Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù định chống phá cách mạng Việt Nam toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, với nhiều biện pháp, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt, trong đó có lĩnh vực kinh tế
Trên lĩnh vực kinh tế, các thế lực thù địch chủ trương dùng biện pháp kinh tế
làm mũi nhọn, âm mưu thông qua hợp tác kinh tế để can dự vào nội bộ, dùng kinh
tế gây sức ép tác động, chuyển hóa chính trị, lái nền kinh tế đi chệch hướng
XHCN. Thông qua thủ đoạn chiếm lĩnh đầu tư, chi phối thị trường, để chống phá
nền kinh tế Việt Nam. Thực hiện chủ trương tư nhân hóa tài sản, mở rộng kinh tế
tư bản, tư nhân, kinh tế thị trường tự do, thu hẹp và làm suy yếu thành phần
kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, tiến tới thiết lập một nền kinh tế tư bản
dưới sự điều khiển của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam. Hoạt động chủ yếu của chúng
dùng sát thủ kinh tế tìm kiếm lợi ích ở Việt Nam, cố gây khủng hoảng kinh tế -
xã hội, từ đó gây rối loạn chính trị, làm suy yếu và sụp đổ CNXH ở Việt Nam.
Trong chiến lược DBHB, kẻ thù luôn lợi dụng
lĩnh vực kinh tế để gây sức ép về chính trị, buộc ta lệ thuộc và làm chệch
hướng nền kinh tế theo hướng tư bản, tiến tới chệch hướng về chính trị. Ngoài
ra, kẻ thù còn dùng tiền và vật chất để mua chuộc, lôi kéo, tha hóa đội ngũ cán
bộ của ta. Vì vậy, trong chiến lược DBHB, lĩnh vực kinh tế được coi là mũi nhọn
chống phá của địch.
Để phòng, chống DBHB của địch trên lĩnh vực
kinh tế, chúng ta phải quán triệt, thực hiện và bảo vệ vững chắc đường lối đổi
mới kinh tế của Đảng theo định hướng XHCN, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội
lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích
dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; luôn đề cao cảnh
giác, không mơ hồ trước âm mưu đen tối của các thế lực thù địch lợi dụng quan
hệ kinh tế, thương mại, thông qua kinh tế để chuyển hóa ta về chính trị.
Đồng thời, thực hiện phương châm chủ động hợp
tác, đấu tranh kiên quyết, mềm dẻo trong quan hệ kinh tế, đồng thời, hạn chế
các mặt tiêu cực do nền kinh tế thị trường tạo ra trên một số mặt của đời sống
xã hội; phấn đấu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; thực hành
tiết kiệm, chống tham nhũng, tham ô, lãng phí.
Nâng cao ý thức, năng lực cho cán bộ, đảng
viên và Nhân dân trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng năng lực cạnh
tranh và hoàn thiện pháp chế về kinh tế; thực hiện xóa đói giảm nghèo, chăm lo
ngày một tốt hơn đời sống mọi mặt của Nhân dân...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét