Thứ Tư, 4 tháng 9, 2024

KHÁI NIỆM “CÁCH MẠNG MÀU”

 Từ những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, khái niệm cách mạng màu xuất hiện và bắt đầu

được nhắc tới nhiều. Nhiều quốc gia ở Đông Âu thuộc Liên Xô (cũ) hay ở các quốc gia ở Trung

Đông và Bắc Phi rơi vào tình trạng bất ổn chính trị và hệ quả của nó vẫn kéo dài đến tận bây giờ.

Có thể hiểu Cách mạng màu là các cuộc lật đổ chế độ hiện tại bằng phương pháp bất bạo động

giữa những kẻ ủ mưu bên trong với các thế lực thù địch bên ngoài. Những kẻ chủ mưu giương

ngọn cờ dân chủ, lôi kéo người dân tham gia vào các cuộc biểu tình tuần hành khiến đời sống xã

hội bị tê liệt, Chính phủ dần mất kiểm soát xã hội. Khi những cuộc biểu tình tác động xấu đến

đời sống xã hội và sự điều hành của Chính phủ ở mức độ nào đó, sẽ xuất hiện các thế lực bên

ngoài thông qua các tổ chức phi chính phủ, thậm chí Chính phủ của một quốc gia khác lên tiếng

ủng hộ. Từ đây, xung đột giữa người dân và chính quyền ngày càng đẩy lên và rồi hậu quả của

nó là rất nặng nề.

Mục đích của cuộc cách mạng màu là các thế lực bên ngoài, trong đó nổi bật là Mỹ và phương

Tây đã lợi dụng những mâu thuẫn về sắc tộc - xã hội - tôn giáo nhằm câu kết với những đối

tượng đối lập, “kẻ cơ hội chính trị” trong nước vạch kế hoạch, thực hiện đấu tranh, dưới chiêu

bài hứa hẹn tạo ra Chính phủ mới tốt đẹp hơn, ảo tưởng về một xã hội văn minh hơn. Không đơn

thuần là lôi kéo, dụ dỗ, người thiếu hiểu biết, thành phần bất mãn chính trị, mà còn có sự tham

gia của thanh niên trí thức cấp tiến, được huấn luyện tổ chức, tập dượt và được đầu tư về vật

chất, tài chính.

Những minh chứng về "cách mạng màu"; ở các nước, vùng lãnh thổ như: Philippine (năm 1983),

Tiệp Khắc (năm 1989), Nam Tư (năm 2000), Grudia (năm 2003), Cưrơgưxtan (năm 2005),

Libăng (năm 2005), Iran (năm 2009), Tuynidi (năm 2010), Ai Cập (năm 2011), Maidan (2014),

Hồng Kông (năm 2014) và ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi: Lybia, Xyri, Angiêri, Yêmen,

Marốc, Gioócđani, Arậpxêút, Ôman, Irắc… Gần đây, là những diễn biến chính trị phức tạp tại

Thái Lan, Campuchia, Mianma, Inđônêxia, Vênêxuêla… Điển hình là cuộc “cách mạng hoa

hồng” trong năm 2003 buộc Tổng thống Gruzia Eduard Shevardnadze phải từ chức ngay sau khi

vừa tuyên bố đắc cử tổng thống để nhường ghế cho Mikheil Saakashvili - một chính khách được

đào tạo rất bài bản ở Mỹ. Cuộc “Cách mạng cam” lần thứ nhất ở Ukraine năm 2004 đưa Viktor

Yushchenko lên cầm quyền và cuộc “Cách mạng cam” lần thứ hai cuối năm 2013 đầu năm 2014

dẫn tới cuộc chiến tranh bạo loạn lật đổ chính thể của Tổng thống Viktor Yanukovych. Phong

trào chính trị mang tên “Mùa xuân Arab” từ cuối năm 2010 tới nay vẫn chưa chấm dứt ở các

nước Bắc Phi -Trung Đông, núp dưới khẩu hiệu “chống tham nhũng” và “chống độc tài” để lật

đổ chính thể của chính phủ nhiều nước trong khu vực này. “Mùa xuân Arab” đã dẫn tới cuộc

chiến tranh xâm lược Libya do NATO tiến hành để xóa bỏ chính thể của Tổng thống Muammar

Gaddafi. “Cuộc cách mạng nhung” dẫn tới bạo loạn chính trị ở Venezuela năm 2012 với toan

tính ngăn chặn Tổng thống Hugo Chaves tái đắc cử nhưng bất thành. Cuộc “cách mạng trắng” ở

Nga với toan tính ngăn cản Vladimir Putin đắc cử nhiệm kỳ thứ ba trong cuộc bầu cử tổng thống

năm 2012. Tại Ukraine tháng 10/2019, hơn 30 nghìn người đã xuống đường biểu tình ở trung

tâm Kiev để phản đối Tổng thống Volodymyr Zelensky với kế hoạch trao cơ chế đặc biệt cho

vùng Donbas trong bối cảnh Nga và Ukraine chuẩn bị cuộc gặp thượng đỉnh song phương. Trong

những năm qua, Ukraine đã không ít lần đứng trước nguy cơ đổ vỡ vì bạo loạn đường phố được

gọi là Maidan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét