứ để lừa bịp những người nhẹ dạ cả tin.
Những cái mà chúng gọi là “tin mật”, “nguồn tin riêng”, “nguồn tin đáng tin cậy”, “tin từ nội bộ”... mà các thế lực thù địch, phần tử phản động rêu rao, thực chất là mớ thông tin ngụy tạo, nhảm nhí, không đúng sự thật nhằm mục đích giật gân, câu view…
Số lượng các sản phẩm truyền thông độc hại này xuất hiện với tần suất lớn, lan truyền trên mạng xã hội khá nhanh gây bức xúc dư luận. Nhiều người dùng mạng xã hội, nhất là cán bộ trong quân đội, cựu chiến binh, học sinh sinh viên, cán bộ trong các cơ quan Nhà nước... đã lên tiếng đấu tranh, bác bỏ các luận điệu sai trái này ngay trong phần bình luận của các bài viết, hoặc trực diện đấu tranh trên các diễn đàn của mạng xã hội do phát hiện được sự xuyên tạc, những vô lý khi trích dẫn thông tin, ví dụ như gọi sai họ, tên, chức vụ của cán bộ; những chuyện bịa đặt…
Thực tế, thời gian qua, một số cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao của quân đội đã vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật bị xử lý, truy tố. Việc xử lý cán bộ vi phạm nói như lời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là để cho Đảng ta mạnh thêm, trong sạch thêm. Các cơ quan thông tin đại chúng của Việt Nam, trong đó có những cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng đã thông tin công khai, minh bạch vấn đề này và toàn quân đã nghiêm túc rút kinh nghiệm. Lợi dụng vấn đề đó, một số đối tượng thù địch lại xuyên tạc, bôi đen tình hình nội bộ quân đội, công kích, phá hoại mối quan hệ đoàn kết đồng chí, đồng đội, bóp méo truyền thống văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ”; hạ thấp uy tín của quân đội trong tình hình mới.
Phát biểu tại hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ tư vào ngày 13-7 vừa qua, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương đã nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương những thành tích của Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2022.
Để tạo bước đột phá mạnh mẽ, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Quân ủy Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác, triển khai chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI. Quân ủy Trung ương và các đơn vị trong toàn quân phải kiên quyết hơn nữa trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Mỗi cán bộ, chiến sĩ, nhất là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải luôn tự soi, tự sửa, giữ mình và rèn luyện, tu dưỡng, gương mẫu, đi đầu trong cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”; góp phần công sức, trí tuệ, làm cho quân đội ngày càng mạnh hơn, trưởng thành hơn, mãi mãi xứng đáng là “Bộ đội Cụ Hồ”, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Toàn quân đang nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương.
Các thế lực thù địch hiểu rõ, quân đội ta chính là thành trì vững chắc về chính trị, tư tưởng của Đảng và nhân dân. Để phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng nhắm vào trận địa tư tưởng trong quân đội, xuyên tạc, phá hoại từ trung tâm bộ máy lãnh đạo. Đây là chiêu bài “rút gạch chân tường” hướng đến mục tiêu làm sụp đổ hệ tư tưởng của Đảng.
Mỗi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội cần cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch và sẵn sàng đáp trả./.
ST