Thứ Tư, 26 tháng 6, 2024

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: ĐÀO TẠO NHÂN LỰC BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG ĐƯƠNG ĐẠI!

     Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Để hoàn thành mục tiêu này, yếu tố cốt lõi vẫn là nguồn nhân lực có bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn cao, kỹ năng đa dạng vì suy cho cùng con người quyết định tất cả. Do vậy, liên tục đổi mới nội dung chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo, bám sát thực tiễn, lấp đầy khoảng trống giữa thực hành và đào tạo báo chí là yêu cầu cấp thiết hiện nay!

Thay đổi cơ cấu nghề nghiệp
Theo báo cáo về sự thay đổi trong nghề làm báo tại Australia, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Báo chí Australia số 1-2024, trong vòng 10 năm (2011-2021), số lượng nhà báo nói chung đã giảm 19%. Trong đó, báo in giảm tới 50% số nhân sự. Ngược lại, nhóm nhà báo “không xác định loại hình báo chí cụ thể” (not elsewhere classified) tăng 39%. Họ chủ yếu làm việc trong các loại hình truyền thông mới, thu nhập ít hơn, tuổi đời trẻ hơn, và công việc mang tính tạm thời, ít có khả năng được tuyển dụng lâu dài.

Đây cũng là xu hướng chung trong cơ cấu nghề nghiệp báo chí tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Điều bất cập là, các trường báo chí không có sự điều chỉnh trong tuyển sinh cho tương thích với sự thay đổi của thị trường lao động. Số chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành học báo in vẫn giữ nguyên, thậm chí cao hơn so với chỉ tiêu cho các ngành học báo chí khác. Truyền thông xã hội (truyền thông trên mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok, Instagram...) vẫn bị xem nhẹ và không được đào tạo như một chuyên ngành bình đẳng với các chuyên ngành báo chí khác tại các trường báo chí. Như vậy, báo chí cách mạng đang “bỏ trống trận địa” giáo dục và đào tạo một cách chính thống cho truyền thông xã hội, một ngành báo chí mới đang ăn nên làm ra, đang “thâm dụng lao động” trong nhóm ngành công nghiệp sáng tạo.

Lựa chọn nội dung đào tạo phù hợp
Việc đưa mã QR vào sản phẩm báo in để bạn đọc quét mã xem video và hình ảnh trên điện thoại là một sáng kiến mới mẻ ở Việt Nam trong năm 2024, được đông đảo công chúng trẻ đón nhận nhiệt tình. Tuy nhiên, Thái Lan đã thực hành việc cài QR code vào bài viết trên báo in từ năm 2016 (khi Quốc vương Thái Lan băng hà), tức là trước chúng ta 8 năm.

Tự động hóa trong báo chí đã có lịch sử 10 năm, khởi nguồn từ Mỹ với việc phần mềm máy tính tự lấy số liệu quan trắc động đất để điền vào những câu đã viết sẵn, sau đó tự động xuất bản bài báo điện tử chỉ vài phút sau khi trận động đất diễn ra. Việt Nam chủ yếu mới áp dụng công nghệ trong việc thể hiện nội dung, như biến văn bản thành lời nói, dùng mô hình phát thanh viên trên máy thay thế phát thanh viên người thật, chứ chưa có thử nghiệm tự động sản xuất nội dung báo chí. Khi công nghệ truyền thông có khả năng tạo ra sự thay đổi vượt bậc “một ngày bằng mấy trăm năm”, thì việc chậm 10 năm so với thế giới quả là một khoảng cách khó có thể rút ngắn.

Sử dụng báo chí số liệu cũng là một sự tụt hậu nữa của báo chí và bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí. Nhà báo đã hình thành kỹ năng đưa lại số liệu trong các báo cáo, các cuộc họp tổng kết, nên khó có thể thay đổi sang tư duy làm báo xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu, phân tích số liệu lớn, và trực quan hóa số liệu để kể câu chuyện hấp dẫn từ những con số. Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí số liệu tại tòa soạn chỉ có thể tiến hành trong thời gian ngắn, khó mang lại tác động lâu dài trong việc hình thành tư duy, thói quen tác nghiệp. Đào tạo báo chí số liệu cũng chưa phổ biến ở các trường báo chí, do thiếu nguồn lực giảng viên và phương tiện kỹ thuật.

Các trường báo chí riêng biệt, không đặt trong các đại học có nhiều ngành khoa học tổng hợp, dẫn đến việc sinh viên khó có điều kiện hợp tác đa ngành trong các bài tập và dự án báo chí đòi hỏi chuyển đổi số và sử dụng dữ liệu.

Bên cạnh việc cập nhật chương trình đào tạo bắt kịp với xu thế phát triển của công nghiệp, chúng ta cũng cần chú ý chọn lọc nội dung phù hợp. Vấn đề nào đang thử nghiệm, chưa “chín”, chưa rõ thì chỉ nên giới thiệu người học dưới dạng tham khảo. Chẳng hạn, đứng trước bài toán phát triển kinh tế báo chí, một số cơ quan báo chí Việt Nam đang thử nghiệm thu phí truy cập báo điện tử. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, theo Luật Báo chí 2016, tất cả các cơ quan báo chí ở nước ta đều thuộc sở hữu của Nhà nước, thực hiện chức năng làm cơ quan ngôn luận, tuyên truyền cho cơ quan chủ quản của tờ báo. Tiền hoạt động báo chí lấy từ ngân sách nhà nước, hay nói đúng hơn, là tiền thuế của người dân. Do vậy, người đọc đã trả tiền để báo chí được hoạt động, và báo chí thực hiện chức năng tuyên truyền tới càng nhiều người càng tốt. Về mặt logic, báo chí nước ta khó có thể thu thêm tiền một lần nữa bằng các rào cản trả tiền (pay wall), sau khi công chúng đã nuôi báo chí bằng tiền đóng thuế. 

Cần đào tạo báo chí lý tính
Một nội dung đào tạo chưa được các trường báo chí quan tâm đó là đào tạo kỹ năng mềm. Ví dụ, trong vai trò phát hiện và phản biện xã hội, nhà báo thường xuyên tiếp tục với những mảnh đời bất hạnh, những hoàn cảnh éo le, bạo lực, những vụ việc thương tâm, đau xót, gây bức xúc. Nhiệm vụ tối thượng của nhà báo là làm tốt việc truyền tải tin tức đến công chúng. Nhà báo cần được bổ sung kỹ năng tự bảo vệ khi tiếp xúc quá nhiều với những tình huống gây sang chấn tâm trí. Có như vậy, nhà báo mới có thể tỉnh táo, khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần để sẵn sàng nhận đề tài báo chí mới.

Các trường báo chí cần trang bị cho người học những kỹ năng tự vệ về thể chất và tâm lý. Các cơ quan báo chí cần thường xuyên tập huấn kỹ năng an toàn tác nghiệp cho nhà báo trong các trường hợp gây sang chấn, như cháy nổ, lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh, bạo lực, cũng như quan tâm tới sức khỏe tinh thần của nhà báo nhiều hơn.

Trong vài năm trở lại đây, nền báo chí cách mạng của chúng ta có những thay đổi về căn bản do những biến đổi nhanh của công nghệ, xã hội, văn hóa và kinh tế. Hệ sinh thái truyền thông mở rộng, có thêm truyền thông xã hội, công nghệ trí tuệ nhân tạo, và nhiều mô hình thử nghiệm mới đang thách thức tính bền vững cũng như vai trò của báo chí.

Nhiệm vụ của những người nghiên cứu báo chí, người làm báo và đào tạo, bồi dưỡng báo chí trong thời đại mới là cần nhanh chóng tổng kết thực tiễn để đưa ra những nhận định mới trong các khía cạnh sau:
Thứ nhất, cần có định nghĩa mới, cũng như ranh giới mới về báo chí, trong đó tất yếu bao gồm truyền thông xã hội và các loại hình báo chí mới nổi và sẽ xuất hiện.

Thứ hai, cần có mô hình mới trong kinh tế báo chí, dựa trên các con số có thể đo lường được ngay lập tức như lượt truy cập, lượt xem trực tiếp, số tương tác,...

Thứ ba, cần có quy trình sản xuất báo chí kiểu mới, trong đó tận dụng công nghệ và dữ liệu lớn, và cần áp dụng quy trình ngay do chúng ta đang đi sau thế giới quá xa.

Thứ tư, cần tập trung nâng cao năng lực tâm trí cho nhà báo và dũng cảm loại bỏ một số hoạt động tuy thành công nhưng lại thiếu tính chuyên nghiệp trong làm báo.

Có như vậy, chúng ta sẽ thêm và bớt những hành lý cần thiết để chuẩn bị bước vào hành trình thế kỷ thứ hai của nền báo chí cách mạng, rèn tiêu chuẩn “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” để phụng sự nhân dân, phụng sự đất nước./.

Yêu nước ST.

Đảng của giai cấp công nhân, Đảng của cả dân tộc


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết với tiêu đề: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”.

Trong bài viết này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam; Đảng ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc.

TS Lê Trung Kiên - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) - phân tích, Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng, bổ sung và phát triển sáng tạo lý luận kinh điển vào điều kiện cụ thể cách mạng Việt Nam một cách khoa học, khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, thể hiện mục tiêu, con đường, lực lượng, phương thức để Đảng mang bản chất giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị.

Tư tưởng của Người về bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc của Đảng đã được Đảng và dân tộc tiếp tục khẳng định, vận dụng và phát triển sáng tạo do Đảng lãnh đạo phù hợp với xu thế thời đại, quy luật phát triển và khát vọng của dân tộc.

Khi Đảng trở thành Đảng duy nhất cầm quyền, trách nhiệm chính trị của Đảng ngày càng lớn lao đối với sự thịnh vượng của dân tộc và sự phát triển xã hội mà không thể có tổ chức nào có thể thay thế được.

Trong Đảng không chỉ kết nạp những người ưu tú trong giai cấp công nhân, mà còn kết nạp cả những người ưu tú từ giai cấp nông dân, từ tầng lớp trí thức và các thành phần khác được thử thách, rèn luyện và giác ngộ về Đảng, về tính giai cấp và tự nguyện phấn đấu theo lý tưởng của Đảng. Điều này phản ánh sự đồng thuận của “lòng dân, ý Đảng” về mục tiêu mang đến lợi ích cho Tổ quốc, cho dân tộc, cho mỗi người dân và cũng chính là tiền đồ mà Đảng của giai cấp công nhân tạo dựng nên./.

 

 

Không ngừng nâng cao bản lĩnh và năng lực lãnh đạo của Đảng

Từ thực tế về những nguyên nhân bài học của thành công, của những thành tựu trong công cuộc xây dựng đảng, đặc biệt để giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, cần phải tiến hành nhiều hoạt động cụ thể, với những nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu, đồng bộ và hệ thống. Trong đó cần đặc biệt quan tâm:

Thứ nhất, Đảng phải kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng nâng cao bản lĩnh và năng lực lãnh đạo của Đảng. Lịch sử đã chứng minh, nếu mơ hồ, dao động về hệ tư tưởng thì sẽ lúng túng trong hoạch định chủ trương, đường lối, rối loạn trong tổ chức và tất yếu dẫn đến thất bại trong hành động. Vì thế, trong tình hình mới, Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo và bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, nhất là vấn đề xây dựng Đảng. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc số một đối với Đảng ta, là một trong những tiêu chuẩn đánh giá bản chất giai cấp công nhân của Đảng, là thước đo bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Thứ hai, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng chính là một trong những phương thức hữu hiệu nhất để giữ vững, tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Vì vậy, coi trọng xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, chính trị, tổ chức và cán bộ.

Thứ ba, coi trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Đó là sự tạo lập và thực thi một kiểu lãnh đạo, quản lý vừa mang tính khoa học sâu sắc, tính cách mạng sáng tạo, vừa mang tính nhân văn cao cả. Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương đúng đắn, bằng giáo dục và thuyết phục chứ không phải bằng áp đặt, mệnh lệnh, hành chính, quan liêu.

Thứ tư, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý. Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh. Kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động với nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức chính trị, giác ngộ giai cấp, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân.

Thứ năm, tích cực đấu tranh có hiệu quả trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người công nhân phải luôn mài sắc tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, xét lại, phản bác mọi luận điệu sai trái, xuyên tạc bản chất giai cấp công nhân của Đảng từ các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng./.

 

 

ÔNG CHA TA ĐÁNH GIẶC: KÍP XE TĂNG BẤT TỬ 377 VÀ NẮM CƠM 52 NĂM CÒN ĐÓ...

     Nắm cơm cháy thành than là di vật còn lại của cả kíp xe đã lập công xuất sắc và anh dũng hy sinh trong trận Đắc Tô 2, Mặt trận Tây Nguyên ngày 24/4/1972!

Kíp chiến đấu trên xe hôm đó gồm 4 thành viên: Thiếu úy Nguyễn Nhân Triển - Trung đội trưởng Trung đội tăng 3, Trưởng xe; Đồng chí Cao Trần Vịnh - Lái xe; Đồng chí Nguyễn Đắc Lượng - Pháo thủ số 1; Đồng chí Phạm Văn Ái - Pháo thủ số 2.

Đúng 4 giờ 30 phút sáng ngày 24/4/1972, quân ta bắt đầu nổ súng tiến công căn cứ Tân Cảnh. Từ hướng Đông Bắc và Tây Bắc, xe tăng quân ta nhanh chóng tiêu diệt các lô cốt, hoả điểm sát cửa mở và yểm trợ lẫn nhau vượt qua các lớp hàng rào thép gai, dùng hoả lực chi viện dẫn dắt bộ binh xung phong vào cứ điểm. Ta lần lượt đánh chiếm các vị trí quan trọng như Khu cố vấn Mỹ, Khu binh sỹ Nguỵ, Sở Chỉ huy Trung đoàn 42 Nguỵ. Sự xuất hiện của một lực lượng lớn bộ binh tinh nhuệ và xe tăng của quân ta đã khiến địch thực sự hoảng loạn. Bất chấp lệnh của quan thầy Mỹ, địch ở căn cứ Tân Cảnh đã vứt bỏ tất cả xe pháo rút chạy. Đến 8 giờ ngày 24/4/1972, quân địch ở căn cứ Tân Cảnh cơ bản bị tiêu diệt và bị bắt sống.

Trong lúc địch đang hoang mang vì mất Tân Cảnh, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định điều 1 trung đội xe tăng và 1 xe cao xạ 57 ly tự hành hiệp đồng với Trung đoàn bộ binh 1 đánh thẳng vào căn cứ Đắc Tô 2. Suốt nửa buổi sáng chiến đấu liên tục, không có thời gian chuẩn bị, cơm chưa kịp ăn, Trung đội tăng 3 gồm các xe tăng phiên hiệu 377, 354, 369 vừa củng cố đội hình cơ động, vừa nắm địch, bắt liên lạc hiệp đồng với bộ binh. Xe 377 dẫn đầu đội hình vọt lên với tốc độ cao, khéo léo di chuyển vượt qua các đợt ngăn chặn, đánh phá ác liệt của máy bay địch, tiếp cận mục tiêu sớm nhất. Quân địch trong căn cứ thấy quân ta chỉ có một xe tăng, không có bộ binh đi kèm liền cho 10 xe M41 chia làm 2 mũi bao vây xe 377.

Lúc này, xe tăng 377 rơi vào tình thế vô cùng hiểm nghèo, một mình giữa vòng vây xe tăng địch. Cuộc đấu xe tăng một chọi mười đã diễn ra vô cùng quyết liệt. Trung đội trưởng Nguyễn Nhân Triển đã hội ý chớp nhoáng với kíp xe và các anh đã đi đến quyết định đánh cảm tử. Trung đội trưởng Nguyễn Nhân Triển đã mưu trí, dũng cảm chỉ huy xe 377 tả xung hữu đột, lao thẳng vào đội hình xe tăng địch bắn cháy liên tiếp 7 xe M41, làm địch rối loạn đội hình. 

Phía sau, xe tăng số 354 và 369 mở hết tốc lực xông lên ứng cứu vừa đi vừa đánh địch mở đường diệt một số xe tăng địch nấp sau ụ chiến đấu. Một xe tăng M41 của địch ở phía nam sân bay Đắc Tô 2 đã bắn lén trúng xe tăng 377, lửa khói trùm kín trên chiếc chiến xa quả cảm, cả bốn thành viên trên xe 377 hy sinh. Cùng lúc xe tăng và bộ binh Trung đoàn 1 tràn lên tiêu diệt hoàn toàn căn cứ Đắc Tô 2.

Cụm căn cứ Đắc Tô - Tân Cảnh là tuyến phòng ngự mạnh nhất của địch ở Bắc Tây Nguyên đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Tập thể kíp xe tăng phiên hiệu 377 đã lập một kỷ lục, liên tiếp bắn cháy 07 xe tăng địch trong một trận đánh, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng của bộ đội Tăng Thiết giáp trong chiến đấu. 

Trận đánh kết thúc, đồng đội tìm thấy xe 377 đang bốc cháy giữa ngổn ngang xác xe tăng địch, cả kíp xe 4 người đã anh dũng hy sinh, hóa thân vào chiến thắng. Bên cạnh thi thể không còn nguyên vẹn của những người anh hùng, chỉ còn đó những nắm cơm đã cháy thành than mà kíp xe chưa kịp ăn giữa hai trận đánh. 

Thương tiếc khôn nguôi, đồng đội đã để các anh nằm lại với đất mẹ Tây Nguyên, với Đắc Tô - Tân Cảnh, nơi kíp xe tăng 377 đã chiến đấu và anh dũng hy sinh. Đã 52 năm trôi qua kể từ ngày 24 tháng 4 năm ấy, các đồng chí Triển, Ái, Lượng, Vịnh đã cùng bao đồng đội khác hoá thân vào đất mẹ, mãi mãi thanh xuân cùng điệp trùng núi rừng Tây Nguyên. 

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc ngày 9/1/2009, kíp xe tăng 377 đã được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Kíp xe tăng 377 đã trở thành tượng đài chiến thắng trong lòng cán bộ chiến sỹ Tăng Thiết giáp và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nằm ở trung tâm huyện lỵ Đắc Tô, xe tăng phiên hiệu 377 đã được tôn vinh trong quần thể tượng đài chiến thắng. Nắm cơm cháy được trưng bày trong Bảo tàng lực lượng Tăng Thiết giáp - di vật còn lại của kíp xe 377 là minh chứng về tinh thần kiên quyết tấn công tiêu diệt địch: “Một xe cũng tiến công, một người cũng chiến đấu” thể hiện cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng của bộ đội xe tăng trong chiến đấu./.


Yêu nước ST.

Khắc phục tình trạng cán bộ né việc

 


Thời gian qua, tình trạng cán bộ né việc, né trách nhiệm diễn ra khá phổ biến ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế-xã hội đất nước, gây bức xúc trong xã hội.

Mặc dù lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt để khắc phục, tuy nhiên tình trạng trên vẫn chưa chấm dứt. Do đó, cần có những giải pháp quyết liệt hơn nữa để làm thay đổi nhận thức, thái độ của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đồng thời kiên quyết thay thế những cán bộ thiếu trách nhiệm, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Nhận diện và đấu tranh với các tà đạo đội lốt tôn giáo hiện nay

 


Sự xuất hiện những tà đạo đội lốt tôn giáo được lập ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, làm xáo trộn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở một bộ phận nhân dân. Hoạt động của các tà đạo đó đã vi phạm pháp luật, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, làm lệch chuẩn văn hóa, đạo đức xã hội... Chính vì vậy, việc nhận diện, đấu tranh với các tà đạo đội lốt tôn giáo là rất cần thiết.

Kiên cường, bền bỉ trong “cuộc chiến” giữ vững vị thế, uy tín, thanh danh của Đảng Cộng sản Việt Nam

 


Để góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, vấn đề cần quan tâm hiện nay là phải nhận thức đúng đắn, thực hiện đồng bộ việc nâng cao hiệu quả, tăng cường tính chiến đấu và bảo đảm tính thuyết phục trong “cuộc chiến” giữ gìn, bảo vệ vị thế, uy tín, thanh danh của Đảng Cộng sản Việt Nam và bản chất chế độ chính trị-xã hội ưu việt mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

 


Quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta, luôn coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và coi đó là nguyên tắc số một về tổ chức và hoạt động của một Đảng Cộng sản. Điều lệ của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng, những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, đều khẳng định và chỉ rõ những nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng 94 năm qua, Đảng ta luôn xác định tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua ngày 19 tháng 1 năm 2011) nhấn mạnh: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.

Những vấn đề cần chú ý trong xây dựng, hoàn thiện cơ chế để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng hiện nay

 


Như vậy, để bảo đảm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng trên các phương diện chính là: Trong công tác tổ chức; trong hoạt động lãnh đạo trong sinh hoạt đảng và trong các mặt khác của công tác xây dựng Đảng. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng là việc phức tạp, phạm vi phải xây dựng các quy định rất rộng, cần sự kiên trì và sự chỉ đạo tập trung.

Nội dung cụ thể của cơ chế thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng hiện nay

 


Cơ chế bảo đảm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng là loại cơ chế chính trị cấp độ cao, bao gồm cả quan điểm chính trị, các quy định, quy chế, quy trình cụ thể trong từng tổ chức, từng công việc của Đảng, để bảo đảm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ trong toàn Đảng.

Để xác định nội dung cơ chế thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, cần nhận thức rõ phạm vi thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Có thể chia ra các lĩnh vực chính trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, như thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác tổ chức của Đảng; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động lãnh đạo; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong các mặt công tác xây dựng Đảng khác.

"DÂN VẬN KHÉO" BẰNG NHỮNG MÔ HÌNH THIẾT THỰC

Hòa Bình là tỉnh miền núi với trên 74% dân số đồng bào các dân tộc Mường, Tày, Thái, Dao, Mông, đời sống nhân dân nhiều nơi còn khó khăn. Xuất phát từ đặc điểm địa bàn, những năm qua lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Hòa Bình đã chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai nhiều mô hình, phong trào giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa. Có dịp về xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) vào thời điểm chính vụ thu hoạch bưởi chúng tôi ấn tượng trước những vườn cam, vườn bưởi sai trĩu quả đang chín vàng rộ. Tiếp chúng tôi tại Nhà văn hóa xóm vừa được sửa chữa khang trang, ông Kiều Bá Phúc, Trưởng xóm Đại Đồng phấn khởi cho biết: “Bưởi ở đây quả to, mã đẹp nên thương lái tìm đến thu mua đông. Trung bình giá bưởi thu mua tại vườn khoảng hơn 10.000 đồng/1kg; loại đẹp lên đến gần 20.000đồng/1kg. Không chỉ tiêu thụ trong nước mà bưởi Đại Đồng còn được thu mua xuất khẩu sang một số nước Châu Âu”. Trước đây tình hình an ninh trật tự ở Đại Đồng khá phức tạp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn nên năm 2016 Ban CHQS huyện Yên Thủy lựa chọn địa phương để triển khai mô hình “Làng, bản văn hóa quốc phòng, an ninh”. Thực hiện mô hình, LLVT huyện phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương vận động người dân mở rộng diện tích trồng cam, bưởi để phát triển kinh tế, kết hợp tuyên truyền người dân chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng xóm theo tiêu chí nông thôn mới. Thượng tá Bùi Quang Long, Chính trị viên Ban CHQS huyện Yên Thủy cho biết: “Thời gian đầu chúng tôi hỗ trợ một phần kinh phí và vận động một số hộ gia đình mở rộng diện tích trồng cam và bưởi Diễn. Thấy cây bưởi cho giá trị kinh tế nên người dân bắt đầu học tập, trồng theo. Nhờ cây bưởi mà những năm gần đây đời sống của người dân trong xóm được nâng lên. Hiện nay, cả xóm có gần 800 nhân khẩu nhưng chỉ còn 1 hộ nghèo và 5 hộ cận nghèo, bà con đoàn kết, tệ nạn xã hội cũng không còn”. Mô hình “Làng, bản văn hóa quốc phòng, an ninh” là mô hình giúp dân tiêu biểu, đặc trưng riêng có của LLVT tỉnh Hòa Bình và được Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai từ năm 2009. Đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 38 “Làng, bản văn hóa quốc phòng, an ninh”. Với 4 mục tiêu cơ bản là: Làng, bản ấm no, không còn nghèo đói; sạch đường, đẹp ngõ, không có dịch bệnh; gia đình hòa thuận, con cháu thảo hiền; làng, xóm yên vui, mô hình đã góp phần giúp nhiều bản, làng khó khăn trong tỉnh dần “thay da đổi thịt”. Thượng tá Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình cho biết: Thực hiện phong trào “Dân vận khéo”, những năm qua LLVT tỉnh triển khai nhiều mô hình, phong trào giúp dân hiệu quả. Bên cạnh mô hình “Làng, bản văn hóa quốc phòng, an ninh”, các cơ quan, đơn vị đang triển khai mô hình “Đồng hành cùng em đến trường” với 2.081 xe đạp, 545 cặp sách, 144 xuất học bổng, 747 thẻ bảo hiểm y tế… tổng trị giá trên 3 tỷ đồng được trao tặng cho học sinh nghèo vượt khó trong 5 năm qua; mô hình “Ngôi nhà 1.000 đồng” đã hỗ trợ xây 20 nhà với tổng số tiền 1,6 tỷ đồng. Mới đây mô hình “Công trình 100 đồng thắp sáng niềm tin” đã lắp được gần 100 cột đèn chiếu sáng tại một số trục đường nông thôn ở xã Trung Thành, huyện Đà Bắc. Gắn phong trào “Dân vận khéo” với “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” các cơ quan, đơn vị trong LLVT tỉnh Hòa Bình còn phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tích cực tham gia tu sửa, làm mới đường giao thông nông thôn; nạo vét kênh mương nội đồng; giúp đỡ gia đình chính sách, hộ nghèo sửa nhà, dọn vệ sinh, cải tạo vườn tạp…; tổng giá trị nhân lực, vật lực đóng góp trong 5 năm gần đây trên 6,5 tỷ đồng. Hoạt động giúp dân được triển khai thường xuyên kết hợp với tăng cường trong những đợt hành quân dã ngoại làm công tác dân vận, diễn tập, huấn luyện dân quân tự vệ. Điều này đã góp phần giúp các địa phương sớm hoàn thành mục tiêu nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Cùng với giúp dân phát triển kinh tế, LLVT tỉnh Hòa Bình còn đóng vai trò nòng cốt tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân trên địa bàn. Các cơ quan, đơn vị bám sát cơ sở, chủ động xây dựng kế hoạch, xác định nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật phù hợp với từng thời điểm, từng địa bàn; ưu tiên những bản, làng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Không chỉ tập trung tuyên truyền văn bản liên quan đến công tác quốc phòng, các cơ quan, đơn vị còn đẩy mạnh phổ biến một số kiến thức luật thiết yếu như: Phòng, chống ma túy; hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới...; kết hợp phổ biến luật với vận động bà con xóa bỏ tập tục, xây dựng đời sống văn hóa. Đại tá Triệu Kim Thắng, Phó chính ủy Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình khẳng định: Xuất phát từ đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương nên những năm qua hoạt động công tác dân vận được xem là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của LLVT tỉnh. Thông qua những mô hình, việc làm giúp dân thiết thực, hiệu quả đã góp phần quan trọng vào tăng cường mối đoàn kết quân dân; củng cố niềm tin của nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương; qua đây xây dựng “thế trận lòng dân” trong khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc. Những mô hình, phong trào trên sẽ tiếp tục được LLVT tỉnh triển khai, nhận rộng trong thời gian tới./. - Nguyễn Trường -

PHONG TRÀO THI ĐUA QUYẾT THẮNG GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

Quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Quân khu về công tác thi đua khen thưởng và phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT); những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Quân sự Quân khu 3 đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, chỉ tiêu, biện pháp thi đua sát đúng với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị. Mỗi phong trào thi đua, cuộc vận động đều được tổ chức chặt chẽ các bước từ phát động, đăng ký giao ước, kiểm tra, đôn đốc, chấm điểm thi đua và sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm; qua đó biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học của Nhà trường. Trong tổ chức phong trào TĐQT, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã tập trung vào việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ, thái độ trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, học viên trong tổ chức các hoạt động thi đua. Coi trọng đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật, kịp thời định hướng tư tưởng, hướng dẫn hành động, tạo chuyển biến rõ nét về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và quần chúng. Chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII, XIII) về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới”; Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới; phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì các cấp; thực hiện hiệu quả mô hình “Chi bộ 4 tốt”, “Đảng bộ cơ sở 4 tốt”; thường xuyên chăm lo kiện toàn cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, coi trọng công tác kiểm tra giám sát. Nhờ đó, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu được nâng lên rõ rệt. Trước sự phát triển và yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, phong trào TĐQT đã bám sát và quán triệt sâu sắc nghị quyết của các cấp ủy Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhất là Nghị quyết số 1657-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về đổi mới công tác giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới; Nghị quyết số 1659-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương, Nghị quyết số 396-NQ/ĐU của Đảng ủy Quân khu về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2023-2030 và những năm tiếp theo. Trong giáo dục - đào tạo, Nhà trường thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”; gắn lý luận với thực tiễn, bảo đảm tính đảng, tư tưởng, tính khoa học trong từng bài giảng. Các khoa giáo viên, đơn vị đã tổ chức nhiều phong trào thi đua mang lại hiệu quả, thiết thực như: Phong trào “Thi đua dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”; các mô hình “Giờ giảng tốt, bài giảng hay”, “Giảng đường thông minh - Thao trường sáng tạo”, “Giờ học kiểu mẫu”, “Tuần học thanh niên”, “Tổ học tập, đôi bạn cùng tiến”,.. qua đó cổ vũ, động viên cán bộ, giáo viên, học viên tích cực, hăng say trong học tập, rèn luyện. Nhà trường chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ sư phạm, kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy - học hiện đại; những phương pháp giảng dạy mới trên cơ sở sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin. Từ năm 2019 đến nay, đã tổ chức tập huấn chuyên ngành cho hơn 1.200 lượt giáo viên. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng giáo viên được chọn lọc, coi trọng những nội dung mới, những vấn đề về quan điểm, đường lối quân sự của Đảng. Cùng với đó, Nhà trường tạo mọi điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn do Quân khu, Bộ Quốc phòng tổ chức; đề nghị luân phiên sắp xếp cho giáo viên đi thực tế tại các đơn vị; tham quan diễn tập khu vực phòng thủ ở các địa phương. Nhà trường chỉ đạo các khoa giáo viên hướng các hoạt động thi đua vào thực hiện tốt nền nếp, chế độ thông qua bài giảng; tăng cường giảng mẫu, dự giảng, kịp thời rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo; duy trì nền nếp, chất lượng “Hội thi giáo viên, cán bộ quản lý huấn luyện giỏi”; tổ chức và tham gia hội thi, hội thao ở các cấp đều giành thứ hạng cao, như: Đoạt giải ba tại Hội thi Báo cáo viên giỏi Quân khu năm 2021; giải ba Hội thi sáng kiến cải tiến trang thiết bị đào tạo các trường quân sự quân khu, quân đoàn năm 2022; giải nhì Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị Quân khu năm 2023; giải nhất toàn đoàn Hội thi giáo viên các trường quân sự quân khu, quân đoàn năm 2024. Nhờ đó, chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao, hiện nay đội ngũ giáo viên Nhà trường cơ bản đã qua đào tạo chuyên ngành giảng dạy, 97,57% giáo viên có trình độ đại học, sau đại học (trong đó có 01 tiến sĩ, 49 thạc sĩ). Để nâng cao hiệu quả giảng dạy cho từng đối tượng, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường chỉ đạo cơ quan, khoa giáo viên tăng cường đổi mới và điều chỉnh nội dung, chương trình theo hướng phù hợp, sát với đặc điểm địa bàn, mục tiêu đào tạo; chú trọng thời gian thực hành, nội dung huấn luyện đêm, luyện tập các tình huống chiến thuật. Quá trình giảng dạy, Nhà trường chú trọng đổi mới phương pháp theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm, phát huy khả năng độc lập, sáng tạo của học viên; tăng cường gợi mở vấn đề, hướng dẫn trao đổi, thảo luận. Quan tâm đầu tư xây dựng, hoàn thiện thao trường, khu diễn tập, huấn luyện tổng hợp cơ bản, chính quy; tu sửa nâng cấp hệ thống phòng học chuyên dùng, bảo đảm tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật dạy học. Thông qua các phong trào thi đua góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Từ năm 2019 - 2024, Nhà trường đã quản lý, huấn luyện, đào tạo 17 lượt đối tượng với hơn 28 nghìn học viên; kết quả tốt nghiệp, hằng năm 100% hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có trên 83% khá, giỏi. Bên cạnh đó, các cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; thường xuyên luyện tập thuần thục các phương án sẵn sàng chiến đấu, phòng chống cháy nổ, cháy rừng. Đột phá vào xây dựng nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật và cải cách hành chính quân sự, qua đó rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật cho bộ đội, giải quyết dứt điểm các hạn chế, khuyết điểm, tạo sự đồng thuận, đoàn kết thống nhất trong đơn vị. Kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra, quản lý bộ đội, xử lý kiên quyết, kịp thời vụ việc vi phạm, nắm và quản lý tốt tình hình tư tưởng bộ đội, không để nảy sinh tiêu cực. Cùng với nâng cao chất lượng giảng dạy, Nhà trường khuyến khích, động viên cán bộ, giáo viên thi đua vào nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; chú trọng, đầu tư theo hướng thực chất, có chiều sâu và tính thực tiễn cao. 5 năm qua, Nhà trường có 186 đề tài, sáng kiến, xây dựng, biên soạn hơn 100 bộ giáo trình, tài liệu, chuyên đề cho 40 chuyên ngành được Quân khu và Bộ Quốc phòng đánh giá cao, có giá trị ứng dụng vào thực tiễn huấn luyện, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Với tinh thần thi đua tích cực, trách nhiệm chính trị cao, các cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị đã phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, động viên cán bộ, giáo viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ tham gia thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; đồng thời tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Quân đội chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” bằng những việc làm thiết thực như: Hỗ trợ, xây dựng 06 nhà tình nghĩa, 04 nhà đồng đội, gặp mặt tặng quà trên 230 lượt đối tượng chính sách, người có công với cách mạng; huy động hàng nghìn ngày công bộ đội giúp địa phương làm đường giao thông nông thôn; tu sửa, nạo vét kênh mương nội đồng; xây mới, nâng cấp, tu sửa trường học, nghĩa trang liệt sĩ… Phong trào thi đua “Ngành hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”; “Xây dựng đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt”; “Xây dựng và quản lý doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp”, “Xây dựng đơn vị quân y 5 tốt” được triển khai nền nếp, chất lượng ngày càng cao. Cán bộ, giáo viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ nỗ lực khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo tích cực tăng gia, chăn nuôi đưa vào bếp ăn với giá thành thấp hơn thị trường từ 5-10% góp phần nâng cao đời sống bộ đội; 6/6 đơn vị luôn đạt tiêu chuẩn “Đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt”. Công tác chăm sóc sức khỏe cho bộ đội được nâng lên; quân số khỏe thường xuyên đạt 99,5%. Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn tiết kiệm và an toàn giao thông” với nhiều mô hình sáng tạo hiệu quả như: “Giữ xe tốt, lái xe an toàn”, “Nhà xe thanh niên”, “Nhà kho kiểu mẫu”... Nhà trường coi trọng việc giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ trong quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các loại trang thiết bị kỹ thuật, ô tô, xe máy đảm bảo thông số kỹ thuật đúng quy định; đảm bảo tuyệt đối an toàn khi tham gia giao thông. Trong 5 năm qua, Nhà trường được các cấp khen thưởng: Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì ; 01 Cờ thi đua Bộ Quốc phòng; 02 Cờ thi đua Quân khu; 216 cá nhân được tặng huy chương các loại; 05 tập thể và 18 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ Quốc phòng; 107 lượt tập thể, 637 lượt cá nhân được khen thưởng trong thực hiện phong trào TĐQT. Đây chính là tiền đề quan trọng để Nhà trường đưa phong trào TĐQT phát triển lên tầm cao mới, tạo động lực thúc đẩy cán bộ, giáo viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Nhà trường hăng hái thi đua viết tiếp trang sử vàng truyền thống “Đoàn kết, nghiêm túc, tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, dạy tốt, học tốt”, góp phần xây dựng Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Nhà trường vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, xứng đáng là trường trọng điểm trong hệ thống nhà trường quân đội./. - ST: Đại tá LƯU PHONG THAO - BTĐU, Chính ủy Trường Quân sự Quân khu 3 -

CÂY ĐA LA TIẾN - "ĐỊA CHỈ ĐỎ" GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG

Cây đa La Tiến ở xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên là nơi từng ghi dấu chiến công tiêu biểu của quân và dân tỉnh Hưng Yên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày nay, nơi đây đã trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần đấu tranh kiên cường của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta. Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Hưng Yên ghi rõ: “Trong hai ngày 22 và 23-12-1949, thực dân Pháp đánh chiếm ồ ạt các vị trí trọng yếu trên đường 39A, 39B, ven sông Hồng, sông Luộc để bao vây kháng chiến. Huyện Phù Cừ nằm trong trọng điểm của chiến dịch càn quét lớn của địch. Ngày 24-12-1949, cánh quân đường thủy của địch từ thị xã Hưng Yên sử dụng ca nô, tàu chiến đổ bộ lên thôn La Tiến, xã Nguyên Hòa, chiếm đóng vị trí quan trọng này, án ngữ con đường huyết mạch di chuyển của lực lượng kháng chiến và bộ đội chủ lực ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng”. Ngay từ buổi đầu chiếm đóng và lập bốt tại La Tiến, địch đã khủng bố vô cùng tàn bạo, người dân La Tiến phải đối mặt trực tiếp với quân thù, chịu đựng bao đau thương, mất mát. Người tàn tật, già yếu không kịp chạy tản cư bị chúng ném xuống sông Luộc. Một số nữ du kích tham gia công tác giao liên địch vận, không may sa vào tay địch, chúng đem về bốt tra tấn bằng những cực hình hết sức dã man và giết hại, như các chị: Đinh Thị Nhẹn, Phạm Thị Tị, Đinh Thị Mùi (ở La Tiến). Đêm nào trong bốt La Tiến cũng diễn ra cảnh máu chảy, đầu rơi, bốt La Tiến trở thành “cối xay người” của bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Chúng sục sạo bắt dân đi phu xây bốt, đắp đường giao thông quân sự, khuân vác dụng cụ, phương tiện phục vụ quân lính đi càn quét. Chúng thúc ép lập tề, lập ra “Ban hương chủ” để cai quản dân, làm chỗ dựa cho chúng bắt phu, vơ vét lúa gạo, của cải. Từ bốt La Tiến, bọn địch còn càn quét, bao vây các thôn, xã lân cận, thẳng tay bắn giết, đốt phá và cướp bóc. Chúng bắt hàng trăm người dân trong vùng mà chúng cho là Việt Minh, du kích đem về bốt La Tiến tra tấn dã man và sát hại bằng những hình thức thời trung cổ ngay tại cây đa La Tiến. Chỉ trong gần 5 năm chiếm đóng tại đây (1949-1954), thực dân Pháp và bè lũ tay sai đã giết hại 1.145 chiến sĩ cách mạng, đồng bào yêu nước của ta. Trong đó có nữ Anh hùng liệt sĩ Trần Thị Khang (tức Vũ Thị Kính) là Huyện ủy viên, Bí thư Phụ nữ cứu quốc huyện Phù Cừ, chỉ huy Đội nữ du kích Hoàng Ngân. Mặc dù gây tội ác man rợ, song thực dân Pháp không khuất phục được tinh thần kháng chiến của quân và dân ta. Tháng 1-1954, bộ đội chủ lực đã phối hợp với quân dân Phù Cừ tiêu diệt hoàn toàn bốt La Tiến, giải phóng quê hương. Từ đây, cây đa La Tiến đã trở thành biểu tượng cho sự bất khuất, kiên cường của người dân xã Nguyên Hòa nói riêng và người dân Hưng Yên nói chung. Chiến thắng, giải phóng bốt La Tiến, quân và dân xã Nguyên Hòa lại tiếp tục tham gia tòng quân, dân công hỏa tuyến chi viện cho các mặt trận: Điện Biên Phủ, chiến trường miền Nam, góp phần cùng cả nước đánh đuổi đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Để ghi nhớ công lao của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta bị sát hại tại bốt La Tiến, năm 2009, Huyện ủy Phù Cừ đã chỉ đạo cho xây dựng Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ cạnh Cây đa La Tiến bên dòng sông Luộc. Đồng chí Nguyễn Văn Đoàn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Phù Cừ cho biết, địa điểm cây đa và đền La Tiến đã được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đây là công trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử to lớn của quân dân Phù Cừ nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng nói chung trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; nơi khắc ghi tội ác vô cùng man rợ của thực dân Pháp và bè lũ tay sai đối với các chiến sĩ cách mạng và đồng bào ta; thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Phù Cừ với các anh hùng liệt sĩ, các chiến sĩ cách mạng, đồng bào đã bị thực dân Pháp và bè lũ tay sai giết hại tại nơi đây. Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, Đảng bộ, nhân dân và LLVT huyện Phù Cừ đã đoàn kết một lòng, cùng nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu đáng phấn khởi trên các mặt công tác. Kinh tế-xã hội của huyện có bước phát triển ổn định và vững chắc, đời sống của nhân dân trong huyện được nâng lên rõ rệt, công tác quốc phòng, an ninh được giữ vững, bộ mặt quê hương Phù Cừ có nhiều thay đổi, diện mạo về một nông thôn mới đang dần hiện ra rõ nét hơn. Về La Tiến những ngày đầu xuân, đi trong không gian yên bình của miền quê một thời đau thương giờ đang ngày càng trù phú, sầm uất, chúng tôi rưng rưng xúc động khi chứng kiến dòng người lặng lẽ về dâng hương, chiêm bái tại di tích cây đa và đền La Tiến./. - Khắc Cường- Trần Ngọc -

NƠI CON ĐƯỜNG CỘNG SẢN ĐI QUA

Những ngày tháng Tư này, đi trên con đường Cộng Sản chạy dài từ xã Chí Hòa (huyện Hưng Hà) qua xã Hồng Việt, Liên Hoa đến xã Hồng Bạch (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) – nơi in dấu cuộc biểu tình của nông dân hai huyện Tiên Hưng – Duyên Hà ngày 1/5/1930, chúng tôi cảm nhận được nguồn sức mạnh của những dấu son lịch sử vẫn đang cổ vũ cho các thế hệ cán bộ, nhân dân địa phương đoàn kết, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Xã Chí Hòa (huyện Hưng Hà) là địa phương có phong trào cách mạng phát triển từ rất sớm. Theo lịch sử Đảng bộ địa phương, ngay từ đầu năm 1928, sau khi Ban Tỉnh bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội Thái Bình thành lập, trên địa bàn Thần Duyên, trong đó xã Chí Hòa là trung tâm đã thành lập một chi bộ thanh niên gồm 6 đồng chí, do đồng chí Bùi Hữu Diên làm Bí thư. Đến tháng 7/1929, tại thôn Nhuệ đã diễn ra hội nghị thành lập Liên chi bộ đảng Thần Duyên. Đây là liên chi bộ Đảng đầu tiên của hai huyện Duyên Hà – Tiên Hưng, cũng là 1 trong 6 chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Thái Bình. Dưới ánh sáng cách mạng của Đảng, Liên chi bộ Thần Duyên đã chèo lái con thuyền cách mạng qua các thời kỳ đấu tranh gian khổ, mà đỉnh cao là cuộc biểu tình của nông dân Tiên Hưng - Duyên Hà ngày 1/5/1950. Dẫn chúng tôi tới thăm di tích cách mạng Trường Tổng Vị Sĩ, anh Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Đảng ủy xã Chí Hòa cho biết: Nơi đây trước là nơi hội họp của Chi bộ thanh niên cách mạng đồng chí hội, sau đó cũng là nơi hoạt động của Chi bộ Cộng sản Thần Duyên. Sáng sớm 1/5/1930, sau tiếng trống hiệu lệnh vang lên tại các làng thuộc Liên Chi bộ Thần Duyên, hàng nghìn quần chúng hai huyện Duyên Hà, Tiên Hưng kéo đến nơi tập trung tại gốc đa chợ Khô (nay là xã Liên Hoa, huyện Đông Hưng) tổ chức tuần hành biểu tình, vượt qua bến đò Thọ Vực (xã Minh Phú, huyện Đông Hưng) đến thị xã Thái Bình (nay là thành phố Thái Bình) để đấu tranh trực diện với chính quyền tay sai đòi giảm sưu, giảm thuế, đòi dân chủ dân sinh. Cuộc biểu tình của nông dân Tiên Hưng - Duyên Hà là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, mở đầu cho cao trào cách mạng 1930 - 1931 và là 1 trong 5 cuộc biểu tình lớn của nông dân cả nước lúc bấy giờ. Mặc dù bị đàn áp dã man, song đây là tín hiệu mở đầu cho các phong trào đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình, đỉnh cao là cuộc biểu tình của nông dân Tiền Hải ngày 14/10/1930, góp phần đáng kể vào cao trào cách mạng chung của cả nước; là bước tập dượt đầu tiên, chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Hơn 90 năm đã trôi qua, những người trực tiếp tham gia cuộc biểu tình nay đã không còn nữa, con đường in dấu những bước chân của đoàn người đi biểu tình, nối liền những chứng tích lịch sử năm ấy như nhà thờ họ Bùi, đình làng Nhuệ, Trường Tổng Vị Sĩ (xã Chí Hòa); chợ Hôm Hưng, đình Đông, đình Quán, đình Bá Thôn (xã Hồng Việt) hay cây đa chợ Khô (xã Liên Hoa)…, nay được đặt tên là đường Cộng Sản, thuộc ĐH.62 đã được đầu tư, nâng cấp, trở thành tuyến đường giao thông huyết mạch của các xã duyên giang phía tả sông Trà Lý của các huyện Hưng Hà, Đông Hưng. Phát huy truyền thống vùng đất anh hùng cách mạng, kể từ khi bước vào công cuộc đổi mới đến nay, Đảng bộ, chính quyền các địa phương đã lãnh đạo nhân dân đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, trong đó trọng tâm là xây dựng xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và chương trình giảm nghèo bền vững. Từ một địa phương thuần nông, đến nay, xã Hồng Việt (huyên Đông Hưng) đang từng bước trở thành “thủ phủ” hoa và cây cảnh, với trên 100ha vườn, đem lại thu nhập bình quân 280 - 300 triệu đồng/ha/năm. Nhờ đó, đời sống nhân dân địa phương không ngừng được nâng lên, diện mạo làng quê có nhiều đổi mới. Không riêng xã Hồng Việt, ở xã Chí Hòa (huyện Hưng Hà) đã thành công với các mô hình chuyển đổi trồng trọt, chăn nuôi, giải quyết được tình trạng nông dân bỏ ruộng. Cùng với đó, xã Chí Hòa đã hướng tới mục tiêu hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Hiện nay, 100% đường giao thông trục xã, trục chính các thôn, đường nhánh cấp I và các tuyến đường trục chính nội đồng, điện, đường, trường, trạm được xây dựng khang trang; thu nhập bình quân đạt trên 52 triệu đồng/người/năm, góp phần đưa Chí Hòa trở thành một trong 4 xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Hưng Hà. Tự hào trước sự đổi thay của quê hương, ông Đặng Đình Viên ở xã Liên Hoa cho biết: “Xưa, nhân dân ba xã Hồng Việt, Liên Hoa, Chí Hòa cùng vùng lên đấu tranh trước ách thống trị của thực dân phong kiến, thì nay đoàn kết phát triển kinh tế, xây dựng quê hương. Chúng tôi tự hào khi được sinh ra trong cái nôi cách mạng này, và luôn tin tưởng rằng, truyền thống yêu nước, cách mạng ấy sẽ luôn là tiền đề, điểm tựa để cán bộ và nhân dân các địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, chung sức nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”./. - Tất Đạt -

BÌNH ĐẲNG GIỚI - HIỆU QUẢ TÍCH CỰC TRONG XÂY DỰNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VỮNG MẠNH (tiếp theo và hết)

Bài 3: Lan tỏa nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo: Những năm qua, công tác hội và phong trào phụ nữ trong LLVT Quân khu 3 luôn được triển khai toàn diện, rộng khắp, có trọng tâm, trọng điểm và ghi được nhiều dấu ấn quan trọng. Điều này được khẳng định thông qua các phong trào, mô hình hoạt động hiệu quả liên tục trong thời gian dài của phụ nữ, không chỉ cổ vũ, động viên cán bộ, hội viên năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, làm tròn thiên chức người “giữ lửa” gia đình mà còn nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội; góp phần thực hiện tốt các mục tiêu về BĐG và VSTBCPN trong LLVT Quân khu. Tìm hiểu thực tiễn tại Hội Phụ nữ Cơ quan Bộ CHQS tỉnh Hà Nam, chúng tôi ấn tượng với Chương trình “Nồi cháo tình thương”. Để thực hiện chương trình, các chị em sẽ tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần để cùng nhau đi chợ mua thực phẩm, nấu cháo, sau đó mang đến phát cho bệnh nhân nghèo đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Theo như chia sẻ của Thiếu tá QNCN Nguyễn Thị Thu Hương, Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ quan Bộ CHQS tỉnh Hà Nam thì, chương trình được chị em trong hội triển khai từ nhiều năm nay. Toàn bộ chi phí mua thực phẩm nấu cháo do chị em trong hội tình nguyện đóng góp. Hội Phụ nữ Cơ quan Bộ CHQS tỉnh Hà Nam có số lượng hội viên ít, cộng thêm công việc bận rộn nên mỗi tháng, hội chỉ có thể tổ chức được khoảng 3 đến 4 đợt phát cháo thiện nguyện với số lượng mỗi lần phát từ 200 đến 300 suất cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Chị Hương chia sẻ: “Mong muốn của chị em trong hội là thông qua chương trình này giúp các bệnh nhân nhân có hoàn cảnh khó khăn giảm được một phần chi phí điều trị tại bệnh viện; động viên, tiếp thêm nghị lực để người bệnh vượt qua nỗi đau bệnh tật, sớm khỏe mạnh về với gia đình”. Còn tại Sư đoàn 395 (Quân khu 3), mô hình “Tổ Phụ nữ tiết kiệm” cũng đang được Hội Phụ nữ Cơ quan Sư đoàn duy trì triển khai hiệu quả trong nhiều năm nay. Chia sẻ với chúng tôi, Thiếu tá QNCN Bùi Thị Thanh Tâm, Phó chủ tịch Hội Phụ nữ Cơ quan Sư đoàn 395 cho biết: Thực hiện mô hình, sau mỗi buổi sinh hoạt Hội, các chị em sẽ tình nguyện bỏ tiền vào “Hòm tiết kiệm”. Người có nhiều góp nhiều, người có ít đóng góp ít. Số tiền đóng góp được sẽ công khai để tất cả mọi người cùng nắm, sau đó cho các chị em vay đầu tư phát triển kinh tế gia đình, ưu tiên những đồng chí hoàn cảnh khó khăn, mới lập gia đình. Ngoài ra, những hội viên cần tiền giải quyết công việc như chữa bệnh cho người thân hoặc xây nhà đều được Hội cho vay với những mức khác nhau. Số tiền cho vay tuy chưa nhiều nhưng đã giúp các chị em giải quyết được công việc cần thiết trước mắt, có thêm điều kiện, động lực để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, hoạt động trên còn thể hiện tinh thần sẻ chia “lá lành đùm lá rách”, qua đó xây dựng mối đoàn kết gắn bó giữa các hội viên. Là đơn vị có số lượng hội viên phụ nữ đông nên năm 2013, Hội Phụ nữ Lữ đoàn 603 được Quân khu 3 lựa chọn để triển khai mô hình “Gia đình quân nhân kiểu mẫu” nhằm thực hiện tốt các tiêu chí “Gia đình 5 không, 3 sạch”, “5 có, 3 sạch” do trên phát động. Sau hơn 10 năm triển khai, mô hình “Gia đình quân nhân kiểu mẫu” đã góp phần quan trọng giúp các chị em trong đơn vị thực hiện tốt thiên chức người vợ, người mẹ, qua đó “giữ lửa” hạnh phúc gia đình. Thiếu tá QNCN Trịnh Thị Phương Linh, Chủ tịch Hội Phụ nữ Lữ đoàn 603 chia sẻ: “Thực hiện mô hình, chúng tôi chọn một số gia đình có nhiều thế hệ là cán bộ, đảng viên để xây dựng mô hình “gia đình truyền thống” và một số gia đình có cả vợ và chồng đều là quân nhân để xây dựng mô hình “gia đình tiêu biểu”. Từ kết quả thực hiện hai mô hình hình trên, chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm cho chị em cách “giữ lửa” hạnh phúc, chăm sóc con cái… Nhờ đó mà nhiều năm qua, các thành viên trong gia đình nữ quân nhân của đơn vị không mắc tệ nạn xã hội, không sinh con thứ 3, không có hộ nghèo; hiện tượng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em cũng không còn; 100% gia đình đạt gia đình văn hóa”. Mặc dù chỉ chiếm hơn 6% quân số, phân tán nhỏ lẻ ở các cơ quan, đơn vị và làm nhiều công việc khác nhau, nhưng thời gian qua công tác hội và phong trào phụ nữ trong LLVT Quân khu 3 luôn được các cấp hội triển khai nền nếp, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Rất nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong hoạt động phụ nữ được triển khai ở các cấp hội, trong đó tập trung hướng đến giúp cơ quan, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị trung tâm như: Hội phụ nữ thuộc đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ có các mô hình “Ca trực kiểu mẫu, kíp trực an toàn”, “Trạm thông tin 4 tốt”, “Bát nước thao trường”; ở cơ quan, đơn vị làm công tác phục vụ có mô hình “Quản lý tốt, cấp phát nhanh”, “Bếp nuôi quân giỏi, quản lý tốt”, “Bếp ăn phụ nữ tự quản”; tại các kho, trạm, xưởng có mô hình “Kho gọn gàng ngăn nắp”, “Kho phụ nữ tự quản”; hay các mô hình “Buồng bệnh kiểu mẫu”, “Buồng bệnh Đặng Thùy Trâm” của phụ nữ công tác ở bệnh viện, bệnh xá. Đại tá Hà Quốc Trịnh, Trưởng phòng Công tác Quần chúng (Cục Chính trị Quân khu 3) cho biết thêm: Chị em phụ nữ chủ yếu làm chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong số đó có những chị em công tác ở đơn vị chủ lực, làm nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ công việc luôn bận rộn, một số làm việc trong môi trường độc hại như kho, xưởng sửa chữa, bảo quản... Tuy nhiên, ở cương vị nào, làm nhiệm vụ gì, các chị em cũng luôn nỗ lực hết mình để không thua kém các nam quân nhân. Thậm chí, nhiều hoạt động phong trào của chị em còn được triển khai sôi nổi như văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, dân vận, kết nghĩa, làm thiện nguyện… Điều này đã góp phần giúp vào các cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thông qua đây giúp chị em tự khẳng định mình, đồng thời hoàn thành tốt 6 mục tiêu BĐG và VSTBCPN mà Ban VSTBPN Quân khu đã xác định. Cùng với triển khai nhiều phong trào, mô hình nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, phụ nữ LLVT Quân khu 3 còn quan tâm chăm lo xây dựng gia đình “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”. Các tổ chức hội đã triển khai nhiều đợt tập huấn, tuyên truyền kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nuôi dạy con, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc cho các hội viên, đặc biệt là những hội viên trẻ tuổi. Qua đó giúp chị em biết điều chỉnh phương pháp, đổi mới cách giáo dục con cái, nâng cao chất lượng cuộc sống hôn nhân. Nhiều mô hình đang được duy trì, nhân rộng như: Câu lạc bộ “Gia đình quân nhân kiểu mẫu”, “Gia đình 5 không, 3 sạch”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”. Tổng kết hằng năm có 98,5% trở lên gia đình nữ quân nhân trong LLVT Quân khu đạt tiêu chí “5 không, 3 sạch” và danh hiệu “Gia đình Văn hóa”. Trước thực tế một số chị em phụ nữ trong LLVT Quân khu 3 có hoàn cảnh khó khăn, nhằm chia sẻ, giúp đỡ các chị em ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, các hội phụ nữ cơ sở đã triển khai sâu rộng, hiệu quả phong trào “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ khó khăn”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Heo vàng ấm áp”. Theo Thiếu tá Vũ Thị Phương Lan, Trợ lý Phụ nữ Phòng Công tác Quần Chúng (Cục Chính trị Quân khu 3) thì, chỉ tính trong 5 năm gần đây, các hội phụ nữ đã giúp gần 200 lượt gia đình hội viên được vay vốn với tổng số tiền hơn 1tỷ đồng; tham mưu với cấp ủy, chỉ huy đơn vị vận động hỗ trợ xây dựng được hơn 10 nhà “mái ấm đồng đội”. Hằng năm, các cấp hội thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà hội viên hiếm muộn, mắc bệnh hiểm nghèo...; góp phần giảm tỷ lệ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trong LLVT Quân khu còn dưới 1%. Để công tác phụ nữ và phong trào phụ nữ Quân khu 3 tiếp tục đi vào chiều sâu, các hội phụ nữ cơ sở đã chủ động phối hợp với các tổ chức quần chúng trong đơn vị và địa phương nơi đóng quân đẩy mạnh hoạt động giao lưu, kết nghĩa, thu hút đông đảo hội viên tham gia, hướng hoạt động vào thực hiện hiệu quả công tác dân vận, chính sách, nhân đạo, từ thiện, bảo vệ môi trường, tham gia các phong trào, cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Hội LHPN Việt Nam và đơn vị, địa phương tổ chức, như phong trào: “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương và trẻ em nghèo vùng cao”, “Nói không với rác thải nhựa”. Đặc biệt, hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, hằng năm, phụ nữ LLVT Quân khu 3 đã tích cực phối hợp tham gia hỗ trợ ngày công lao động, quyên góp tiền để cải tạo đường giao thông nông thôn, khu phố và thực hiện các hoạt động chính sách xã hội trên địa bàn; phối hợp tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo, gia đình thuộc diện chính sách. Các hoạt động trên được cấp ủy, chính quyền và người dân đánh giá rất cao, góp phần lan tỏa hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới. Có thể khẳng định, các phong trào, mô hình hoạt động của phụ nữ LLVT Quân khu 3 đã để lại dấu ấn đậm nét, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”; giúp chị em ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trong gia đình và xã hội; góp phần tỏa sáng hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” và phẩm chất “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ LLVT Quân khu 3 thời kỳ mới./. Minh Thiện-Mạnh Dũng-Nguyễn Trường