Vào những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lâm vào thoái trào, các thế lực thù địch tăng cường chống phá quyết liệt chủ nghĩa xã hội. Chúng tìm mọi cách công kích, phủ nhận giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga và lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt lý luận về giải phóng giai cấp, dân tộc và con người.
Chúng tung ra và cổ xúy đủ mọi luận điệu xuyên tạc trắng trợn: Cách mạng Tháng Mười Nga chỉ là “cuộc nổi dậy mang tính chất Nga thuần tuý”, là “một cuộc bạo động phản dân chủ”, là “quái thai của lịch sử”, là một sự “đẻ non”,... nhằm lừa bịp, đánh đồng sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội hiện thực theo mô hình xôviết ở Liên Xô và Đông Âu với sự thất bại của chủ nghĩa Mác - Lênin và rao giảng rằng, “mô hình đổ thì học thuyết cũng đổ theo”. Từ đó, chúng lớn tiếng tuyên bố chủ nghĩa xã hội đã đến “hồi kết thúc”; đồng thời, khuếch trương sự “vĩnh hằng” của chủ nghĩa tư bản, hướng lái các quốc gia - dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh chống các quan điểm thù địch hòng phủ nhận giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga hiện nay cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn phủ nhận giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga về giải phóng giai cấp, dân tộc, con người.
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 mở ra trang sử mới đối với nước Nga và tiến trình phát triển của nhân loại - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Thắng lợi đó đã khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cho toàn thể nhân loại, đưa đến khả năng sáng tạo to lớn và cách mạng triệt để của giai cấp vô sản cùng nhân dân lao động ở các nước trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, đế quốc. Đồng thời, là “ngọn đuốc” dẫn đường cho giai cấp vô sản vững tin bước lên vũ đài chính trị với tư cách là giai cấp trung tâm của thời đại - “hạt nhân” của phong trào cách mạng thế giới, đưa thời kỳ “bão táp cách mạng” từ châu Âu lan toả nhanh chóng và mạnh mẽ sang châu Á, châu Phi và khu vực châu Mỹ Latinh, làm cho giai cấp tư sản run sợ, buộc phải lùi bước, xuống thang và thay đổi chính sách.
Thực tiễn cho thấy, sau Cách mạng Tháng Mười Nga, với đường lối phù hợp với tiến bộ xã hội, Đảng Cộng sản Nga, đứng đầu là V.I.Lênin đã lãnh đạo giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nga tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, khoa học - kỹ thuật, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh,... đưa Liên Xô từ nước tư bản trung bình trở thành một quốc gia hùng mạnh trên thế giới. Điều đó tạo nên thế và lực để Hồng quân Liên Xô trở thành lực lượng chủ yếu quyết định tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cứu nhiều dân tộc thoát khỏi thảm hoạ diệt chủng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Dưới tác động to lớn, sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười Nga và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, hàng loạt nước trên khắp các châu lục đã tiến hành thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc, giành được độc lập; nhiều quốc gia - dân tộc đã lựa chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội. Sự thật hiển nhiên đó, đã và đang cổ vũ cho toàn nhân loại, cho các quốc gia - dân tộc đứng lên tranh đấu để giải phóng triệt để cho giai cấp, dân tộc và con người, dù cho các thế lực thù địch có muốn cũng không thể phủ nhận hay xuyên tạc được.
Thứ hai, kiên định mục tiêu giải phóng giai cấp, dân tộc và con người dưới ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga.
Trong quá trình vận động, phát triển gần 106 năm qua kể từ khi Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi năm 1917, nhân loại đã chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm, phức tạp. Trong đó, những tổn thất do kẻ thù gây ra cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là vô cùng lớn, nhưng xu thế vận động khách quan của lịch sử mà Cách mạng Tháng Mười Nga vạch ra và tính tất yếu thắng lợi của chủ nghĩa xã hội là không thể đảo ngược.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét