Đổi mới, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách giai cấp,
chính sách xã hội đối với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ
trí thức và các giai tầng xã hội khác
Thực hiện tốt chính sách giai cấp, chính
sách xã hội, vừa tạo ra động lực trực tiếp thúc đẩy công nhân, nông dân, trí
thức hăng hái, sáng tạo, vươn lên trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế -
xã hội, vừa là nhân tố làm thay đổi cơ cấu xã hội giai cấp theo hướng tăng
cường củng cố khối liên minh.
Đối
với giai cấp công nhân, “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh về số lượng và chất lượng; có trình độ
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động,
thích ứng với sản xuất công nghiệp hiện đại; có bản lĩnh chính trị vững vàng,
giác ngộ giai cấp, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc. Phát huy vai trò nòng cốt
của giai cấp công nhân trong khối liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức”[1].
Đối với giai cấp nông dân, quan tâm xây dựng, phát huy vai trò của
giai cấp nông dân; nâng cao trình độ giác ngộ giai cấp, tạo điều kiện hỗ trợ,
khuyến khích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ; nâng cao chất lượng cuộc sống để
giai cấp nông dân thực sự là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp,
nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Quan tâm “Xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam phát triển toàn diện, văn minh, tự chủ, tự lực, tự cường và có ý
chí, khát vọng vươn lên; có trình độ và năng lực tổ chức sản xuất tiên tiến,
ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; có trách nhiệm xã hội, tôn
trọng pháp luật, bảo vệ môi trường; là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát
triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới và công nghiệp hóa,
đô thị hóa nông thôn; được thụ hưởng những thành tựu phát triển kinh tế - xã
hội, từng bước tiếp cận các dịch vụ của đô thị”.[2]
Đối với
đội ngũ trí thức, “Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có cơ cấu hợp lý, chất lượng cao; là
nhân tố quan trọng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân
tài; thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh
tế tri thức và hội nhập quốc tế; có vai trò quan trọng trong liên minh với giai
cấp công nhân, giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Có cơ chế, chính
sách thu hút, trọng dụng trí thức Việt Nam cả trong và ngoài nước. Phát huy vai
trò tư vấn, phản biện, tham mưu chủ trương, chính sách của đội ngũ trí thức”[3]. Tôn trọng
và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo; trọng dụng trí
thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ, tôn vinh xứng đáng những cống hiến của trí thức;
gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với trí thức và ngược lại.
Đối
với các giai tầng xã hội khác
Đối
với các doanh nhân, “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng; có trí tuệ, năng lực
quản lý, năng động, sáng tạo, có đạo đức và văn hóa kinh doanh, tinh thần dân
tộc, trách nhiệm xã hội, đóng góp tích cực vào xây dựng và phát triển nền kinh
tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Xây dựng Chiến lược quốc gia phát triển
đội ngũ doanh nhân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tạo hành lang pháp lý
và môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, an toàn để doanh nhân
phát triển”[4]. Phát huy
tiềm năng và vai trò tích cực của họ trong phát triển sản xuất kinh doanh; mở
rộng đầu tư trong nước và nước ngoài… đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đối với thế hệ trẻ, “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, lòng yêu nước, tự
hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hòai bão, ý chí, khát vọng cống hiến, nêu cao
trách nhiệm đối với đất nước, xã hội. Xây dựng môi trường, điều kiện học tập,
rèn luyện, lao động, giải trí để thế hệ trẻ phát triển lành mạnh, toàn diện,
hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ. Xây dựng các phong trào thanh niên
thi đua học tập, lao động, sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp, làm chủ kiến thức
khoa học - công nghệ hiện đại, xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”[5].
Khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm; chú
trọng bồi dưỡng nguồn cán bộ trẻ; thu hút rộng rãi thanh niên, thiếu niên và
nhi đồng vào các tổ chức Đoàn, Hội của thanh niên.
Đối
với phụ nữ, “Chăm lo xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới đồng
thời phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng
vươn lên của phụ nữ; tích cực xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh
phúc. Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ,
trẻ em và bình đẳng giới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ; đấu tranh ngăn
chặn, xử lý nghiêm các hành vi bạo lực, mua bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em.
Tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ cập nhật tri thức, kỹ năng, cơ hội tiếp cận, thụ hưởng các chính sách an
sinh, phúc lợi xã hội cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, khu vực miền núi, hải
đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn”[6].
Thực hiện bình đẳng giới; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của
người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người;
tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện tham gia ngày càng nhiều vào các
hoạt động xã hội; đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hành vi xâm hại và xúc
phạm nhân phẩm phụ nữ.
Đối với
cựu chiến binh, “Tăng cường vai trò của cựu chiến binh trong giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế
hệ trẻ, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia xây dựng
và củng cố cơ sở chính trị, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh; tích cực giúp nhau làm kinh tế, cải thiện, nâng cao đời
sống, làm giàu hợp pháp, góp phần xây dựng, phát triển đất nước”[7]. Động viên cựu chiến binh
giúp nhau cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, góp phần giáo dục lòng yêu
nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ, tích cực đấu tranh chống
quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
Đối với người cao tuổi, “Phát huy uy tín, kinh nghiệm của người
cao tuổi trong xã hội, cộng đồng
và gia đình. Kính trọng, bảo vệ, chăm sóc, có cơ chế, chính sách huy động các
nguồn lực để chăm lo và phát huy vai trò của người cao tuổi; khuyến khích người
cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. Xây dựng môi trường thân
thiện với người cao tuổi; có chính sách bảo trợ, giúp đỡ người cao tuổi gặp khó
khăn, cô đơn không nơi nương tựa”[8].
Đối
với các dân tộc, “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, phát huy nội lực, vươn lên
cùng phát triển. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng dân tộc thiểu số trong
hoạch định, thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý
chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế
- xã hội, vươn lên thóat nghèo và giảm nghèo bền vững. Chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần, nâng cao dân trí, giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc văn hóa
và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; vận động xóa bỏ các hủ tục, tập quán
lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ là
người dân tộc thiểu số, người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số”[9].
Đối
với các tôn giáo, thực hiện nhất
quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không
theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp
luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào có đạo và không
có đạo. “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức
tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu
hành, tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo”, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia
các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu
nước do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chính quyền các cấp phát động. Bảo đảm để
các tổ chức tôn giáo hoạt động bình đẳng theo quy định của pháp luật và hiến
chương, điều lệ được Nhà nước công nhận; quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ
trợ giải quyết các nhu cầu chính đáng của quần chúng tín đồ trong hoạt động tôn
giáo, tín ngưỡng, tâm linh. Tôn trọng, khuyến khích phát huy những giá trị văn hóa,
đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”[10].
Đồng bào
định cư ở nước ngoài, là một
bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam,
nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân
ta với nhân dân các nước. Đảng và Nhà nước ta luôn “hỗ trợ người Việt Nam ở
nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống hòa nhập
xã hội nước sở tại. Nâng cao công tác bảo hộ công dân, quản lý lao động, du học
sinh… Tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa dân tộc,
nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc…”[11];
“Thu hút, tạo điều kiện để trí
thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân, nhà khoa học, nhà quản lý người Việt Nam ở nước
ngoài về nước đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”[12]
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, có vai trò rất quan trọng trong việc xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là nơi để tuyên truyền, vận động,
đoàn kết tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, nơi đại diện cho quyền lợi của
các tầng lớp nhân dân. Đảng và Nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi
để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân hoạt động một cách tích cực, hiệu quả, lắng nghe và phản ánh ý kiến của
nhân dân với Đảng, Nhà nước về những vấn đề chính trị - xã hội nảy sinh, đóng
góp ý kiến tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật. Bảo đảm công
bằng xã hội và an sinh xã hội, là vấn đề then chốt, quan trọng hàng đầu để huy
động sức mạnh toàn dân, là điều kiện, động lực để củng cố, tăng cường đại đoàn
kết toàn dân tộc ở nước ta hiện nay.
[1]Đảng Cộng sản Việt
Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương, khóa XIII, Nxb Chính
trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. .
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn
kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành
Trung ương, khóa XIII,
Nxb
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. .
[3] Đảng Cộng sản
Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương, khóa XIII, Nxb Chính
trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. .
[4] Đảng Cộng sản
Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương, khóa XIII, Nxb Chính
trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. .
[5] Đảng Cộng sản
Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương, khóa XIII, Nxb Chính
trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. .
[6] Đảng Cộng sản
Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương, khóa XIII,
Nxb
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. .
[7] Đảng Cộng sản
Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương, khóa XIII, Nxb Chính
trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. .
[8] Đảng Cộng sản
Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương, khóa XIII, Nxb Chính
trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. .
[9] Đảng Cộng sản
Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương, khóa XIII, Nxb Chính
trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. .
[10] Đảng Cộng
sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương, khóa XIII, Nxb Chính
trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. .
[11] Đảng Cộng
sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb Chính
trị quốc gia Sự thật , Hà Nội, 2021, tr.171.
[12]Đảng Cộng
sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương, khóa XIII, Nxb Chính
trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr. .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét