Thứ Hai, 30 tháng 9, 2024

VÌ SAO PHẢI KIÊN QUYẾT PHÒNG CHỐNG

            Phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa” vốn là công việc rất khó khăn, phức tạp, vì nó liên quan tới vấn đề tư tưởng, biểu hiện âm thầm, gặm nhấm dần lòng tin, xói mòn dần phẩm chất đạo đức của cá nhân, tổ chức. Trong thực tế thì hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cũng liên quan cả gián tiếp và trực tiếp tới công tác xây dựng tổ chức, xây dựng con người, công tác cán bộ v.v..

Hơn nữa, khi thực hiện nhiệm vụ này rất dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của mỗi con người. Tuy khó nhưng không thể không làm, vì vấn đề này có liên quan đến sinh mệnh chính trị, uy tín của Đảng và sự tồn vong chế độ. Bởi thế, ngoài quan điểm tích cực và chủ động thì việc kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là rất quan trọng. Nếu không kiên quyết trong phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" thì việc thực hiện sẽ trở nên “nửa vời” và không đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, QCN và QCD ở Việt Nam do nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng lên đấu tranh giành lấy. Đó là thành quả trực tiếp của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong Tuyên ngôn độc lập (ngày 2-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trân trọng trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Mỹ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng... quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Hơn nữa, Người còn khái quát và kết luận: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".

Như vậy, với Hồ Chí Minh và Đảng ta, QCN ở một quốc gia, dân tộc phải dựa trên tiền đề, điều kiện cơ bản là: Độc lập dân tộc, CNXH, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước. Bởi vậy, có thể nói: Tuyên ngôn độc lập năm 1945 là Tuyên ngôn "kép" về quyền dân tộc tự quyết và QCN của dân tộc Việt Nam và các dân tộc thuộc địa. Đây là cống hiến vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về lý luận chính trị nói chung, về nhân quyền nói riêng trong thời đại ngày nay.

Hiện nay, QCN và QCD ở Việt Nam luôn được khẳng định, điều chỉnh và mở rộng phù hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn phát triển của đất nước. Hiện nay, ở Việt Nam, QCN, quyền và nghĩa vụ công dân được quy định tại Chương II, Hiến pháp năm 2013. Văn kiện pháp luật quan trọng này đã tiếp thu những giá trị phổ quát về QCN của cộng đồng quốc tế; đồng thời, kế thừa, mở rộng QCD đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp trước đây của Nhà nước ta (Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992), mà ở đó, lần đầu tiên QCN được đề cập một cách trực tiếp, tách bạch và không đồng nhất với QCD.

Chương II, Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện một cách khoa học những nội dung, các nguyên tắc của QCN, QCD, tương thích với các công ước quốc tế cơ bản về QCN. Trong đó, các quyền dân sự, chính trị được quy định đầy đủ, như: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình... Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Nguyên tắc về QCN được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 gồm các nội dung lớn: Xác định rõ mối quan hệ giữa Nhà nước với người dân; nguyên tắc hạn chế quyền và nguyên tắc "suy luận vô tội". Điều 14, Hiến pháp năm 2013 ghi: "Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các QCN, QCD về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật". Như vậy, nghĩa vụ của Nhà nước bao gồm: Tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm (thực hiện) quyền của người dân.

Theo đó, các cơ quan Nhà nước (Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cấp chính quyền...) không được phép ra các văn bản vi phạm các quyền và tự do của người dân đã được ghi trong Hiến pháp. Nhà nước có nghĩa vụ kịp thời ngăn chặn mọi hành vi vi phạm quyền của người dân, dưới bất cứ hình thức nào, khi nào và từ đâu, nhằm bảo vệ người dân; chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp, bảo đảm tính dễ tiếp cận và các dịch vụ sẵn có cho người dân...

Tuy nhiên, công dân có nghĩa vụ với Nhà nước, xã hội và tôn trọng Hiến pháp, pháp luật. Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên đưa ra nguyên tắc "hạn chế quyền". Tại Khoản 2, Điều 14 quy định: "QCN, QCD chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng". Như vậy, QCD sẽ bị hạn chế bằng văn bản luật, chứ không phải bằng các mệnh lệnh hành chính hoặc văn bản dưới luật...

Ở Việt Nam, QCN, QCD không chỉ được quy định trong Hiến pháp, pháp luật, mà còn được thực thi trong thực tế. Trên lĩnh vực quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hiện nay, Việt Nam có 812 cơ quan báo chí in, 67 đài phát thanh, truyền hình; Đài Tiếng nói Việt Nam phủ sóng 99,5% diện tích lãnh thổ, qua vệ tinh tới nhiều nước trên thế giới; hơn 90% hộ gia đình đã sử dụng sóng của Ðài Truyền hình Việt Nam.

Đồng thời, người dân Việt Nam được tiếp xúc với 75 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có các kênh nổi tiếng. Hiện nay, có 20 cơ quan báo chí nước ngoài đã có phóng viên thường trú tại Việt Nam. Đặc biệt, in-tơ-nét đã được Nhà nước khuyến khích sử dụng và phát triển ấn tượng. Đến nay, Việt Nam có 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động...

Trên lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Việt Nam là một trong số ít các nước đã về đích sớm một số Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs); trong đó, có mục tiêu giảm 50% tỷ lệ người nghèo... Theo đó, tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 58,1% (năm 1993) xuống còn 10,7% (năm 2010); theo chuẩn nghèo mới của Chính phủ (giai đoạn 2011-2015), tỷ lệ nghèo đã giảm từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 9,6% (năm 2012). Cùng với đó, về mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, ở Việt Nam tỷ lệ nhập học đúng tuổi ở bậc tiểu học đạt 97,7%.

Về mục tiêu bình đẳng giới, Việt Nam là một trong 5 nước đang phát triển ở châu Á có tỷ lệ đại biểu nữ tham gia Quốc hội cao nhất. Về sức khỏe phụ nữ và trẻ em, tạo công ăn việc làm, chính sách xã hội... Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII: Số người được trợ cấp ưu đãi thường xuyên trên 1,5 triệu người và hoàn thành việc xây mới, sửa chữa khoảng 48 nghìn căn "Nhà tình nghĩa" cho người có công. Những thành tựu trên đây là hiện thực sống động, bác bỏ mọi luận điệu cho rằng, ở Việt Nam, QCN, QCD bị Nhà nước vi phạm!

Để thể hiện tính kiên quyết trong phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" thì trong quá trình thực hiện phải nắm vững nguyên tắc kỷ luật tự giác, nghiêm minh của Đảng, chống phải đi đôi với xây và phải lấy xây làm chính. Cần phải tiến hành đồng bộ, toàn diện đối với mọi tổ chức, cá nhân, gắn kết chặt chẽ giữa đấu tranh, phê bình với các biện pháp hành chính, pháp luật và kinh tế.

Việc tạo ra phong trào và hành động cụ thể, thiết thực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân khi đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là rất cần thiết. Có một số vấn đề cần tập trung, đó là: Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý cao cấp, vấn đề này đã được Đảng ta chú trọng thực hiện trong thời gian qua và đã thu được những kết quả nhất định; kiên quyết sử dụng nhiều biện pháp để đấu tranh phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; kiên quyết thực hiện phê bình, tự phê bình. Khi có dấu hiệu vi phạm thì dù cán bộ ở cương vị nào cũng cần phải được kiểm điểm, phê bình, xử lý kịp thời, mạnh mẽ, không "dĩ hòa vi quý", không nể nang, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, không có vùng cấm, không loại trừ cán bộ chủ chốt, cán bộ cấp cao tự coi mình là "bề trên", đứng ngoài tổ chức. Những biểu hiện, những đối tượng như thế càng phải kiên quyết trong đấu tranh, khắc phục, loại trừ, bởi đó thực sự là "mầm họa" của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", là nguyên nhân sâu xa nhưng trực tiếp dẫn tới làm ảnh hưởng đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét