Vấn
đề đào xới lịch sử dân tộc Việt Nam là thủ đoạn quen thuộc, thường xuyên của
các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng
Việt Nam. Những năm gần đây, chúng triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc, “dân chủ”,
“nhân quyền”, “tự do tôn giáo”, tổ chức các cuộc hội thảo về quyền con người,
cái gọi là “lễ mất đất” (ngày 04 tháng 6), ngày thành lập FULRO (ngày 20 tháng
09), vấn đề người Thượng ở Tây Nguyên, vấn đề người Chăm, vấn đề người Khơmer
Crôm, vấn đề người Mông... Để tìm cách luật pháp hóa, quốc tế hóa vấn đề dân
tộc, tôn giáo, các phần tử phản động được sự giúp đỡ của nước ngoài đã tổ chức
tổ chức các cuộc hội thảo, thu thập, tán phát tài liệu; đòi lập Văn phòng đại
diện thường trực của Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc tại những địa bàn trọng
điểm như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ để “giám sát” vấn đề người dân tộc;
kết nạp một số tổ chức phản động vào làm thành viên của Tổ chức Các quốc gia và
dân tộc không có lãnh thổ (UNPO), ban bố nhiều “bộ luật”, với chế tài mang tính
áp đặt vô lý nhằm hỗ trợ, khích lệ tinh thần cho bọn phản động trong dân tộc
đẩy mạnh hoạt động chống đối Việt Nam. Ngoài ra các thế lực thù địch còn hỗ
trợ, chỉ đạo bọn phản động người người dân tộc lưu vong ở nước ngoài thành lập
nhiều tổ chức dưới danh nghĩa nghiên cứu lịch sử, văn hóa các dân tộc thiểu số
nhằm khơi dậy những tồn tại trong quá khứ để kích động tư tưởng “ly khai”, “tự
trị” của các dân tộc trên một số địa bàn chiến lược của ta.
Cùng
với những thủ đoạn trên, các thế lực thù địch luôn lợi dụng những sơ hở, thiếu
sót của chúng ta trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo để kích động tư
tưởng chống đối, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, tạo ra những nhân tố mất ổn định,
gây rối, bạo loạn, biến vấn đề tôn giáo thành vấn đề chính trị. Chúng lợi dụng
quyền được hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam để hoạt động
chính trị nhằm tạo dựng “ngọn cờ”, công khai các tổ chức đối lập trong nước,
tạo thành thế “đã rồi” để đòi quốc tế hóa, tạo cớ cho nước ngoài can thiệp vào
công việc nội bộ nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét