TƯ TƯỞNG
NHÂN VĂN QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH – CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHIẾN TRANH TRONG
THỜI ĐẠI MỚI
Tư tưởng
nhân văn quân sự Hồ Chí Minh là nét đặc sắc, cốt lõi trong tư tưởng quân sự của
Người. Bởi nó thấm đượm giá trị ưu việt của truyền thống nhân văn Việt Nam và
nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Tư tưởng nhân văn quân sự
Hồ Chí Minh coi con người vừa là mục tiêu giải phóng vừa là động lực của cách
mạng. Trong khi khẳng định mục tiêu cao cả của cách mạng là đấu tranh vì độc
lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân, cho sự nghiệp giải phóng nhân loại
và mỗi con người, Hồ Chí Minh cũng xác định sự nghiệp ấy phải do chính con
người thực hiện.
Tư tưởng
nhân văn quân sự Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung cơ bản về mục đích của khởi
nghĩa vũ trang, chiến tranh cách mạng; tư tưởng về sử dụng bạo lực cách mạng
chống lại bạo lực phản cách mạng; tư tưởng bạo lực cách mạng luôn thống nhất
với tư tưởng nhân đạo, hòa bình trong các hoạt động khởi nghĩa vũ trang toàn
dân; chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, lấy sức mình là chính; tư
tưởng về xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng
nền quốc phòng toàn dân v.v. Tất cả đều toát lên khát vọng giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, giải phóng con người; mối quan hệ giữa dân tộc, Tổ quốc,
thời đại; vấn đề chiến tranh, hoà bình đều được giải quyết trên cơ sở chủ nghĩa
nhân văn ở cấp độ cao nhất - nhân văn cộng sản chủ nghĩa.
Ngày nay,
thế giới liên tục đổi thay, tư tưởng con người sẽ chịu tác động của yếu tố cả
tích cực và tiêu cực, nhất là các cuộc xung đột đang diễn ra trên thế giới,
ngay cả trong đất nước nước mà trước đây là cái nôi của cách mạng vô sản thế
giới. Điều đó nhắc nhở chúng ta khi đánh giá một cuộc chiến tranh cần phải có
cách nhìn khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể. Muốn vậy cần pahỉ có luận cứ
khoa học đúng đắn - Tư tưởng nhân văn quân sự Hồ Chí Minh là một trong những
luận cứ đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét