Nhận diện những luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng trong giai đoạn hiện nay (tiếp
theo)
Luận điệu 3: Chống tham nhũng vô ích vì “tham
nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực”; “Việt Nam phải học cách sống chung
với tham nhũng, tiêu cực”; “Chống tham nhũng quá quyết liệt sẽ làm tê liệt chuỗi
cung ứng đầu tư nước ngoài, giao dịch thông thường trong nước, cản trở sự phát
triển của đất nước”.
Tham
nhũng đúng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực, là hiện tượng xã hội có tính
lịch sử, gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu và các thiết chế quyền lực xã
hội; xảy ra ở hầu hết các quốc gia. Nhưng không vì lẽ đó mà coi tham nhũng như
là một căn bệnh quái ác, không thể điều trị được và càng không thể “học cách sống
chung” với tham nhũng như loạn ngôn mà các thế lực thù địch, phản động tung
tin. Chính vì tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực nên Đảng và Nhà
nước ta hiện nay đang đẩy mạnh kiểm soát quyền lực để PCTNTC, “nhốt” quyền lực
vào trong “lồng” cơ chế, siết chặt thể chế để “không thể tham nhũng”, “không
dám tham nhũng”. Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành 2 Quy định (Quy định
số 131-QĐ/TW và Quy định số 132-QĐ/TW) về kiểm soát quyền lực,
PCTNTC trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; và trong
hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Hai quy
định này đã thể hiện rõ quyết tâm của Đảng ta trong kiểm soát quyền lực với
nguyên tắc: Mọi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, phải được
ràng buộc bằng trách nhiệm, quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực
càng cao, trách nhiệm càng lớn; lạm dụng, lợi dụng quyền lực phải bị truy cứu
trách nhiệm và xử lý nghiêm minh.
Đấu
tranh chống tham nhũng, tiêu cực không thể “vô ích” hoặc làm cản trở sự phát
triển của đất nước được. Ngược lại, chính nhờ đẩy mạnh công tác PCTNTC, làm tốt
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã góp phần rất quan trọng thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an
ninh và đối ngoại, đặc biệt là chúng ta đã từng bước lấy lại, tăng cường
sự đồng thuận và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Qua gần
40 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử,
phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Với tất cả sự
khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ,
tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(10).
Khép lại năm 2023, mặc dù trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội
và thuận lợi, tình hình an ninh, chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp,
bất thường, Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên
nhiều lĩnh vực, trong đó, Việt Nam tiếp tục là điểm sáng kinh tế toàn cầu. tăng
trưởng GDP cả năm khoảng 5%, giúp nền kinh tế nước ta vẫn thuộc nhóm các nước
tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt
Nam đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế
giới. Xếp hạng môi trường kinh doanh Việt Nam cũng tăng 12 bậc trên toàn cầu. Đối
ngoại, hội nhập quốc tế đạt được những thành tựu lịch sử; nhiều chuyển biến vượt
bậc trong phát triển hệ thống đường cao tốc; xuất khẩu nông sản lập đỉnh, mở rộng
thêm các thị trường mới,… Cũng chỉ tính riêng trong năm 2023, sau khi Ban Chỉ đạo
cấp tỉnh về PCTNTC được thành lập trên 63 tỉnh, thành trên cả nước, ở địa
phương đã khởi tố mới hơn 830 vụ án tham nhũng (tăng 02 lần so với năm 2022,
tăng gấp 3 lần so với năm 2021), thể hiện rõ đây là kết quả tích cực từ chủ
trương chống tham nhũng quyết liệt của Đảng ta. Do đó, chống tham nhũng đạt được
“rất nhiều lợi ích” mà không phải là vô ích hay làm tê liệt nền kinh tế, chính
trị đất nước như những luận điệu xuyên tạc đưa ra.
Luận điệu 4: Tham nhũng là bản chất của hệ thống
chính trị Việt Nam; ở Việt Nam chỉ có một Đảng duy nhất cầm quyền thì không thể
chống tham nhũng thành công.
“Đảng
Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thành công vì
cơ chế độc đảng lãnh đạo”. Đây là luận điệu thường xuyên mà các thế lực thù địch,
phản động và các phần tử xấu tung ra. Chúng cho rằng, ở Việt Nam khi chỉ duy nhất
có Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, quá trình lãnh đạo không có các lực lượng
chính trị đối trọng để giám sát, phản biện, kiểm soát thì sẽ dẫn đến độc đoán,
chuyên quyền, Đảng đứng trên pháp luật. Chúng cho rằng đây là “lỗi hệ thống”,
là nguyên nhân sâu xa làm cho tình trạng tham nhũng ở Việt Nam ngày càng phổ biến,
phức tạp, nghiêm trọng và trở thành “bản chất cố hữu” của chế độ; muốn chống
tham nhũng thành công phải bắt đầu từ việc “sửa lỗi hệ thống”, tức là phải thực
hiện đa nguyên đa đảng.
Thực
ra, tham nhũng xuất hiện và tồn tại ở nhiều nước trên thế giới, dù là nước phát
triển hay đang phát triển, theo chế độ tư bản chủ nghĩa hay XHCN, không phân biệt
do một đảng hay nhiều đảng lãnh đạo. Liên hợp quốc đã ban hành Công ước quốc tế
về chống tham nhũng, trong đó, nhiều quốc gia là thành viên tham gia đã tuân thủ
và tìm ra các cách thức để PCTN hiệu quả hơn(11). Mặt
khác, nghiên cứu kinh nghiệm PCTN trên thế giới cho thấy, nhiều quốc gia có một
đảng cầm quyền(12) cũng quyết liệt PCtN và đạt được
nhiều thành công; ngược lại, không ít quốc gia có nhiều đảng nhưng không có
nghĩa là không có tham nhũng và PCtN thành công(13).
Như vậy, luận điệu cho rằng, tham nhũng là sản phẩm của thể chế chính trị ở Việt
Nam rõ ràng là sự quy chụp, thiếu căn cứ và vô cùng nguy hiểm, về bản chất là
muốn thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam và xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Tóm lại, các luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch, phản động, phần tử
xấu nêu trên là thiếu căn cứ, mang tính chủ quan, suy diễn, nhìn nhận một cách
phiến diện về tình hình tham nhũng và kết quả công tác PCtNtC ở Việt Nam. Với sự
hỗ trợ của công nghệ thông tin, những luận điệu đó đã và đang lan tỏa nhanh
chóng, rộng khắp, hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến tư tưởng, nhận thức
của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là một bộ phận cán bộ, đảng viên, người
dân thiếu thông tin, nhận thức còn hạn chế, ý thức cảnh giác chưa cao.
Từ đó,
gây tâm lý hoài nghi trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân vào quyết
tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta, tạo cơ hội để các thế lực thù địch
xúi giục, kích động đòi thay đổi Cương lĩnh chính trị, thể chế chính trị ở Việt
Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện đa nguyên đa đảng. Do đó, về bản
chất, các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc cuộc đấu tranh PCTN ở Việt Nam là một
bộ phận trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm tấn
công vào nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét