Thứ Hai, 30 tháng 9, 2024

NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

 


Ngoại giao việt nam chủ động tiếp cận được với những cơ hội mới đan xen ngay trong thách thức, để thúc đẩy hợp tác và hội nhập, tranh thủ nguồn lực cho đất nước. Chúng ta vẫn duy trì khuôn khổ hợp tác ổn định, lâu dài với các đối tác cả về chính trị và kinh tế. Ngay trong đại dịch, nhiều nguồn lực mới đã được tiếp cận thành công phục vụ cho sự phát triển của các ngành kinh tế mới như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi sạch.

Thời gian tới, chúng ta vẫn còn gặp những thách thức cả về quốc tế, trực tiếp nhất là môi trường phát triển. Việt Nam đã có chủ trương nhất quán trong xử lý các vấn đề phức tạp. Thế giới sẽ tiếp tục hình thái quan hệ đan xen cả cơ hội và thách thức, vừa tuỳ thuộc vừa phân tách. Để tranh thủ được cơ hội thì điều quan trọng là dựa trên lợi ích quốc gia, dân tộc, mở rộng quan hệ với tất cả các nước, đồng thời đan xen lợi ích đa tầng nấc. Chúng ta vượt qua sức ép “chọn bên” bằng mở rộng quan hệ, đặc biệt là thúc đẩy chủ nghĩa đa phương. Mỗi đối tác đều có vị trí quan trọng để chúng ta tranh thủ cả về chính trị, an ninh và kinh tế.

Phát biểu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổng kết Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khảng định: Tổ chức thật tốt các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao; chủ động, tích cực, làm sâu sắc, thực chất hơn nữa quan hệ với các đối tác; đẩy mạnh đối ngoại đa phương; giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, trước hết. Triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại đã ký kết, tranh thủ tối đa lợi ích mà các hiệp định này có thể đem lại.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét