Thứ Hai, 16 tháng 9, 2024

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: CHIA SẺ CỦA CA SĨ HÀ ANH TUẤN SAU KHI NHẬN ĐƯỢC CƠN MƯA LỜI KHEN CHO NHỮNG HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN!

     “Những người lính, công an, dân quân, thanh niên...lao vào lũ dữ, cứu trợ, cứu mạng, tận hiến đưa cả người sống và hương linh không may mắn về với gia đình chòm xóm. Đó là những anh hùng thật sự và đúng nghĩa của những ngày cả đất nước oằn mình qua bão dữ!

Nhìn những hình ảnh chia nhau vội nồi mì tôm, chân ngập nước mà mắt sáng, tâm vững chí bền, ta thấy mình nhỏ bé và biết ơn dường nào.

Tất cả chúng ta chỉ là hậu phương. Những đóng góp chỉ là hạt sỏi mong dính vào dính vào để họ dựa lưng mà vững bước.

Sinh ra từ đâu thì mong có cơ hội mà trả ơn từ đó. Để thanh thản mà sống hết chặng đường dưới ánh mặt trời.
---
Đất nước tôi, sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa...
...sáng ngời muôn thuở!
---”./.
Môi trường ST.

CÙNG ĐỌC VÀ SUY NGẪM: CHO GÌ QUÝ NẤY!

     Một số bài viết đang nói về việc ko nên gói bánh chưng nhiều ở Hà Tĩnh, Nghệ An, vận chuyển sợ hư hỏng, mang tiền ra xem.họ thiếu gì thì mua; phải hiểu rằng.

Thứ 1: bà con Hà Tĩnh, Nghệ An họ chia sẽ những thứ họ có sẵn, Gạo nếp, đậu, đậu phọng, lá dong, lá chuối, năm nào tôi thấy họ bắt cả lợn nhà nuôi mổ lấy thịt gói bánh vì họ là ( Nông Dân) chỉ có lương thực không có nhiều tiền.

Thứ 2: nếu có tiền mang ra vùng lũ ...ngay giữa lũ lấy gì để mua cho bà con ăn liền( tiền là cần thiết sau lũ để bà con khắc phục).

Thứ 3: Bánh của người dân Hà Tĩnh, Nghệ An gói đưa ra Bắc đang mưa thời tiết dịu có thể để được 4,5 ngày vì ở gần luộc xong họ vận chuyển liền trong ngày tới các tỉnh bị lũ; có cơ quan địa phương phân bổ liền, bánh chưng rất đủ chất và dễ ăn và cần thiết lúc chưa có đồ dùng để đun nấu.

Trong lúc cấp bách đối với bà con vùng lũ cái gì cũng quý, người chia sẽ họ cũng nghĩ gì tốt cho bà con thì họ làm, chứ không có thời gian để tính toán trong lúc cấp bách đâu, việc cái thừa cái thiếu là lẽ thương./.
Yêu nước ST.

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM “TIẾP TỤC ĐỔI MỚI MẠNH MẼ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG, YÊU CẦU CẤP BÁCH CỦA GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI”!

     Ngày 16-9, Báo Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”. Sau đây là nội dung bài viết:

1. Trong hơn 94 năm lãnh đạo Cách mạng, Đảng ta không ngừng tìm tòi, phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Đây là yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đưa con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền để đưa dân tộc tiếp tục tiến lên đang đặt ra cấp bách.

Khái niệm “đảng cầm quyền” lần đầu tiên được V.I. Lênin nêu ra năm 1922. Từ những năm 1925-1927, trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu về đảng cầm quyền. Bác coi vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là nguyên tắc thể hiện vai trò cầm quyền của Đảng; Đảng giữ trọng trách to lớn đó vì mục đích của Đảng không có gì khác là “lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản”[1], “ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác”[2], “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”[3]. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền”[4]. Về cách lãnh đạo, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành riêng một mục nói về vấn đề này. Người đã đặt câu hỏi: “Lãnh đạo đúng nghĩa là thế nào?”[5] và trả lời: “Lãnh đạo đúng nghĩa là: 1) Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng…”. 2) Phải tổ chức sự thi hành cho đúng…”. 3) Phải tổ chức sự kiểm soát…”[6]; và để làm cho đúng cả 3 việc, theo Người, đều phải dựa vào dân.

Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội VII của Đảng lần đầu tiên đề cập “đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng”[7], nhấn mạnh cần “quy định cụ thể mối quan hệ và lề lối làm việc giữa Đảng với Nhà nước và các đoàn thể nhân dân ở các cấp, trước hết là ở Trung ương”[8]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 xác định phương thức lãnh đạo của Đảng, đó là: “Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị”[9]; “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”[10]. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII khẳng định “Đảng lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; lãnh đạo thông qua tổ chức đảng chứ không chỉ thông qua các cá nhân đảng viên; lãnh đạo bằng các quyết định của tập thể và bằng cách theo dõi, cho ý kiến chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện, khuyến khích những mặt tốt, uốn nắn những lệch lạc, nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò và hiệu lực của Nhà nước, chứ không điều hành thay Nhà nước”[11]. Các Đại hội VIII, IX, X, XI và XII đều tiếp tục bổ sung, phát triển quan điểm về phương thức lãnh đạo của Đảng; Đại hội XIII nhấn mạnh “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới”[12]. Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 17-11-2022 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới. Vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được khẳng định trong các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” cũng sớm được khẳng định và thực thi bằng các quy định chặt chẽ trong Điều lệ Đảng, Hiến pháp và các quy định của pháp luật, cũng như các quy chế, quy định của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, các hội quần chúng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, sự nghiệp đổi mới nói riêng đã lập nhiều kỳ tích, đạt được thành tựu vĩ đại. Từ một đất nước chưa có tên trên bản đồ thế giới, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Việt Nam đã vươn lên trở thành biểu tượng hòa bình, ổn định, hiếu khách, điểm đến của các nhà đầu tư và du khách quốc tế. Từ một nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên lọt vào Top 40 nền kinh tế hàng đầu, có quy mô thương mại trong Top 20 quốc gia trên thế giới, mắt xích quan trọng trong 16 FTA gắn kết với 60 nền kinh tế chủ chốt ở khu vực và toàn cầu. Từ một đất nước bị bao vây cô lập, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, và là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế. Lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân là mục tiêu phấn đấu, Việt Nam được Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế xem như một câu chuyện thành công, một điểm sáng về xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Đồng thời, đã hình thành thể chế chính trị ổn định với cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng qua nhiều lần kiện toàn, từng bước định hình, đang tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại. Hệ thống chính trị, nòng cốt là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được xây dựng, hoàn thiện, khẳng định vai trò quản lý, điều hành mọi hoạt động của đời sống xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thật sự là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước. Các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân; đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng. Thể chế đó ngày càng khẳng định sự phù hợp và tính ưu việt, được tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân tin tưởng, ủng hộ, bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Tuy nhiên, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Vẫn còn tình trạng ban hành nhiều văn bản, một số văn bản còn chung chung, dàn trải, trùng lắp, chậm bổ sung, sửa đổi, thay thế. Một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ hoặc đã thể chế nhưng tính khả thi không cao. Mô hình tổng thể của hệ thống chính trị chưa hoàn thiện; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu có nội dung chưa rõ; phân cấp, phân quyền chưa mạnh. Mô hình tổ chức của Đảng và hệ thống chính trị vẫn còn những bất cập, làm cho ranh giới giữa lãnh đạo và quản lý khó phân định, dễ dẫn đến bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng. Cải cách hành chính, đổi mới phong cách, lề lối làm việc trong Đảng còn chậm; hội họp vẫn nhiều.

2. Để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, đảm bảo Đảng là người cầm lái vĩ đại, đưa dân tộc ta tiến lên mạnh mẽ; một số công tác trọng tâm, đó là:

Thứ nhất, thống nhất nhận thức và thực hiện cho nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo thông qua hệ thống chính trị mà Đảng là hạt nhân; lãnh đạo bằng tư tưởng, đường lối, chính sách và sự tiên phong gương mẫu, thường xuyên tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên; bằng thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước; sự vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, giới thiệu đại biểu ưu tú vào bộ máy nhà nước và thông qua công tác kiểm tra - giám sát. Đảng cầm quyền bằng pháp luật, lãnh đạo định ra Hiến pháp và pháp luật, đồng thời hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Cán bộ, đảng viên của Đảng chấp hành, “thượng tôn” pháp luật. Đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước; quyền lực của đảng cầm quyền là quyền lực về chính trị, đề ra chủ trương, đường lối, còn quyền lực nhà nước là quyền lực quản lý xã hội trên cơ sở pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Đảng lãnh đạo toàn diện đất nước và chịu trách nhiệm về mọi thành công, thiếu sót trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ hai, tập trung tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “bộ tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước. Xây dựng các cơ quan tham mưu của cấp ủy thực sự tinh gọn; cán bộ tham mưu có phẩm chất chính trị, có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, tinh thông nghề nghiệp, trách nhiệm và thông thạo công việc. Nghiên cứu, đẩy mạnh việc hợp nhất một số cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng; sớm đánh giá toàn diện việc kiêm nhiệm chức danh của Đảng và hệ thống chính trị để có quyết sách phù hợp. Bảo đảm nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng không trùng với nhiệm vụ quản lý; phân biệt và quy định rõ nhiệm vụ cụ thể của các cấp lãnh đạo trong các loại hình tổ chức đảng, tránh tình trạng bao biện làm thay, hoặc tồn tại song trùng, hình thức. Đổi mới mạnh mẽ tác phong, lề lối làm việc theo hướng khoa học, chuyên nghiệp, với phương châm “đúng vai, thuộc bài”.

Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ việc ban hành và quán triệt, thực hiện nghị quyết của Đảng; xây dựng các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên thật sự là các “tế bào” của Đảng. Nghị quyết của các cấp ủy, tổ chức đảng phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu, dễ thực hiện; phải xác định đúng và trúng yêu cầu, nhiệm vụ, con đường, cách thức phát triển của đất nước, của dân tộc, của từng địa phương, từng bộ, ngành; phải có tầm nhìn, tính khoa học, tính thực tiễn, thiết thực và tính khả thi; tạo sự phấn khởi, tin tưởng, kỳ vọng và động lực thôi thúc hành động của cán bộ, đảng viên, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và nhân dân thực hiện Nghị quyết của Đảng. Việc quán triệt, thực hiện Nghị quyết phải tạo ra sự tự nhận thức, tự thấm nhuần, nhất là những quan điểm, chủ trương, giải pháp mới. Tập trung xây dựng chi bộ tốt, đảng viên tốt; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn cuộc sống.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động của Đảng. Đảng kiểm tra, giám sát để công việc được thực hiện tốt hơn, nghị quyết được thực hiện hiệu quả; bộ máy của Đảng, Nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đúng chủ trương, đường lối, đúng người, đúng việc; kịp thời phát hiện nhân tố mới, cách làm hay, sáng tạo; uốn nắn, điều chỉnh những biểu hiện lệch lạc, chệch hướng hoặc ngăn chặn những hành vi sai trái, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phát huy cao độ vai trò kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng, ủy ban kiểm tra các cấp. Ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền kiểm tra, giám sát gắn với phát hiện, xử lý nghiêm mọi hành vi lợi dụng kiểm tra, giám sát để tham nhũng, tiêu cực. Tập trung chuyển đổi số trong công tác đảng; xây dựng cơ sở dữ liệu tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và văn kiện của Đảng, kết nối từ Trung ương tới cơ sở, kết nối đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác, phục vụ hiệu quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

V.I. Lênin đã dạy: “Khi tình hình đã thay đổi và chúng ta phải giải quyết nhiệm vụ thuộc loại khác thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua”. Thực tiễn đổi mới luôn vận động, phát triển, đòi hỏi đổi mới không ngừng phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trên cơ sở kiên định các nguyên tắc của Đảng; thấm nhuần lời dạy của Tổng Bí thư Lê Duẩn “Phải lãnh đạo chặt chẽ và có nguyên tắc, không bao giờ lung lay trước những khó khăn, thử thách của cách mạng”.

TÔ LÂM, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
---------------------
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.3, tr.5
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.290
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.289
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.622
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.325
[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.325
[7] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.301
[8] Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.301
[9] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Sđd, tr.329
[10] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Sđd, tr.330
[11] Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.438, 439
[12] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.196.
Ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm./.
Yêu nước ST.

 THỦ TƯỚNG ÔM CHẶT CẬU BÉ MẤT BỐ VÌ LŨ DỮ, CHIA SẺ VỀ 6 "ĐIỂM TỰA VIỆT NAM" 🇻🇳


(Dân trí) - Câu chuyện cậu bé 8 tuổi mất bố vì bão lũ khiến Thủ tướng xúc động, ôm chặt động viên. Chia sẻ 6 "điểm tựa Việt Nam", ông tin rằng những điểm tựa ấy sẽ giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại chương trình truyền hình trực tiếp  "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức.


Chương trình nhằm lan tỏa tình cảm, sự sẻ chia với những mất mát của nhân dân do hậu quả của bão  lũ, động viên tinh thần kiên cường khắc phục khó khăn, sáng tạo và dũng cảm vì mục tiêu chung.


Bão số 3 (siêu bão Yagi) với cường độ rất mạnh những ngày qua đã tràn vào các tỉnh miền Bắc, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.


Trong tình hình nguy cấp, các lực lượng chức năng đã triển khai "thần tốc" các phương án ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, huy động hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, dân quân, hàng ngàn phương tiện trực tiếp cứu nạn cứu hộ, đảm bảo an toàn giao thông, sơ tán, di dời, tìm kiếm, cứu trợ, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.


Người dân cả nước bằng tất cả tấm lòng đã hướng về vùng lũ, chia sẻ đóng góp tinh thần và vật chất với những sáng kiến và hành động cao đẹp. Trong những giờ phút khó khăn nhất, tình người Việt Nam làm xúc động cả bạn bè thế giới.


Câu chuyện của cháu Nguyễn Quốc Bảo (sinh năm 2016) bị mất cả bố và chị gái khi 3 người bị nước lũ cuốn trôi trong lúc di chuyển bằng xe máy qua cầu tràn thôn Cầu Treo (xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) làm mọi người không kìm được nước mắt.


Đại úy Lục Văn Nguyên, cán bộ Công an xã Yên Thuận, Công an huyện Hàm Yên (người trực tiếp cứu được cháu bé), cũng đã nỗ lực suốt nửa giờ để đi tìm bố mẹ chị gái của Bảo, theo lời thỉnh cầu của cậu bé, nhưng không có kết quả.


Bảo mất bố, mất chị gái, liên tục lau nước mắt khi đứng trên trường quay. Thủ tướng Phạm Minh Chính cầm theo chiếc cặp xách, bước lên và ôm lấy cậu bé, tặng Bảo một món quà với mong muốn cậu bé mạnh mẽ tiếp tục đến trường.


Bảo cũng chia sẻ ước mơ làm cảnh sát, giống người bố nuôi mà cậu bé vừa có, là Đại úy Lục Văn Nguyên.


Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" khắc họa nhiều câu chuyện xúc động về các cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, những người tình nguyện không quản nguy hiểm, khó khăn đã tích cực công tác cứu hộ nhiều nạn nhân trong cơn bão lũ.


"Trong những lúc khó khăn, gian nan, thử thách, ai cũng cần điểm tựa", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói, và đánh giá cao sáng kiến của VTV đặt tên chương trình là "Điểm tựa Việt Nam".


Ông cũng chia sẻ về 6 "điểm tựa Việt Nam".


🇻🇳 Điểm tựa thứ nhất là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.


🇻🇳 Điểm tựa thứ hai là có Đảng lãnh đạo, và Đảng ta không có mục tiêu nào khác là giành độc lập, tự do cho dân tộc, chăm lo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.


🇻🇳 Thứ ba là điểm tựa truyền thống lịch sử văn hóa hào hùng, văn minh, văn hiến của dân tộc; tinh thần "tương thân, tương ái", "thương người như thể thương thân", "lá lành đùm lá rách".


🇻🇳 Điểm tựa thứ tư là nhân dân. Thủ tướng nhấn mạnh nhân dân làm nên lịch sử vì "Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng qua".


🇻🇳 Điểm tựa thứ năm là quân đội và công an và cuối cùng là tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc.


"Mỗi người chúng ta khi khó khăn, thử thách lại càng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, tự mình vượt ra khỏi giới hạn của bản thân với tinh thần biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể", lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh.


Với những điểm tựa vững chắc ấy, Thủ tướng kêu gọi mọi người làm việc bằng hai, "làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm" để khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

 NƯỚC MẮT CỦA THỦ TƯỚNG

“Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi

Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu

Của triệu người yêu dấu gian lao”

Trích “Những đêm hành quân” của nhà thơ Xuân Diệu

Nước mắt Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã rơi trong phiên họp Chính phủ sáng nay thể hiện sự đồng cảm của người đứng đầu Chính phủ khi trực tiếp chứng kiến, lặn lộn với những đau thương, mất mát của người dân các tỉnh miền Bắc mấy ngày qua. 

Đây cũng chính là đại diện cho cảm xúc chung của toàn thể người dân nước Việt lúc này. Làm sao không đau, làm sao không xót và làm sao có thể kìm được những tiếng nấc nghẹn ngào trước chính nhân dân, đồng bào của mình nhất là những người xấu số.

Mong cho "sau cơn mưa trời lại sáng" và "những cây cằn cỗi nhất thường sống trên những đất cằn cỗi nhất" để "bầu trời xanh trở lại". Và các cháu, các gia đình hãy cứ yên tâm, dân tộc này sẽ bao bọc, trở che cho nhau cùng đi về phía trước vượt qua những khó khăn, đau đớn này.

 TRUNG THU NĂM NAY VẮNG BÁC ! 

Tôi chỉ muốn mang cho đời niềm vui

Những muộn phiền xin riêng mình ôm lấy

Tôi không giàu sang, không văn hoa, bóng bẩy

Tôi chỉ có chân thành gửi lại chốn này thôi.

Giữa thế gian tấp nập cuộc đãi bôi

Làm sao định phân đâu là lời chân thật?

Bởi thói thường ưa nhìn nhau bằng vật chất

Thẳng thắn vạch trần, thiên hạ chẳng ra đâu.

Sống ở đời... Sao tránh khỏi bể dâu,

Sao tránh được điều mong cầu trái ý?

Người đôi người bằng hờn ghen, vị kỷ

Đến cuối cùng, về đất chỉ tay không.

Khi cho đi với tất cả tấm lòng

Nhận về mỗi nụ cười cũng mãn nguyện

Bởi thắm sâu trong thâm tâm mình biết

Hạt thiện lương đã kết rễ, xanh mầm.

Hoa đẹp là đóa hoa nở từ tâm...



 NHỮNG HOA HẬU KHÔNG CẦN VƯƠNG MIỆN!

Cô giáo trong bức hình đầu tiên là chị Hoàng Minh Diệp, giáo viên của Trường TH&THCS Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đang lấm lem bùn đất và tranh thủ ăn mì tôm sống sau những giờ khắc phục mưa bão đang được cư dân mạng chia sẻ những ngày qua. Cô cùng các thầy cô ở trường vừa trải qua những ngày đêm miệt mài khắc phục hậu quả sau bão lũ để đón học sinh trở lại. 



Có lẽ nhà của mình còn chưa kịp dọn nhưng các cô giáo đã cùng nhau dọn dẹp trường lớp để các em có thể đi học trở lại trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn các cô ♥️🌿♥️.Với nhiều người họ chính là những cô hoa hậu, những bông hoa đẹp nhất trong những tháng ngày này. 

Ở khía cạnh khác, tối hôm qua mặc dù có 1 cuộc thi sắc đẹp được diễn ra nhưng rất “may” Việt Nam cũng không tăng ngôi vị Hoa hậu khi người đoạt vương miện là người đã dành ngôi vị cao nhất cách đây 10 năm. 

Nhiều người cũng đang có những ý kiến trái chiều về vấn đề này và có lẽ mỗi luồng ý kiến đều có những lý do riêng của mình. Mong sao đồng bào và Nhân dân cả nước tiếp tục chung tay hương về giúp đỡ đồng bào đã, đang bị ảnh hưởng bởi bão lũ vừa qua. 



Quan điểm của các bác về vấn đề này như nào?

 TIẾP TỤC ĐỔI MỚI MẠNH MẼ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG, YÊU CẦU CẤP BÁCH CỦA GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI

Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền để đưa dân tộc tiếp tục tiến lên đang đặt ra cấp bách.

1. Trong hơn 94 năm lãnh đạo Cách mạng, Đảng ta không ngừng tìm tòi, phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Đây là yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đưa con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền để đưa dân tộc tiếp tục tiến lên đang đặt ra cấp bách.

Khái niệm “đảng cầm quyền” lần đầu tiên được V.I. Lênin nêu ra năm 1922. Từ những năm 1925-1927, trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu về đảng cầm quyền. Bác coi vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là nguyên tắc thể hiện vai trò cầm quyền của Đảng; Đảng giữ trọng trách to lớn đó vì mục đích của Đảng không có gì khác là “lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản”, “ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác”, “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền”. Về cách lãnh đạo, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành riêng một mục nói về vấn đề này. Người đã đặt câu hỏi: “Lãnh đạo đúng nghĩa là thế nào?” và trả lời: “Lãnh đạo đúng nghĩa là: 1) Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng…”. 2) Phải tổ chức sự thi hành cho đúng…”. 3) Phải tổ chức sự kiểm soát…”; và để làm cho đúng cả 3 việc, theo Người, đều phải dựa vào dân.

Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội VII của Đảng lần đầu tiên đề cập “đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng”, nhấn mạnh cần “quy định cụ thể mối quan hệ và lề lối làm việc giữa Đảng với Nhà nước và các đoàn thể nhân dân ở các cấp, trước hết là ở Trung ương”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 xác định phương thức lãnh đạo của Đảng, đó là: “Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị”; “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII khẳng định “Đảng lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; lãnh đạo thông qua tổ chức đảng chứ không chỉ thông qua các cá nhân đảng viên; lãnh đạo bằng các quyết định của tập thể và bằng cách theo dõi, cho ý kiến chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện, khuyến khích những mặt tốt, uốn nắn những lệch lạc, nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò và hiệu lực của Nhà nước, chứ không điều hành thay Nhà nước”. Các Đại hội VIII, IX, X, XI và XII đều tiếp tục bổ sung, phát triển quan điểm về phương thức lãnh đạo của Đảng; Đại hội XIII nhấn mạnh “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới”. Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 17/11/2022 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới. Vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được khẳng định trong các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” cũng sớm được khẳng định và thực thi bằng các quy định chặt chẽ trong Điều lệ Đảng, Hiến pháp và các quy định của pháp luật, cũng như các quy chế, quy định của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, các hội quần chúng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, sự nghiệp đổi mới nói riêng đã lập nhiều kỳ tích, đạt được thành tựu vĩ đại. Từ một đất nước chưa có tên trên bản đồ thế giới, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Việt Nam đã vươn lên trở thành biểu tượng hòa bình, ổn định, hiếu khách, điểm đến của các nhà đầu tư và du khách quốc tế. Từ một nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên lọt vào Top 40 nền kinh tế hàng đầu, có quy mô thương mại trong Top 20 quốc gia trên thế giới, mắt xích quan trọng trong 16 FTA gắn kết với 60 nền kinh tế chủ chốt ở khu vực và toàn cầu. Từ một đất nước bị bao vây cô lập, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, và là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế. Lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân là mục tiêu phấn đấu, Việt Nam được Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế xem như một câu chuyện thành công, một điểm sáng về xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Đồng thời, đã hình thành thể chế chính trị ổn định với cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng qua nhiều lần kiện toàn, từng bước định hình, đang tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại. Hệ thống chính trị, nòng cốt là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được xây dựng, hoàn thiện, khẳng định vai trò quản lý, điều hành mọi hoạt động của đời sống xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thật sự là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước. Các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân; đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng. Thể chế đó ngày càng khẳng định sự phù hợp và tính ưu việt, được tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân tin tưởng, ủng hộ, bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Tuy nhiên, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Vẫn còn tình trạng ban hành nhiều văn bản, một số văn bản còn chung chung, dàn trải, trùng lắp, chậm bổ sung, sửa đổi, thay thế. Một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ hoặc đã thể chế nhưng tính khả thi không cao. Mô hình tổng thể của hệ thống chính trị chưa hoàn thiện; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu có nội dung chưa rõ; phân cấp, phân quyền chưa mạnh. Mô hình tổ chức của Đảng và hệ thống chính trị vẫn còn những bất cập, làm cho ranh giới giữa lãnh đạo và quản lý khó phân định, dễ dẫn đến bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng. Cải cách hành chính, đổi mới phong cách, lề lối làm việc trong Đảng còn chậm; hội họp vẫn nhiều.

2. Để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, đảm bảo Đảng là người cầm lái vĩ đại, đưa dân tộc ta tiến lên mạnh mẽ; một số công tác trọng tâm, đó là:

Thứ nhất, thống nhất nhận thức và thực hiện cho nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo thông qua hệ thống chính trị mà Đảng là hạt nhân; lãnh đạo bằng tư tưởng, đường lối, chính sách và sự tiên phong gương mẫu, thường xuyên tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên; bằng thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước; sự vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, giới thiệu đại biểu ưu tú vào bộ máy nhà nước và thông qua công tác kiểm tra - giám sát. Đảng cầm quyền bằng pháp luật, lãnh đạo định ra Hiến pháp và pháp luật, đồng thời hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Cán bộ, đảng viên của Đảng chấp hành, “thượng tôn” pháp luật. Đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước; quyền lực của đảng cầm quyền là quyền lực về chính trị, đề ra chủ trương, đường lối, còn quyền lực nhà nước là quyền lực quản lý xã hội trên cơ sở pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Đảng lãnh đạo toàn diện đất nước và chịu trách nhiệm về mọi thành công, thiếu sót trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ hai, tập trung tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “bộ tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước. Xây dựng các cơ quan tham mưu của cấp ủy thực sự tinh gọn; cán bộ tham mưu có phẩm chất chính trị, có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, tinh thông nghề nghiệp, trách nhiệm và thông thạo công việc. Nghiên cứu, đẩy mạnh việc hợp nhất một số cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng; sớm đánh giá toàn diện việc kiêm nhiệm chức danh của Đảng và hệ thống chính trị để có quyết sách phù hợp. Bảo đảm nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng không trùng với nhiệm vụ quản lý; phân biệt và quy định rõ nhiệm vụ cụ thể của các cấp lãnh đạo trong các loại hình tổ chức đảng, tránh tình trạng bao biện làm thay, hoặc tồn tại song trùng, hình thức. Đổi mới mạnh mẽ tác phong, lề lối làm việc theo hướng khoa học, chuyên nghiệp, với phương châm “đúng vai, thuộc bài”.

Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ việc ban hành và quán triệt, thực hiện nghị quyết của Đảng; xây dựng các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên thật sự là các “tế bào” của Đảng. Nghị quyết của các cấp ủy, tổ chức đảng phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu, dễ thực hiện; phải xác định đúng và trúng yêu cầu, nhiệm vụ, con đường, cách thức phát triển của đất nước, của dân tộc, của từng địa phương, từng bộ, ngành; phải có tầm nhìn, tính khoa học, tính thực tiễn, thiết thực và tính khả thi; tạo sự phấn khởi, tin tưởng, kỳ vọng và động lực thôi thúc hành động của cán bộ, đảng viên, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và nhân dân thực hiện Nghị quyết của Đảng. Việc quán triệt, thực hiện Nghị quyết phải tạo ra sự tự nhận thức, tự thấm nhuần, nhất là những quan điểm, chủ trương, giải pháp mới. Tập trung xây dựng chi bộ tốt, đảng viên tốt; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn cuộc sống.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động của Đảng. Đảng kiểm tra, giám sát để công việc được thực hiện tốt hơn, nghị quyết được thực hiện hiệu quả; bộ máy của Đảng, Nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đúng chủ trương, đường lối, đúng người, đúng việc; kịp thời phát hiện nhân tố mới, cách làm hay, sáng tạo; uốn nắn, điều chỉnh những biểu hiện lệch lạc, chệch hướng hoặc ngăn chặn những hành vi sai trái, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phát huy cao độ vai trò kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng, ủy ban kiểm tra các cấp. Ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền kiểm tra, giám sát gắn với phát hiện, xử lý nghiêm mọi hành vi lợi dụng kiểm tra, giám sát để tham nhũng, tiêu cực. Tập trung chuyển đổi số trong công tác đảng; xây dựng cơ sở dữ liệu tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và văn kiện của Đảng, kết nối từ Trung ương tới cơ sở, kết nối đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác, phục vụ hiệu quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

V.I. Lênin đã dạy: “Khi tình hình đã thay đổi và chúng ta phải giải quyết nhiệm vụ thuộc loại khác thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua”. Thực tiễn đổi mới luôn vận động, phát triển, đòi hỏi đổi mới không ngừng phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trên cơ sở kiên định các nguyên tắc của Đảng; thấm nhuần lời dạy của Tổng Bí thư Lê Duẩn “Phải lãnh đạo chặt chẽ và có nguyên tắc, không bao giờ lung lay trước những khó khăn, thử thách của cách mạng”./.

 Tạp chí Tuyên giáo

 TẤT CẢ VÌ HỌC SINH THÂN YÊU 

Cơn bão Yagi đã làm gián đoạn việc học tập của hàng triệu học sinh. Tuy nhiên, nhờ vào sự chung tay khắc phục của các trường học, địa phương và sự hỗ trợ từ các trường đại học, công tác khắc phục hậu quả đã được triển khai nhanh chóng và hiệu quả. Việc này không chỉ giúp đảm bảo an toàn và điều kiện học tập cho học sinh mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của toàn xã hội trong việc đối phó với thảm họa thiên nhiên.

Thầy cô dốc sức vì học sinh

Cơn bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành giáo dục ở nhiều tỉnh phía Bắc. Hàng nghìn trường học bị hư hại, hàng vạn học sinh không thể đến trường vì mưa lũ và sạt lở. Với tinh thần “lũ rút đến đâu dọn dẹp đến đấy”, các thầy cô giáo Trường Mầm non Hoa Lan, TP Yên Bái mấy hôm nay lội bùn đất, khẩn trương dọn dẹp để sớm đón học sinh trở lại trường. Khắc phục khó khăn chung, nhiều dụng cụ được các thầy cô tự chế để làm sạch trường lớp. Khối lượng bùn đất lớn nên việc đẩy ra khỏi khu vực lớp học rất vất vả, tuy nhiên ai nấy đều hết sức cố gắng.

Cô Bùi Thị Phương Nga, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Lan chia sẻ: “Trước mắt chúng tôi sẽ san gạt, đẩy bùn ra ngoài, sau đó vệ sinh trường lớp với nỗ lực đón học sinh trở lại sớm nhất có thể. Nhà trường đã kêu gọi sự ủng hộ của ngành giáo dục thành phố và lực lượng vũ trang trong tỉnh, đặc biệt là bộ đội và các thầy cô giáo đến để giúp đỡ”.

Ngành giáo dục tỉnh Yên Bái chịu thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tính đến sáng 13-9, tổng thiệt hại ước tính khoảng 56,5 tỷ đồng. Cơ sở vật chất nhiều trường học bị thiệt hại, hư hỏng nặng ở nhiều đơn vị trường học. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Yên Bái thông tin, toàn tỉnh có 152/442 trường từ mầm non đến phổ thông tổ chức cho học sinh đi học (đạt khoảng 35%). Theo đó, các nơi đón học sinh trở lại học là huyện Mù Cang Chải, huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trấn Yên, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Yên, huyện Yên Bình, huyện Lục Yên. Như vậy 8/9 huyện, thị xã đã đón học sinh trở lại, riêng TP Yên Bái học sinh vẫn nghỉ học. Có 2 trường: Mầm non Phúc Lợi, Tiểu học và THCS Phúc Lợi, huyện Lục Yên có nguy cơ sạt lở cao, do quả đồi phía sau nhà trường đang bị nứt.

Tại tỉnh Cao Bằng, việc tổ chức cho học sinh trở lại trường gặp nhiều khó khăn. Ngành giáo dục tỉnh đã khẩn trương huy động lực lượng, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” để ổn định và khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho học sinh. Huyện Bảo Lâm chịu ảnh hưởng nặng với 5 trong tổng số 45 trường học bị thiệt hại nghiêm trọng do ngập úng và sạt lở đất xung quanh công trình. Theo chia sẻ của ông Sầm Ngọc Cao, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm, các trường đã phối hợp với lực lượng địa phương, Quân đội, công an và phụ huynh học sinh để di dời thiết bị dạy học đến nơi an toàn, đồng thời lên kế hoạch dạy bù cho học sinh.

Ở tỉnh Quảng Ninh, nơi tâm bão Yagi đi qua, khoảng 80% trường học bị ảnh hưởng. Sở GD& ĐT tỉnh Quảng Ninh cho biết, 375 trong tổng số 631 trường học đã hoạt động trở lại, trong khi huyện đảo Cô Tô vẫn chưa thể đón học sinh do chưa khắc phục xong hậu quả.

Trong ngày 13-9, một số trường học trên địa bàn huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã triển khai ngay việc tổng vệ sinh, dọn dẹp trường, lớp để kịp đón học sinh đi học trở lại vào thứ Hai. Cô Hoàng Kim Anh, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội cho biết, điểm trường đã bị ngập nước từ ngày 10-9. Nước ngập phía ngoài sân trường lên tới 1,5m và khu vực tầng 1 ngập sâu 60cm. Tối 12-9, nước bắt đầu rút. Ngay sáng hôm nay, khi nước đã rút hoàn toàn, nhà trường lập tức huy động cán bộ, giáo viên để thực hiện tổng vệ sinh.

Các trường đại học chung tay

Trước tình hình thiệt hại nghiêm trọng, các trường học ở các địa phương bị ảnh hưởng đã nhanh chóng phối hợp với lực lượng chức năng khắc phục hậu quả, đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên. Các biện pháp cụ thể như di dời thiết bị dạy học, vệ sinh trường lớp và lên kế hoạch dạy bù được triển khai khẩn trương.

Ngoài ra, các trường đại học trên cả nước cũng có nhiều hành động thiết thực trong việc hỗ trợ khắc phục hậu quả. Đại học Bách khoa Hà Nội đã tiếp nhận khoảng 100 sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão, cung cấp nơi ở tạm thời, cho mượn laptop và hỗ trợ các nhu yếu phẩm cần thiết. Đối với những sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng nặng nề, trường đã tạo điều kiện cho các em đăng ký học bổng để giảm bớt gánh nặng tài chính.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã chi gói hỗ trợ 500 triệu đồng cùng 2.000 suất ăn miễn phí cho các sinh viên bị ảnh hưởng. Trường cũng kêu gọi sự đóng góp từ cán bộ, giảng viên để ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) quyết định không tổ chức lễ khai giảng để dùng kinh phí 100 triệu đồng ủng hộ đồng bào vùng lũ, đồng thời kêu gọi toàn thể cán bộ, giảng viên, và sinh viên tiếp tục đóng góp.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã kêu gọi toàn ngành giáo dục, cùng các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành chung tay, góp sức bằng vật chất, tinh thần, bằng sự hỗ trợ, động viên, kết nối để cùng chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ nói chung và với ngành giáo dục nói riêng. Trong đó, sẽ ưu tiên hỗ trợ con người, trước hết là dành cho giáo viên và học sinh bị thiệt hại, khó khăn về điều kiện ăn ở, phương tiện đi lại...

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục tuyên truyền về việc hỗ trợ, đóng góp, kể cả với các em học sinh. Theo Bộ trưởng, dù các em ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết, bởi đó là tinh thần giáo dục, tinh thần chia sẻ cần phải làm.

 CÓ NHỮNG CHIẾN BINH KHÔNG THUA GÌ NHỮNG NGƯỜI LÍNH!

Từ Trà Leng đến Rào Trăng 3, từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Làng Nủ, các chiến binh ấy luôn có mặt.  

Giữa bùn lầy và đổ nát, "các chú" sục sạo không mệt mỏi, đánh hơi từng tấc đất để tìm kiếm sự sống. Không biết nói, không biết than vãn, "các chú" làm việc đến kiệt sức, chỉ vì một mục đích: đưa người trở về. 52 người được đưa ra khỏi những tấc đất lãnh lẽo ở Làng Nủ, một phần nhờ những "người lính" đặc biệt này. 

Trong im lặng, "các chú" là anh hùng thầm lặng, là hi vọng cuối cùng giữa tuyệt vọng.



 Tấm gương đạo đức Hồ Chí minh là một tấm gương đạo đức của một vĩ nhân � một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đó đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo để làm một người cách mạng, một người công dân tốt hơn.

Vấn đề số một trong đạo đức của một vĩ nhân - cũng như của một người bình thường là vấn đề lý tưởng, vấn đề lẽ sống: Sống cho ai? Sống vì cái gì? "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", đó là lý tưởng, là lẽ sống mà cũng là học thuyết chính trị - đạo đức của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam. Ham muốn tột bậc của Người là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. 

Chính ham muốn mãnh liệt ấy đã tạo cho Người một ý chí, một nghị lực phi thường để "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục". Cho đến khi phải từ biệt thế giới này, điều luyến tiếc duy nhất của Người vẫn chỉ là "không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa". 

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một bậc đại trí, đại đồng, hy sinh chẳng quản, gian nguy không sờn. ở những thời điểm then chốt của lịch sử, với tầm nhìn xa trông rộng của một "phượng hoàng đại ngàn", Hồ Chí Minh đã sáng suốt và dũng cảm đi tới những phán quyết lịch sử. Năm 1945, khi thời cơ cách mạng đã đến, Người chỉ thị: "Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập" Vào giữa những năm 60, lợi dụng khó khăn của ta, khi phong trào cộng sản quốc tế có xung đột và chia rẽ nghiêm trọng, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đổ hơn nửa triệu quân vào miền nam Việt Nam và tăng cường cho không quân, hải quan ném bom, bắn phá dữ dội miền băc, hòng đưa chúng ta trở lại thời kỳ đồ đá! Trước tình thế đó, Người vẫn thể hiện quyết tâm và khí phách của toàn Đảng, toàn dân ta: "Dù nó ném hóa biển cũng phải giải phóng miền nam cho kỳ được!" (xem báo Nhân Dân ngày 24-5-1970). Thật "hiếm có một nhà lãnh đạo nào, trong những giờ phút thử thách, lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy". 

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của tinh thần: Thắng không kiêu, khó không nản. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng vô cùng gian khổ: hai lần ngồi tù, một lần lãnh án tử hình; có giai đoạn hoạt động rất sôi nổi, được đánh giá cao, có giai đoạn bị hiểu lầm, ngộ nhận, lâm vào cảnh "như là sống ở bên lề, ở bên ngoài của Đảng (Xem Hồ Chí Minh Toàn tập, t.3, tr 90). Vượt qua được thử thách khổ ải, tù đày đã rất khó, nhưng vượt qua được thử thách do bị hiểu lầm, nghi kị còn day dứt hơn nhiều. Để kiên trì chân lý, giữ vững quan điểm độc lập, tự chủ, Người đã bình tĩnh, chủ động vượt qua những năm tháng khó khăn đó. Lê-nin từng nói: không sợ đói, không sợ chết, chỉ sợ không chiến thắng được phút yếu đuối của bản thân. Trong khó khăn, Người vẫn luôn luôn "tự khuyên mình": muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao. Dù có lúc phải "hoá lệ thành thơ" thì điều đó cũng chỉ vì nhân dân, vì Tổ quốc chứ không phải vì cảnh ngộ cá nhân. 

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một lãnh tụ hết lòng thương yêu, quý trọng đối với nhân dân, luôn luộn tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, cho nên mọi chủ trương, chính sách đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân, luôn luôn dựa vào dân, "lấy dân làm gốc". Người giáo dục cán bộ phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bởi "nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì". 

Để làm tròn trách nhiệm là người đầy tớ trung thành của nhân dân, Người dạy cán bộ phải gần dân, hiểu tâm lý, nguyện vọng của dân, lắng nghe ý kiến của dân. của "những người không quan trọng", không được lên mặt "quan cách mạng", cậy quyền cậy thế, đè đầu cưỡi cổ dân. Mặc dù uy tín rất cao, có sức hấp dẫn rất lớn, được toàn dân suy tôn là "Cha già của dân tộc" nhưng không bao giờ Người xem mình đứng cao hơn nhân dân. Người coi việc phải gánh chức Chủ tịch cũng như việc "người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra mật trận". Nhận được thư, quà chúc mừng của nhân dân, dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn tự tay viết thư trả lời, cảm ơn một cách thân tình, chu đáo, nêu một tấm gương ứng xử rất văn hóa, đầy khiêm nhường và kính trọng đối vớii nhân dân. 

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực. Bác Hồ là "muôn vàn tình thân yêu" đối với đồng chí, đồng bào. Trong tình yêu thương đó, có chỗ cho mọi người, không quên, không bỏ sót một ai. Trái tim mênh mông của người ôm trọn mọi nỗi đau khổ của nhân dân. Người nói một cách cảm động: "Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi". Tình thương yêu đó được mở rộng đối với nhân dân lao động toàn thế giới. Đối với những người lầm lạc, ngay cả đối với những người chống đối hay kẻ thù, Người cũng thể hiện một lòng khoan dung, độ lượng hiếm có. Kẻ thù xâm lược đã gây nên bao tội ác man rợ đối với nhân dân ta, nhưng khi chúng đã thất thế, đầu hàng hay bị bắt, Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải đối xử với chúng một cách khoan hồng, phải làm "cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước". 

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Cần kiệm, giản dị, ít lòng ham muốn về vật chất, đó là "tư cách của người cách mạng". Người đề ra và tự mình gương mẫu thực hiện. Cũng như V.I.Lê-nin, Người coi khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng. Một cốt cách giản dị, một sự giản dị vĩ đại. Cuộc đời của Người, từ một thợ ảnh bình thường ở ngõ hẻm Công-poanh đến khi làm Chủ tịch nước, sống giữa thủ đô Hà Nội, vẫn là một cuộc đời thanh bạch, giản dị, tao nhã. Khách nước ngoài vào thăm nhà sàn của Bác Hồ đã rất xúc động khi được biết Người không hề có một chút của riêng. Đó là một cuộc đời trong sạch, suốt đời thực hành cần kiệm, liêm chính. 

Nét nổi bật trong đạo đức Hồ Chí Minh là sự khiêm tốn phi thường. Mặc dù có công lao rất lớn, Người không để ai sùng bái cá nhân mình, mà luôn luôn nêu cao sự nghiệp anh hùng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Người nói: Quần chúng mới là người làm nên lịch sử và lịch sử là lịch sử của chính họ chứ không phảl của một cá nhân anh hùng nào. 

Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con người đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên siêu việt, vô song, "khó ai có thể vượt hơn. Nhưng với sự kết hợp những đức tính đó, Người còn là tấm gương mà nhiều người khác có thể noi theo" . 

Sinh thời, Hồ Chí Minh đã viết nhiều về tấm gương đạo đức của V.I.Lê-nin. Rèn luyện theo tấm gương đó, Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc và nhân loại một tấm gương trọn vẹn, mười phân vẹn mười. ở Hồ Chí Minh, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Do đó, Người đã trở thành "tinh hoa và khí phách, lương tâm và vinh dự", thành biểu tượng của đạo đức và văn minh, không phải chỉ của Đảng ta, dân tộc ta, mà còn là biểu tượng của đạo đức - văn minh nhân loại. Đúng như bạn bè quốc tế đã đánh giá: "Giữa lúc vàng thau lẫn lộn, đồng chí Hồ Chí Minh trở thành trung tâm và tượng trưng cho cuộc xung đột lớn lao đang diễn ra giữa cái cũ và cái mới, giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội. Sở dĩ bản anh hùng ca Việt Nam thu hút được lòng yêu mến của hàng trăm triệu người trên thế giới, chính là vì nó được tiêu biểu bởi nhân vật phi thường đó". 

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã làm trong sáng thêm lương tâm của dân tộc và của loài người.

Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam

 NGƯỜI THẦY VĨ ĐẠI !


      Chuyện về anh Nguyễn Tất Thành 

Đến trường tư thục Dục Thanh một thời 

        Làm thầy từ lúc đôi mươi

Thầy giáo trẻ nhất khi Người vào Nam 

        Học trò ngoan thật là ngoan

Lắng nghe thầy giảng thấy ngàn ý hay.

                                  ...

   Thầy Thành giảng dạy hàng ngày 

Khơi lòng yêu nước, làm say lòng trò 

      Mục đích thầy muốn giúp cho

Thanh niên yêu nước phải lo học hành 

       Sáu tháng dạy ở Dục Thanh

Để lại dấu ấn sử xanh lưu truyền.

                             ...

        Hiền lành như bụt như tiên 

Thương yêu con trẻ không tiền nào so 

          Nghĩ về độc lập, tự do

Tìm đường cứu nước quyết lo đến cùng 

     Tạm xa mảnh đất miền Trung (Phan Thiết, Bình Thuận)

    Vào Sài Gòn để vẫy vùng vuơn xa.

                              ...

      Nhớ trường, nhớ nước, nhớ nhà 

Tổ quốc trên hết đó là mục tiêu 

     Cùng cha bàn luận sớm chiều 

Khai sinh đất nước, mục tiêu sáng ngời 

       Làm thầy ở tuổi đôi mươi

Đã nghĩ đến chuyện "Trồng người trăm năm".

 🎯💖 Họ là những chiến sĩ, những người lính "Bộ đội Cụ Hồ", họ cũng là máu là thịt, là con của một gia đình có cha mẹ đang mong ngóng từng giây từng phút; gia đình, đơn vị họ cũng đang ngập chìm trong biển nước... Họ cũng có những giây phút lặng nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ vợ con; thèm một hơi ấm gia đình...


Nhưng vì đồng bào, vì màu áo xanh đã khoác, vì vành mũ cối sáng lấp lánh ngôi sao vàng mà xông pha ra tuyến đầu không màng khó khăn, nguy hiểm. Họ chỉ là những con người bình thường, những cánh tay áo xanh bình dị nhưng lại đang là điểm tựa vững chắc, ôm lấy đồng bào ta trong cơn nguy cấp.


Cảm ơn các anh, những người lính "Bộ đội Cụ Hồ"!!!

GẮNG SỨC, QUÊN MÌNH VÌ BÀ CON LÀNG NỦ!

- Trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3, nơi xảy ra vụ sạt lở đất kinh hoàng vùi lấp toàn bộ 37 hộ; là nơi sinh sống của 158 người dân tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai). Công tác tìm kiếm những người mất tích vẫn tiếp tục được Quân khu 2 triển khai lực lượng thực hiện chủ trương “3 nhất”: Phát huy tinh thần tốt nhất, trách nhiệm cao nhất, thể hiện tình quân dân sâu đậm nhất.
- Trong những ngày qua 300 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 vẫn tích cực tìm kiếm không ngừng nghỉ, mọi cố gắng của bộ đội đều xuất phát từ mong muốn sớm tìm được nạn nhân, thế nên tất cả đều nỗ lực lần tìm dưới lớp bùn lầy. Với nhân dân, những cán bộ, chiến sĩ QĐND không bao giờ nề hà, đắn đo. Họ dầm mình trong nước để mò tìm các thi thể. Bới lật từng gốc cây, vét những đống bùn lầy để mong sao đưa được người đã khuất về an táng theo phong tục. Gạt bỏ sợ hãi, các chiến sĩ thận trọng nâng đỡ thân xác của đồng bào gặp nạn, không muốn họ thêm một lần đau...️




Theo: Báo QĐND.
Môi trường ST.

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH “SÁU ĐIỂM TỰA VIỆT NAM GIÚP VƯỢT QUA MỌI KHÓ KHĂN, GIAN NAN, THỬ THÁCH”!

     Tối 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Chương trình truyền hình đặc biệt “Điểm tựa Việt Nam” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1, hướng đến người dân vùng lũ lụt, sạt lở đất phải gánh chịu hậu quả do bão số 3 (Yagi) gây ra nhằm lan tỏa tình cảm, sự sẻ chia với những mất mát của nhân dân do hậu quả của bão lũ, động viên tinh thần kiên cường khắc phục khó khăn, sáng tạo và dũng cảm vì mục tiêu chung!

Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công An; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương.

Mở đầu chương trình, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã dành phút mặc niệm, tưởng nhớ những người bị thiệt mạng do mưa lũ, thiên tai những ngày qua.

Chương trình “Điểm tựa Việt Nam” với sự kết hợp phóng sự truyền hình, gặp gỡ khách mời và các tiết mục văn nghệ đã khắc họa lại sự tàn khốc của bão số 3 và mưa lũ, sạt lở, ngập lụt xảy ra trên diện rộng gây hậu quả nặng nề về người và tài sản tại các tỉnh phía Bắc.

Thông qua những câu chuyện chân thực, xúc động từ thực tiễn ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ, thiên tai những ngày qua, cùng với những tiết mục nghệ thuật đầy cảm xúc, chương trình gửi đi thông điệp về những điểm tựa trong bão lũ, người Việt Nam ở mỗi vị trí của mình đều có thể làm một điểm tựa cho đồng bào, cho đất nước trong những thời khắc khó khăn.

Cũng qua đây, cho thấy, trong hoàn cảnh gian khó, đau thương, tinh thần kiên cường, đoàn kết, nghĩa đồng bào và cả sự sáng tạo vốn là truyền thống quý báu của dân tộc chính là điểm tựa tinh thần vững vàng nhất.

Tại Chương trình, Thủ tướng Phạm Minh Chính lên sân khấu động viên, tặng quà cháu Nguyễn Quốc Bảo, sinh năm 2016, bị mất cả bố và chị gái khi 3 người bị nước lũ cuốn trôi trong lúc di chuyển bằng xe máy qua cầu tràn thôn Cầu Treo, xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng cũng cảm ơn, động viên đồng chí Đại uý Lục Văn Nguyên, cán bộ công an xã Yên Thuận, người trực tiếp cứu được cháu bé khỏi lũ dữ và quyết định đỡ đầu cháu Nguyễn Quốc Bảo để cháu có điều kiện ăn học đến năm 18 tuổi.

Phát biểu tại sự kiện, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương các cơ quan truyền thông, báo chí, nhất là Đài Truyền hình Việt Nam trong những ngày qua đã nỗ lực, cố gắng, tập trung làm rất tốt nhiệm vụ được giao trong phòng, chống, khắc phục hậu quả siêu bão số 3, trong đó có tổ chức chương trình với tiêu đề “Điểm tựa Việt Nam”.

Cho rằng, trong những lúc khó khăn, gian nan, thử thách, ai cũng cần một điểm tựa, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ với đồng bào, đồng chí về “6 điểm tựa Việt Nam”.

Trong đó, thứ nhất là điểm tựa về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công” như Bác Hồ đã nói.

Điểm tựa thứ hai là chúng ta có Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh lãnh đạo gần 95 năm qua. Đảng không có mục tiêu nào khác ngoài mục tiêu mang lại độc lập, tự do cho dân tộc và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Điểm tựa thứ ba là truyền thống lịch sử - văn hóa hào hùng, văn minh, văn hiến của dân tộc, tinh thần tương thân, tương ái, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn”, “bầu ơi thương lấy bí cùng…”.

Điểm tựa thứ tư là nhân dân. Nhân dân làm nên lịch sử, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Điểm tựa thứ năm là Quân đội, Công an. “Lúc cần, lúc khó có Quân đội, Công an”; “Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”; “Công an ta, vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

Điểm tựa thứ sáu là tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ta, của mỗi người khi khó khăn, thách thức, càng áp lực lại càng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, vượt qua giới hạn của bản thân, với tinh thần “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành có thể”.

Với sáu điểm tựa Việt Nam nói trên, Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí “làm việc bằng hai”, “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3 tại 26 tỉnh, thành phố phía Bắc, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả siêu bão số 3 (bão Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng./.
Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Chương trình "Điểm tựa Việt Nam".
Môi trường ST.

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: 6 ĐIỂM TỰA VIỆT NAM!

🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH CHIA SẺ VỀ “6 ĐIỂM TỰA VIỆT NAM” VỮNG CHẮC ĐỂ DÂN TỘC VIỆT NAM VƯỢT QUA MUÔN VÀN KHÓ KHĂN, VƯƠN LÊN HÙNG CƯỜNG

❤️ THỨ NHẤT: là điểm tựa về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong Nhân dân, đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế, "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công" như Bác Hồ đã nói.

❤️ ĐIỂM TỰA THỨ HAI: là chúng ta có Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh lãnh đạo gần 95 năm qua. Đảng không có mục tiêu nào khác ngoài mục tiêu mang lại độc lập, tự do cho dân tộc và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

❤️ ĐIỂM TỰA THỨ BA: là truyền thống lịch sử - văn hóa hào hùng, văn minh, văn hiến của dân tộc, tinh thần tương thân, tương ái, "thương người như thể thương thân", "lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn", "bầu ơi thương lấy bí cùng…".

❤️ ĐIỂM TỰA THỨ TƯ: là nhân dân. Nhân dân làm nên lịch sử, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong".

❤️ ĐIỂM TỰA THỨ NĂM: là Quân đội, Công an. "Lúc cần, lúc khó có Quân đội, Công an"; "Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu"; "Công an ta, vì nước quên thân, vì dân phục vụ".

❤️ ĐIỂM TỰA THỨ SÁU: là tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ta, của mỗi người khi khó khăn, thách thức, càng áp lực lại càng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, vượt qua giới hạn của bản thân, với tinh thần "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành có thể"./.


Yêu nước ST.

SỰ VI PHẠM CẢ PHÁP LÝ VÀ ĐẠO LÝ!

1. Trước khi cơn bão số 3 (bão Yagi) ập đến, chúng ta đã có những cảnh báo cùng nhiều việc làm tích cực, thiết thực để cả hệ thống chính trị, các lực lượng chức năng và nhân dân, nhất là ở các địa phương dự báo bão sẽ đi qua để phòng tránh, nhằm hạn chế thấp nhất những hậu quả có thể xảy ra từ bão. Trong và sau bão, cả nước càng khẩn trương, quyết liệt gồng mình vượt qua, khắc phục hậu quả nặng nề do cơn bão gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẩn trương họp Bộ Chính trị để chỉ đạo kịp thời, Chính phủ, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, các địa phương, các tầng lớp nhân dân cùng quyết liệt vào cuộc. Đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, nhất là Quân đội và Công an thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, lao vào hiểm nguy, căng mình trong bão lũ, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ, hy sinh vì tính mạng, tài sản của nhân dân. Tấm gương của Thiếu tá QNCN Tăng Bá Hưng, Đại úy Quân đội Nguyễn Đình Khiêm và thiếu tá Công an Trần Quốc Hoàng hy sinh trong chống bão lũ, vì dân, vì nước vừa qua gây bao xúc động, cảm phục trong nhân dân. Nhiều nhà báo Quân đội, Công an đã cùng với các nhà báo dân sự dũng cảm ngày đêm bám sát thực địa để có những tin, bài, hình ảnh chính xác, kịp thời về tình hình bão lũ và việc phòng, chống khắc phục hậu quả. Cả nước đã đồng lòng chi viện sức người, sức của đến với nhân dân vùng bão lũ bằng những việc làm kịp thời, thiết thực, hiệu quả. Chính phủ cấp gạo, cấp tiền, các ngành, địa phương, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân huy động mọi nguồn lực, quyên góp, nhanh chóng đến với những vùng bão lũ, thể hiện tinh thần thương yêu, đoàn kết, tương thân, tương ái quý báu của người Việt Nam. 

2. Trong khi đó, trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động, bất mãn, cơ hội chính trị lại cố tình tung ra nhiều thông tin sai trái, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống. Luật sư Lê Quốc Quân, viết: “Đảng độc quyền lãnh đạo, độc quyền thông tin sao lại để người dân “bất ngờ” về lũ lụt? Trách nhiệm của Đảng ở đâu?”. Trong Fb Nguyễn Doãn Đôn, quy kết: “Xứ độc tài thì thiên tai xảy ra là dân tự mà lo liệu lấy, vì ngân sách chúng tham nhũng chia chác hết cả rồi”. Thậm chí có kẻ còn táng tận lương tâm tỏ ra “rất vui’ vì dân miền Bắc “bị bão Yagi chết nhiều và Đảng không lo”. Còn trong cái gọi là Luật sư Nguyễn Văn Đài và Fans đưa ra thông tin vô lý, “vơ đũa cả nắm”, hòng gây tâm lý hoang mang trong dư luận: “Sau vụ sập cầu Phong Châu, giờ đây tất cả các cầu do Việt cộng tự xây dựng sẽ có cùng sự nguy hiểm!”. Các thế lực xấu cũng vu khống Nhà nước, các ngành, địa phương thiếu trách nhiệm, không cảnh báo tình hình bão lũ cho dân để dân tránh gặp tai họa. Trên Thanh Hiếu Bùi, viết: “Các cấp chính quyền thiếu cảnh giác thậm chí thiếu trách nhiệm trước những dự báo quá rõ về thiên tai”. Chúng còn xuyên tạc vai trò của Quân đội và Công an, cho rằng, phải cắt giảm ngân sách chi cho hai lực lượng này vì không có hiệu quả gì trong phòng, chống lụt bão.

3. Nhân dân ta biết sự thật, hiểu và tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cộng đồng luôn đoàn kết thống nhất, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh. Chúng ta cũng không lạ gì những thông tin xấu, độc của các thế lực xấu, dù có ngoan cố, tinh vi, xảo trá đến mức nào, chúng cũng không đánh lừa, lôi kéo được ai. Dư luận chung đều cho rằng, những thông tin xấu, độc trên là của những kẻ xấu, mưu đồ chống đối đã bất chấp sự thật, đưa tin bịa đặt, sai trái, vi phạm pháp luật. Chúng còn lấy danh nghĩa “yêu nước”, “thương dân” để lợi dụng bão lũ, mất mát, đau thương của đất nước, nhân dân mà nhẫn tâm tuyên truyền sai trái, thất thiệt. Rõ ràng những thông tin sai trái trên của thế lực xấu vi phạm cả pháp lý, cả đạo lý và dư luận mong chúng cũng phải bị trừng phạt, lên án bằng cả pháp lý và đạo lý.

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tuyệt đối tin tưởng: Với sức mạnh đoàn kết to lớn của cả dân tộc, nhân dân Việt Nam sẽ vượt qua được những hậu quả nặng nề của cơn bão Yagi, tiếp tục vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ đất nước thân yêu của mình./.

VTT

Phản bác luận điệu lợi dụng việc ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 để xuyên tạc, chống phá

Những ngày qua, khi toàn xã hội chung tay góp sức giúp người dân các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão lũ thì trên không gian mạng, các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong, các phần tử bất mãn, cơ hội lại tiếp tục lợi dụng tình hình này để đưa ra những luận điệu xuyên tạc, phán xét chủ quan nhằm chia rẽ, phá hoại. Những thông tin xuyên tạc trên không gian mạng Ngay sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào Việt Nam gây nên những thiệt hại to lớn về người và của, đồng thời hoàn lưu bão gây sạt lở đất và lũ lụt diện rộng ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước và địa phương trong việc ứng phó nhằm giảm tối đa thiệt hại về người và của thì trên không gian mạng lại có những tiếng nói xuyên tạc, lạc lõng. Có thể kể đến một số trang tin như Việt Tân, VOA Tiếng Việt, RFA… đã ra sức đăng tải những thông tin sai trái, xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam không quan tâm đến công tác phòng, chống bão lũ, bỏ mặc nhân dân tự chống chọi với thiên tai. Họ vu cáo với các luận điệu như: “Đừng trông chờ gì Đảng, Nhà nước Việt Nam hỗ trợ người dân sau bão Yagi”; “Các nhóm lợi ích và sau lưng những kẻ bảo kê cho nhóm lợi ích chỉ nghĩ đến tiền thôi, họ không màng đến sự sống của người dân”; “Phải chi Nhà nước dùng ngân sách bảo vệ dân bằng một phần nhỏ ngân sách để bảo vệ Đảng, có lẽ nhiều người dân đã được cứu”… Trang Việt Tân đưa các hình ảnh người dân bị thiệt hại sau bão lũ rồi kích động: “Trong các báo cáo diễn tập, những thiên tài của Đảng luôn tuyên bố “hoàn thành xuất sắc công tác phòng, chống lụt bão”, vậy mà…”; “Mưa bão tới đâu, lãnh đạo cho diễn tới đó”; “Nhân dân lâm nguy, chính quyền vẫn ưu tiên bệnh thành tích”; “Rất nhiều người kêu cứu trong tuyệt vọng, không rõ chính quyền, công an, cứu hộ đi đâu”… Họ mỉa mai rằng, chỉ có dân cứu dân khi hoạn nạn, dân không thể kêu cứu chính quyền mà chỉ có thể nhờ ai đó giúp mình; rằng “tuyên truyền thì ngạo nghễ, thực tế thì ngao ngán”! Thậm chí, một số trường hợp còn đưa những hình ảnh không chính xác rồi miệt thị đó là ảnh “biểu diễn” cứu hộ, cứu nạn trong bão lũ nhằm “lừa mị dân”… Các tổ chức phản động lưu vong lợi dụng việc bão lớn làm đổ nhiều cây xanh, cột điện, hỏng nhiều đường sá, cầu cống rồi cố tình chọn đăng một vài hình ảnh cây mới trồng không có nhiều rễ, cột điện có ít lõi sắt (cả ảnh thật và ảnh cắt ghép, ảnh không rõ nguồn gốc và thời điểm chụp) rồi từ việc phê phán chính quyền thiếu trách nhiệm, tham nhũng, tắc trách để quy chụp “cây xanh dưới cơ chế của đảng thì phải chấp nhận vậy thôi”! Có đối tượng bất mãn, chống đối lại đưa ra những luận điệu kiểu “tâm linh” như cho rằng, cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam càn quét gây thiệt hại nặng nề là do “trời trừng phạt và do chế độ độc Đảng lãnh đạo”. Từ đó, những đối tượng này cổ xuý, muốn chống bão lụt thì dân hãy tự lo lấy, chừng nào còn độc đảng thì chừng đó chính quyền còn bỏ mặc nhân dân và hả hê trước những thiệt hại to lớn về người và của trước sự tàn phá của cơn bão. Bên cạnh đó, trong khi Đảng, Nhà nước và các địa phương, lực lượng chức năng cùng quân dân miền Bắc đang gồng mình ứng phó với trận bão, lũ lịch sử, huy động tối đa các nguồn lực để phòng, chống và giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả; trong khi cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đồng bào cả nước đang hướng về miền Bắc, tích cực ủng hộ, giúp đỡ người dân ở những vùng gặp nạn thì trên mạng xã hội lại có những hình ảnh, bài viết thông tin sai sự thật, nhất là thông tin sai về việc vỡ đập, vỡ đê, ngập lụt, sạt lở… dẫn đến người dân hoang mang. Không chỉ xuất hiện tin giả, tin sai lệch về bão số 3, một số đối tượng còn lợi dụng thiệt hại do bão gây ra để kêu gọi ủng hộ nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt… Những hành vi này vừa gây nhiễu loạn trong dư luận, vừa tạo cớ để các thế lực xấu lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thiên tai, hoạn nạn. Những thông tin xuyên tạc, thông tin mang tính quy kết “gắp lửa bỏ tay người” của các thế lực thù địch và các tổ chức phản động lưu vong, các phần tử bất mãn nói trên đi ngược với cộng đồng, gây nên sự hoài nghi, hoang mang trong dư luận. Từ việc hướng lái dư luận hiểu sai lệch, cho rằng Đảng, Nhà nước không quan tâm đến đời sống dân sinh, bỏ mặc người dân trong tình cảnh khốn khó, âm mưu của các đối tượng nhằm gây chia rẽ giữa nhân dân với Đảng, chính quyền, chia rẽ giữa lực lượng vũ trang và nhân dân, bôi lem Đảng, chế độ, kích động chống đối từ bên trong. Có một quy luật quen thuộc trên không gian mạng là cứ hễ khi đất nước gặp khó khăn thì được các tổ chức, cá nhân thù địch, phản động lại coi đây là thời cơ để lợi dụng chống phá. Điều này vốn từng xảy ra suốt thời gian chúng ta đối phó với đại dịch COVID-19. Thực tiễn công tác phòng, chống thiên tai bão lũ – minh chứng phản bác mọi luận điệu xuyên tạc Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, hậu quả thiên tai gây ra là không thể tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể nắm bắt tình hình, dự báo sớm để chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất hậu quả xảy ra và nỗ lực khắc phục thiệt hại. Trong thực tế, chúng ta đã rất chủ động đối phó với cơn bão ngay từ sớm. Thủ tướng đã ban hành các công điện chỉ đạo các bộ, ban, ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp cấp bách chủ động ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả, đồng thời phân công các thành viên Chính phủ, các cơ quan chức năng kiểm tra việc ứng phó, lập ban chỉ đạo tiền phương để kịp thời chỉ đạo xử lý các tình huống đặt ra trước, trong và sau khi bão đổ bộ. Toàn dân tộc đã phát huy tinh thần đại đoàn kết, đồng lòng, chung tay giúp đỡ đồng bào vượt qua khó khăn. Để phòng, chống bão số 3, Bộ Công an đã huy động hơn 100.000 lượt cán bộ, chiến sĩ của Công an 35 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng, giúp đỡ nhân dân chằng chống nhà cửa, tuyên truyền, vận động nhân dân đến nơi tránh trú bão an toàn, sơ tán gần 53.000 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thuỷ sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn. Phối hợp Bộ đội Biên phòng kiểm đếm, hướng dẫn hơn 51.000 tàu cá, gần 220.000 người về nơi tránh trú an toàn; bố trí các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng chống bão. Theo báo cáo của Cục Cứu hộ cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân đội đã huy động hơn 450 nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ và hơn 10.000 phương tiện ứng phó siêu bão số 3. Trước khi bão đổ bộ, các đơn vị Quân đội đã nhanh chóng có mặt tại những nơi nguy hiểm, xung yếu hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ. Trong những ngày xảy ra mưa lũ trên diện rộng, Công an các địa phương phía Bắc tập trung hỗ trợ sơ tán người dân di dời khỏi vùng nguy hiểm, tham gia gia cố đê kè ngăn lũ, trực tiếp tuần tra, đưa người bị mắc kẹt trong lũ đến nơi an toàn, đưa người bị nạn đi cấp cứu. Hậu bão số 3 đã gây ra lũ quét, lũ lụt diện rộng cho nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc với nhiều thiệt hại về người và của. Để ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, giúp đỡ nhân dân nhanh chóng ổn định sản xuất, cuộc sống, không để người dân nào bị đói, rét, không nơi ở, đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ, lực lượng Công an đã khẩn trương huy động tối đa lực lượng, phương tiện ở nhiều đơn vị, địa phương. Công an các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng… huy động toàn lực lượng từ cấp tỉnh tới cấp xã sử dụng các phương tiện tiếp cận, di chuyển toàn bộ người và tài sản trong vùng có nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng tới nơi tránh trú. Đã có nhiều tấm gương anh dũng trong thực hiện nhiệm vụ, trong đó có cán bộ đã hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân, đó là Thượng úy Nguyễn Đình Khiêm (sinh năm 1997), Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn Công binh 1, Lữ đoàn Công binh 513, Quân khu 3; Trung tá Trần Quốc Hoàng (sinh năm 1987), cán bộ Trại giam Quảng Ninh. Đặc biệt, sau khi xảy ra tai nạn sập cầu Phong Châu và trận lũ quét kinh hoàng làm hơn 100 người bị vùi lấp ở bản Làng Nủ, Lào Cai, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Công an địa phương và CSCĐ thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ cùng một số đơn vị Quân đội đã đến hiện trường tiến hành cứu nạn, cứu hộ với quyết tâm, nỗ lực cao nhất. Trong bão tố, người Việt không chỉ cùng nhau vượt qua những thử thách mà còn thể hiện rõ nét tinh thần tương thân tương ái. Những căn nhà trống mở cửa đón người trú bão, những dòng xe tải chậm rãi che chắn cho xe máy hay những người lặng lẽ chia sẻ đồ ăn, thức uống – tất cả đã tạo nên một bức tranh đẹp về lòng nhân ái giữa thiên tai. Hình ảnh lực lượng Công an, Quân đội và các lực lượng khác cùng dân chống bão; nhiều người dân hỗ trợ nhau vượt qua thiên tai, khắc phục thiên tai trong những ngày qua thêm lần nữa cho thấy sự quý giá của tình quân dân, nghĩa đồng bào. Có thể thấy trong bão lũ, những nghĩa cử cao đẹp được trao đi để cùng nhau vượt qua gian khó. Đó là tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách của người Việt Nam. Những nghĩa cử đẹp trong cộng đồng hướng về nơi chịu thiệt hại về thiên tai đã cho thấy niềm tin về lòng tốt, sự sẻ chia, là trách nhiệm và ý thức công dân của con người trong xã hội vẫn luôn tỏa sáng và hơn thế, chính sự ấm áp, những nghĩa cử cao đẹp đã đưa con người xích lại gần nhau hơn, cho thấy một Việt Nam đoàn kết, sáng ngời tấm lòng sẻ chia. Các giá trị đó đã làm nên cốt cách và bản sắc văn hóa, là nền móng, sức mạnh nội sinh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Ngày nay, đoàn kết, tương thân, tương ái vẫn là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam tiếp tục phát triển vững mạnh, đạt được nhiều thành tựu mới. Hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ Công an, Quân đội cùng các lực lượng dầm mình trong mưa gió để cứu nạn, cứu hộ, trắng đêm đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân là hình ảnh thân thuộc, ở mỗi bản làng, khu phố trong thiên tai, bão lụt. Đó là minh chứng sinh động của tinh thần “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, phủ nhận mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn chiến tranh tâm lý thời kỳ mới

Trong thời bình hiện nay, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục sử dụng chiến tranh tâm lý với phương thức và thủ đoạn được “nâng cấp”, trong đó tích cực lợi dụng công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại nhằm xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, nhận diện, đấu tranh với thủ đoạn chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch là việc làm rất cần thiết. Sự nguy hại từ âm mưu, thủ đoạn chiến tranh tâm lý Chiến tranh tâm lý là các hoạt động phá hoại tâm lý của đối phương; các thủ đoạn của đấu tranh tư tưởng tác động vào tâm lý con người, xã hội của đối phương, nhằm tạo ra những xung đột tư tưởng, lý tưởng, niềm tin, lợi ích và quyền lợi chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị văn hóa… Từ đó gây ra mất đoàn kết, khủng hoảng và xung đột nội bộ, suy giảm tinh thần chiến đấu, dẫn đến phe cánh, bè phái, nội chiến rồi tự suy sụp, tan rã. Trong thời bình, các thế lực thù địch thường coi chiến tranh tâm lý là “vũ khí chiến lược” hòng làm thay đổi sắc thái hòa bình, khiến cho hòa bình chính trị mất đi tính chất yên ổn, từ đó thừa cơ thực hiện tham vọng đen tối. Lợi dụng sự phát triển của khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, chiến tranh tâm lý trong thời bình mang những màu sắc tinh vi, khó nhận diện cho đến khi nó xuất hiện trên cả không gian thực và không gian ảo. Do đó, nguy cơ tác động từ chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch đến tư tưởng, tâm lý con người là rất khó kiểm soát. Công cụ, lực lượng trực tiếp và chủ yếu tiến hành chiến tranh tâm lý là các cơ quan tình báo, các trung tâm truyền thông đại chúng, tổ chức phi chính phủ của một số quốc gia. Ngoài ra, cũng có một số người Việt Nam lưu vong cũng tham gia hành động này. Hoạt động tuyên truyền chiến tranh tâm lý đối với các tầng lớp nhân dân thông qua việc chuyển và tán phát tài liệu chống đối trong nước; tác động, lôi kéo phát triển lực lượng nội địa, xâm nhập vào hệ thống chính trị của ta. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi năm ta đã phát hiện hàng nghìn tài liệu có nội dung chiến tranh tâm lý, tài liệu tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước được tán phát vào Việt Nam. Các đối tượng còn lập ra và sử dụng các đài phát thanh và truyền hình, các báo, tạp chí điện tử có trụ sở ở nước ngoài để tuyên truyền chiến tranh tâm lý. Họ thường xuyện lợi dụng các phương tiện truyền thông này để đưa nhiều nội dung thông tin xuyên tạc về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước hòng gây bất lợi đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam. Thi thoảng họ phát động những chiến dịch nhằm thổi phồng những khó khăn phức tạp trong xã hội; xuyên tạc tình hình đất nước, lợi dụng tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên để kích động tâm lý bất bình, bất mãn trong xã hội hòng lôi kéo quần chúng nhân dân vào các hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước ta. Tạo sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh Phòng, chống chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch là vấn đề khó khăn, phức tạp. Trên thực tế hiện nay, còn không ít người đang mơ hồ về chiến tranh tâm lý. Một bộ phận người dân do nhận thức hạn chế nên không nhận diện được các thủ đoạn chiến tranh tâm lý; thậm chí một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả những người đã được rèn luyện, thử thách qua các thời kỳ cách mạng, song do chủ quan, mất cảnh giác trong nhận thức nên đã “sập bẫy” chiến tranh tâm lý và vô hình trung trở thành người cổ xúy cho các thế lực chống phá Đảng, Nhà nước. Do vậy, để các tầng lớp nhân dân có nhận thức tốt hơn về chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ sở phải chủ động tuyên truyền, trang bị cho cán bộ, đảng viên, nhân dân những hiểu biết cơ bản về phương thức, thủ đoạn, kỹ thuật tiến hành chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch. Đây là cơ sở, yêu cầu hàng đầu nhằm góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch. Cần phải đa dạng hóa hoạt động đấu tranh theo hướng thiết lập và sử dụng các trang thông tin chính thống, website, mạng xã hội, diễn đàn để đăng tải những bài viết tuyên truyền về quan điểm chính thống, định hướng dư luận, đồng thời đấu tranh phản bác các thông tin chiến tranh tâm lý nguy hại của các thế lực thù địch. Xây dựng và mở rộng đội ngũ cộng tác viên đưa tin, viết bài, bình luận; nâng cao chất lượng các bài viết đấu tranh phản bác với luận cứ khoa học, có tính thuyết phục cao. Kết hợp chặt chẽ các biện pháp đấu tranh trực tiếp và gián tiếp; giữa xây và chống, trong đó lấy xây là chính; chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông của Đảng, Nhà nước để đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả. Chủ động cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng trong mặt trận đấu tranh tâm lý. Với phương châm chỉ đạo công tác tư tưởng phải đi trước, đón đầu, không để “khoảng trống” thông tin để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng cần quan tâm nghiên cứu biên soạn các tài liệu chuyên khảo, tham khảo để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng đấu tranh cho các lực lượng. Việc chậm trễ cung cấp thông tin và sự thiếu chủ động trong việc định hướng dư luận chính là tự tạo ra “khoảng trống” thông tin, là mầm mống nảy sinh những biểu hiện bất lợi về tâm lý, tư tưởng trong xã hội; ở mức độ đơn giản là nảy sinh những đồn đoán tùy tiện, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị các cấp. Thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu nêu trên chắc chắn sẽ tạo ra hiệu quả trong phòng, chống, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch, phản động hiện nay.

Giúp nhân dân bằng việc làm thiết thực, nghĩa tình

Những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh Hải Dương luôn chủ động phối hợp cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương triển khai nhiều chương trình, việc làm, góp phần giúp các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế. Những việc làm thiết thực, nghĩa tình của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh đã góp phần tô thắm phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”. Mới đây, đoàn cán bộ thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương đã dự Lễ khánh thành và bàn giao nhà Đại đoàn kết tặng cựu chiến binh Trịnh Thị Tuyến, sinh năm 1950, trú tại thôn Kinh Dương, xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang còn vương mùi sơn với diện tích khoảng 40 m2, có ban thờ, phòng khách, phòng ngủ với công trình vệ sinh khép kín, phòng bếp, bà Tuyến xúc động chia sẻ: “Cả đời tôi luôn mong ước có được căn nhà kiên cố để che mưa, tránh nắng, nhưng hoàn cảnh khó khăn cho nên chưa thực hiện được. Nhờ có các cô, các chú bộ đội giúp đỡ mà đến nay ước mơ của tôi đã thành hiện thực. Tôi biết ơn các cô, các chú bộ đội nhiều lắm”. Bà Trịnh Thị Tuyến là cựu chiến binh, sống đơn thân. Những năm gần đây, do tuổi cao, sức khỏe yếu, gia đình lại thuộc diện hộ nghèo cho nên bà Tuyến phải sống trong căn nhà cấp bốn đã xuống cấp. Chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của bà Tuyến, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã phối hợp vận động hỗ trợ gia đình bà Tuyến 50 triệu đồng để xây ngôi nhà mới. Đại tá Nguyễn Thế Trung, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cho biết: Đơn vị đã cử cán bộ, nhân viên, lực lượng dân quân đến hỗ trợ ngày công lao động khi gia đình có nhu cầu, cho nên giảm được một phần chi phí khi xây dựng ngôi nhà. Ngoài ra, đơn vị còn tặng một số đồ dùng sinh hoạt thiết yếu để bà Tuyến sớm ổn định cuộc sống khi chuyển về nhà mới. Được biết, năm 2024, lực lượng vũ trang tỉnh Hải Dương xây dựng tám nhà Đại đoàn kết tặng các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ưu tiên gia đình chính sách, hộ dân có nhu cầu cấp thiết về nhà ở. Trung tá Hoàng Đình Toản, Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cho biết: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp một số doanh nghiệp vận động hỗ trợ mỗi gia đình 50 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh còn quyên góp, hỗ trợ, kêu gọi hỗ trợ xây dựng chín Nhà tình nghĩa tặng gia đình chính sách với mức hỗ trợ 80 triệu đồng/nhà, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương ủng hộ, đánh giá cao. Hoạt động giúp dân được lực lượng vũ trang tỉnh Hải Dương triển khai thường xuyên, tập trung nhiều thông qua các đợt hành quân dã ngoại làm công tác dân vận, huấn luyện dân quân tự vệ, diễn tập và nhân dịp các ngày lễ, Tết. Đặc biệt, hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, 100% các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp cùng địa phương xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, với những phần việc cụ thể, như: Làm đường giao thông, nạo vét kênh mương nội đồng, xóa bỏ các tụ điểm rác thải gây ô nhiễm môi trường, trồng hoa… 5 năm qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh đã vận động nhân dân hiến 18.715 m2 đất; tham gia hơn 25 nghìn ngày công lao động, phối hợp làm hơn 338 km đường giao thông, nạo vét 238 km kênh mương thủy lợi; trồng, chăm sóc hơn 30 km đường hoa, gần 1.500 cây lấy gỗ, cây ăn quả các loại. Cùng với đó, phong trào “Quân đội chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” đã được các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh triển khai bằng nhiều việc làm thiết thực, như: Hỗ trợ kinh phí xây nhà; hỗ trợ con giống, vốn, công cụ sản xuất cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn; giúp trẻ em nghèo vượt khó… Một số chương trình mới được triển khai hơn hai năm nay đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực như: “Lực lượng vũ trang tỉnh Hải Dương nâng bước em đến trường”, “Mẹ đỡ đầu” đã vận động, trao tặng 80 xe đạp, 20 tủ sách, 30 bàn học, 30 cặp sách, 315 suất quà, tổng số tiền gần 400 triệu đồng; nhận đỡ đầu 12 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với mức hỗ trợ mỗi cháu 500 nghìn đồng/tháng; qua đó tạo động lực giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Đại tá Vũ Kim Thắng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương khẳng định: Những việc làm thiết thực của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh đã góp phần quan trọng tăng cường mối đoàn kết quân dân, củng cố niềm tin của nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương, xây dựng “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc. Qua đây giúp lực lượng vũ trang tỉnh thực hiện tốt một số nhiệm vụ quan trọng như: tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; xây dựng căn cứ chiến đấu trong khu vực phòng thủ; huy động và huấn luyện dân quân tự vệ; góp phần hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương hằng năm.