Nhà văn Blaga Dimitrova của Bulgaria đã viết: “Niềm hy vọng có nhiều tên gọi khác nhau, song
ở Việt Nam, niềm hy vọng được tượng trưng là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi đất nước còn chìm
đắm trong đêm trường nô lệ, chính Người đã mở ra cánh cửa hy vọng cho dân tộc Việt Nam. Có
lẽ, không ngôn từ nào có thể diễn tả hết được những cống hiến, hy sinh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng và nhân dân Việt Nam”.
Không riêng nhà văn Blaga Dimitrova mà rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu văn hóa quốc tế, các
nguyên thủ đã ghi nhận, đánh giá Hồ Chí Minh là một nhân vật đã làm nên dấu ấn bước ngoặt vĩ
đại không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn để lại những dấu ấn khó phai trong tiến trình lịch sử
phát triển tư tưởng, văn hóa của nhân loại.
Thế nhưng, bất chấp sự thật đã được lịch sử khắc ghi, các thế lực thù địch lại luôn hằn học với
điều đó, tìm mọi cách xuyên tạc, nói xấu cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với âm
mưu “hạ bệ thần tượng”, họ không ngần ngại tuyên bố: Đảng Cộng sản Việt Nam “thần thánh
hóa” Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ suy diễn rằng, để được nhân dân ủng hộ, Đảng phải có sức lôi
cuốn.
Để có sức lôi cuốn, Đảng phải coi trọng công tác tuyên truyền và trong tuyên truyền, phải đặt
trọng tâm vào chính sách “thần thánh hóa lãnh tụ”. Họ lập luận rằng, “thần thánh hóa lãnh tụ” là
thủ đoạn chính trị mà Đảng sử dụng để tập hợp, đoàn kết, nâng cao lòng tự hào dân tộc, để cổ vũ
tinh thần, nô lệ hóa quần chúng; đồng thời, tạo bình phong, chỗ dựa an toàn, củng cố quyền lực
cho những người lãnh đạo cấp cao hiện nay. Từ đó, họ quy chụp việc Đảng giữ gìn thi hài, xây
dựng Lăng Bác; lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng; vận động cán bộ, đảng viên,
nhân dân học tập và làm theo Bác là “sùng bái cá nhân”, “thần thánh hóa lãnh tụ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét