Cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về xuyên tạc, chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập. Điều này được Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, chỉ rõ: Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao. Do vậy, trong thời gian tới để nhận diện và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một
là, kiên định mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội,
tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trở thành vũ khí lý luận sắc bén, luôn là nền tảng tư tưởng vững chắc của
Đảng ta.Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã nêu rõ:
"Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định
đường lối đổi mới của Ðảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Ðảng để xây dựng
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".
Đổi
mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà làm cho mục tiêu ấy
được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội,
những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Quá trình đổi mới phải chủ
động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Ðảng.
Nghiên cứu, bổ sung, phát triển lý luận trên cơ sở đúc kết thực tiễn, vận dụng
có phê phán, có sáng tạo, tuyệt đối không được giáo điều, máy móc dẫn đến tình
trạng xơ cứng trí tuệ, lạc hậu và sai lầm trong nhận thức và hành động.
Hai là, phải tôn trọng quy luật khách quan,
coi sự phát triển của thực tiễn là yêu cầu, là cơ sở để đổi mới tư duy lý luận,
đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách. Mọi đường lối, chủ trương, chính
sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước đều phải xuất phát từ thực tiễn. Ðể dân
tin, dân ủng hộ, dân tích cực thực hiện đường lối đổi mới, Ðảng, Nhà nước phải
giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra; kịp thời điều
chỉnh, bổ sung các thể chế, thiết chế, cơ chế, chính sách không còn phù hợp,
cản trở phát triển.
Chú
trọng công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức và trình độ lý luận, bản
lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý cấp chiến
lược. Tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trang bị,
nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao
động kiến thức lý luận, góp phần khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội,
chống nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Nâng cao trách nhiệm và bản lĩnh
trong việc bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; có giải pháp tích cực,
cụ thể trong xây dựng các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, quan tâm
đến việc tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát việc tổ chức
thực hiện. Cần phải có sự kết hợp giữa sự giáo dục nghiêm túc của Đảng với tự
tu dưỡng rèn luyện của cán bộ, đảng viên. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức lối sống dễ dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thậm chí rất nguy
hiểm, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc câu kết với các thế lực thù địch phản bội
lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Ba là, đẩy mạnh công tác phòng ngừa, chủ
động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái và thù địch. Cần
chủ
động chuẩn bị các phương án, biện pháp cụ thể, sát với tình hình, xây dựng lý
luận sắc bén để đấu tranh, phản bác có hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù
địch, xuyên tạc nền tảng tư tưởng, cương lĩnh đường lối và chính sách của Đảng
và Nhà nước Việt Nam.
Phát
huy vai trò của các cơ quan báo chí trong đấu tranh vạch trần bản chất, âm mưu,
thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, góp phần định hướng dư
luận xã hội. Cần nhận diện từ sớm, chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là
chính, góp phần vô hiệu hóa sự tác động, ảnh hưởng của các quan điểm thù địch,
độc hại. Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền và
giáo dục để tất cả cán bộ, đảng viên và toàn thể quần chúng nhân dân kịp thời
phát hiện, nhận rõ bản chất của những âm mưu, thủ đoạn, cùng những quan điểm
sai trái, thù địch của các thế lực phản động trong tình hình hiện nay.
Đấu
tranh ngăn chặn có hiệu quả, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, lãng phí, biểu hiện
suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên
nhằm củng cố niềm tin của Nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tình trạng
tham nhũng, lãng phí, biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang là một trong bốn nguy cơ
mà Đảng ta đã chỉ ra và đang quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn. Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng đã khẳng định, phải “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ Nhân dân và sự phát triển của
đất nước... có cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài... Đồng
thời có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm
vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật,
không còn uy tín đối với Nhân dân”.
Bốn là, thường xuyên chăm lo công tác cán
bộ và huấn luyện cán bộ. Làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm
chất, năng lực, uy tín và ngang tầm nhiệm vụ. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đó là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, trước
hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, và của toàn bộ hệ thống chính trị.
Chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm các
hành vi tham nhũng, tiêu cực, hoặc bao che, dung túng, tiếp tay can thiệp, ngăn
cản việc chống tham nhũng, tiêu cực. Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế khuyến
khích và bảo vệ tổ chức, cá nhân phát hiện, tố cáo tham nhũng, tiêu cực. Kiên
quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn tình trạng “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét