Một số
giải pháp đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, thù địch về đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng ta
trong giai đoạn hiện nay
Trong thời gian tới, khi cuộc đấu tranh PCTNTC mạnh hơn nữa, quyết liệt,
hiệu quả hơn nữa; “không dừng”, “không nghỉ”, các thế lực thù địch, phản động,
phần tử xấu sẽ tìm mọi cách để lợi dụng tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước với
âm mưu, thủ đoạn tinh vi hơn, cường độ quyết liệt hơn, mức độ nguy hiểm hơn. Vì
vậy, để đẩy mạnh PCTNTC, bên cạnh việc kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời,
dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận
xã hội quan tâm, chúng ta cần hết sức đề cao cảnh giác, nhận diện rõ và “kiên
quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, phản bác luận điệu xuyên tạc của
các thế lực thù địch, phần tử xấu muốn lợi dụng cuộc đấu tranh PCTN để chia rẽ
nội bộ, nói xấu, bôi nhọ Đảng, Nhà nước và chế độ ta”(14),
góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng. Để
làm được điều đó, chúng ta cần làm tốt một số giải pháp như sau:
Một
là, cần tiếp tục nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân
dân về tính nguy hiểm, hậu quả, tác hại và những diễn biến mới về phương thức,
thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động khi đưa ra các thông tin, luận điệu
chống phá về PCTNTC. Đây là biện pháp thiết thực đầu tiên để đấu tranh
PCTNTC và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ bản chất cách mạng
của Đảng, loại bỏ những nhân tố làm suy yếu bản chất cách mạng dẫn đến xa rời nền
tảng tư tưởng của Đảng. Đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức
và ý thức cảnh giác của cán bộ, đảng viên và nhân dân, từ đó, giúp phân biệt được
đâu là thông tin thật, đâu là thông tin giả, thông tin xấu, độc hại, tạo “sức đề
kháng” và “miễn dịch” trước các luận điệu sai trái, xuyên tạc, kích động của
các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu về tình hình tham nhũng và công
tác đấu tranh PCTN; đồng thời, thấy được quyết tâm PCTNTC, những kết quả đạt được
trong công tác PCTNTC của Đảng, Nhà nước thời gian qua để củng cố vững chắc
niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và thành công của công cuộc PCTNTC. Một khi
đã hiểu, đã tin thì các luận điệu sai trái, xuyên tạc, kích động của các thế lực
thù địch, phản động và phần tử xấu sẽ trở nên lạc lõng, không còn đất để sinh
sôi, nảy nở. Mặt khác, phải kịp thời phát hiện, có biện pháp xử lý hiệu quả những
đối tượng lợi dụng PCTNTC để nói sai, đi ngược lại lợi ích của Đảng, Nhà
nước và nhân dân; ngăn chặn, bóc gỡ những thông tin sai trái, xuyên tạc, kích động
trên các phương tiện thông tin, nhất là trên các trang mạng xã hội.
Hai
là, các cơ quan chức năng trong quá trình chỉ đạo, xử lý các vụ án
tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng phức tạp, dư luận xã hội quan tâm thuộc diện
Ban Chỉ đạo trung ương về PCTNTC theo dõi, chỉ đạo quán triệt nghiêm Quy định
số 116-QĐ/TW, ngày 28/7/2023 của Ban Bí thư về chỉ đạo, định hướng và cung cấp
thông tin, tuyên truyền PCTNTC. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo
trung ương về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch, Ban tuyên giáo Trung ương, các cơ quan báo chí để cung cấp
kịp thời, đầy đủ thông tin chính xác, khách quan về kết quả kiểm tra, thanh
tra, kiểm toán, kết quả xác minh, điều tra, xử lý vụ việc, vụ án, giúp định hướng
dư luận và cũng thể hiện sự công khai, minh bạch của Đảng, Nhà nước trong xử lý
tham nhũng. Phát huy tối đa sức mạnh của phương tiện thông tin và truyền thông
để tuyên truyền, đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt về công
tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Các cơ quan chức năng phối hợp, định
hướng Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, cơ quan thông tấn của
Việt Nam,… định hướng dư luận qua thực hiện các chương trình, chuyên mục: “Đấu
tranh với thông tin xấu, độc trên mạng xã hội”, “Đối diện”, “Nhận diện sự thật”,
“Chống diễn biến hòa bình”, “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”,…
Ba
là, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ bằng lý luận, lời nói
hay nghị quyết mà phải bằng hành động thực tiễn, “lời nói đi đôi với việc làm”.
Vậy nên, chúng ta cần tiếp tục thực hiện đấu tranh PCTNTC có hiệu quả với
phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, xử lý kịp thời, nghiêm minh
các vụ án, vụ việc tham nhũng, các cán bộ, đảng viên, công chức tham nhũng,
tiêu cực, nhất là các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng phức tạp,
dư luận xã hội quan tâm. Chỉ có kiên quyết, kiên trì xử lý nghiêm minh, dứt điểm
các vụ án, vụ việc tham nhũng, nhất là các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp,
dư luận xã hội quan tâm thì chúng ta mới có căn cứ thuyết phục để hỗ trợ, nâng
cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phản bác, đánh bại âm mưu của các thế lực
thù địch, phản động, phần tử xấu lợi dụng PCTN để xuyên tạc, chống phá sự nghiệp
cách mạng của Đảng, Nhà nước ta, làm cho dân tin, dân hiểu và ủng hộ công cuộc
chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta. Đây là mũi tiến công sắc bén nhất trong
đấu tranh, phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc sai sự thật của các
thế lực thù địch, phản động về công tác đấu tranh PCTNTC.
Bốn
là, chủ động nắm tình hình, phát hiện kịp thời các quan điểm, luận điệu
tuyên truyền sai trái về công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực để phục
vụ hiệu quả việc triển khai công tác đấu tranh phản bác. trong đó, cần tập
trung nắm tình hình về các đối tượng hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu,
bôi nhọ cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; nội dung mà các đối tượng
tuyên truyền, xuyên tạc; phương thức, thủ đoạn được các đối tượng sử dụng để
tuyên truyền, xuyên tạc; sự liên kết, mối quan hệ giữa các đối tượng trong nước
với các đối tượng ở nước ngoài trong việc lập, duy trì hoạt động của các trang
web, blog, mạng xã hội,… sử dụng để đăng tải nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về
công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Nắm chắc những vấn đề nêu trên
là cơ sở, định hướng để tổ chức đấu tranh, phản bác có hiệu quả với luận điệu
tuyên truyền, xuyên tạc về công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
Năm là, chủ động, kịp thời lan tỏa
thông tin tích cực, chính thống, định hướng dư luận xã hội trong đấu tranh, phản
bác luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, sai trái, bịa đặt về công tác đấu tranh
chống tham nhũng, tiêu cực. Nội dung thông tin cần lan tỏa, định hướng dư luận
tập trung vào sự đúng đắn trong chủ trương, quyết tâm chính trị về đấu tranh
PCTNTC của Đảng, Nhà nước và nhân dân; ý nghĩa, tầm quan trọng của công
tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; vạch trần, làm rõ bản chất phi nghĩa,
sai trái trong các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động; những
sai phạm của các đối tượng có hành vi tham nhũng, tiêu cực; kết quả xử lý của
cơ quan chức năng để quần chúng nhân dân hiểu rõ,… Việc lan tỏa thông tin tích
cực, định hướng dư luận cần phải được tiến hành chủ động, “đi trước một bước”,
thường xuyên, liên tục và tăng cường vào thời điểm phát hiện các thế lực thù địch,
phản động gia tăng hoạt động tuyên tuyền, xuyên tạc công tác đấu tranh chống
tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là thời điểm cơ quan chức năng xử lý vụ án, vụ
việc tham nhũng, tiêu cực được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Sự kịp thời,
chính xác, chủ động lan tỏa thông tin tích cực, định hướng dư luận xã hội giúp
tránh xảy ra tình trạng “tranh tối, tranh sáng”, “khoảng trống, độ trễ” của
thông tin chính thống, không cho các đối tượng xấu có cơ hội lợi dụng để tuyên
truyền, xuyên tạc, nói xấu, bịa đặt. Quan tâm xây dựng đội ngũ cộng tác viên để
lan tỏa thông tin tích cực, chính thống, định hướng dư luận trong đấu tranh, phản
bác quan điểm, luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, bịa đặt về công tác đấu tranh
chống tham nhũng, tiêu cực. Đội ngũ cộng tác viên cần được xây dựng từ trung
ương đến cơ sở, tập trung xây dựng đội ngũ cộng tác viên vào những người có uy
tín, ảnh hưởng với đông đảo quần chúng (nhà khoa học, nghiên cứu đầu ngành,
nhân sĩ, trí thức, cán bộ hoạt động trên các lĩnh vực báo chí, xuất bản, văn học,
nghệ thuật, các cựu chiến binh, lão thành cách mạng,…).
Sáu
là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh thông tin mạng. Cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn liền với sự phát triển của không gian mạng,
sự tương tác và kết nối internet. Với tốc độ đường truyền nhanh, độ bao phủ rộng
và chi phí thấp, các thế lực thù địch sẽ tăng cường các chiến dịch thông tin
truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội để phá hoại tư tưởng chống phá cách
mạng, gồm cả vấn đề tuyên truyền, xuyên tạc, bịa đặt sai sự thật về công tác đấu
tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Do vậy, phải làm tốt hơn nữa công tác quản lý
nhà nước về an ninh thông tin mạng để chủ động phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh,
phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động; quan tâm ứng
dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đặc biệt là công nghệ AI trong theo dõi,
ngăn ngừa, thậm chí là chủ động tấn công, loại bỏ các thông tin xấu, độc, xuyên
tạc nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và các chính sách PCTNTC của
Đảng và Nhà nước ta.
Bảy
là, cùng với tuyên truyền phản bác các luận điệu sai trái, thù địch
cũng cần tuyên truyền, đấu tranh đẩy lùi, loại bỏ tư tưởng lo ngại việc đẩy mạnh
PCTN sẽ “làm chậm sự phát triển”, làm “hạn chế sức sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm”, “nhụt chí”, “làm cầm chừng”, “phòng thủ” trong một bộ phận cán bộ, công
chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Nếu không đấu tranh đẩy lùi nhận
thức sai lệch nêu trên rất dễ dẫn đến “e dè”, “thiếu kiên quyết”, “không triệt
để”, “nửa vời” trong đấu tranh PCTNTC, từ đó, dễ xuôi theo các luận điệu sai
trái, thù địch và là cơ hội để các thế lực thù địch, phản động, phần tử xấu lợi
dụng xuyên tạc, chống phá.
Theo
ThS. Bùi Thị Thu Huyền (Ban Nội chính Trung ương)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét