Nhận diện những luận điệu xuyên tạc của thế
lực thù địch về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng trong giai đoạn hiện nay
Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) ở
Việt Nam hiện nay được xem là vấn đề “nóng”, đã “trở thành xu thế không thể đảo
ngược, được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân đánh giá cao, bạn bè quốc tế
ghi nhận” và đây cũng là một trong những mục tiêu mà các thế lực thù địch, phản
động nhắm vào để xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ, chống phá cách mạng Việt Nam.
Chính vì vậy, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch nói chung và quan điểm sai trái, thù địch về đấu tranh
PCTNTC nói riêng là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Luận điệu 1: Đấu
tranh PCTNTC, xử lý cán bộ đảng viên sai phạm chỉ là trò “đánh
trống” “khua chiêng” nhằm “che mắt thế gian”, thực chất là “đấu đá,
thanh trừng nội bộ”, “tranh giành quyền lực”, “thanh trừng
phe cánh”, vì lợi ích của một bộ phận cán bộ “chóp bu” trong hệ
thống chính trị.
Những kẻ phản động, thù địch luôn tìm ra mọi
lý lẽ để bẻ lái các thông tin theo ý muốn của chúng. Khi chúng ta chưa đẩy mạnh
cuộc đấu tranh chống tham nhũng hoặc đã làm nhưng kết quả bước đầu chưa rõ nét,
còn hạn chế thì các thế lực thù địch, phần tử xấu cho rằng đấu tranh PCTNTC, xử
lý cán bộ, đảng viên sai phạm chỉ là mị dân, “hô khẩu hiệu”, thiếu triệt để,
trò “đánh trống”, “khua chiêng” nhằm “che mắt thế gian”. Đến khi những vụ án, vụ
việc tham nhũng bị phát hiện, xử lý quyết liệt thì chúng cho rằng, các vụ án, vụ
việc được phát hiện, xử lý này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, là những vụ
án, vụ việc không thể che đậy được nữa; mục đích nhằm xoa dịu bức xúc, bất bình
nhất thời của cán bộ, đảng viên, nhân dân và dư luận xã hội. Và sở dĩ không
phát hiện, xử lý được “phần chìm của tảng băng” là do Đảng không muốn chống
tham nhũng đến cùng; có sự bao che, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, can
thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng của các cơ quan chức năng.
Khi Đảng và
Nhà nước ta thể hiện quyết tâm chính trị, đẩy mạnh cuộc đấu tranh
PCTNTC, kiên quyết xử lý hàng loạt cán bộ, đảng viên có hành vi tham
nhũng, tiêu cực, đấu tranh “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”,
thì chúng lại cho rằng, thực chất cuộc đấu tranh PCTNTC ở Việt Nam
hiện nay là “cuộc chiến giữa các phe phái trong nội bộ Đảng”, là
“khóa mới kỷ luật khóa cũ”, là việc “chỉ mang tính nhiệm kỳ”. thậm
chí, khi chúng ta nhận định một số hạn chế trong công tác
PCTNTC, nhất là tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” ở một số địa phương, bộ,
ngành, thì chúng tuyên truyền rằng, đây là minh chứng cho việc các bộ, ngành, địa
phương còn “e dè”, mới chỉ hô khẩu hiệu, chưa thực sự quyết tâm ngăn chặn, đẩy
lùi tham nhũng, tiêu cực.
Đây
là những luận điệu hết sức lạc lõng, dựng chuyện và xuyên tạc, bởi vì: Đảng và
Nhà nước ta luôn coi tham nhũng như “giặc nội xâm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc
sinh thời đã chỉ ra rằng, nhiệm vụ chống lại nó “cũng cần kíp như đánh giặc
trên mặt trận”. trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước gần 40 năm đổi mới, Đảng
ta đã nhận thấy tham nhũng gây ra rất nhiều hậu quả to lớn, “trở thành vật cản
lớn cho thành công của công cuộc Đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự
tồn vong của chế độ”, làm “tổn hại thanh danh, uy tín của Đảng”),
xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và quan trọng nhất, tham
nhũng “vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ, do
đó, Đảng ta xác định, công tác PCTNTC là một nhiệm vụ đặc biệt quan
trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là nhiệm vụ vừa cấp
bách, vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước
đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Với những nhận thức
đúng đắn, sâu sắc về tham nhũng, bản chất, hậu quả của tham nhũng, tiêu cực, Đảng
ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTNTC, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp
PCTNTC “ngày càng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, với bước đi, lộ trình
phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của đất nước”.
Những
con số về xử lý kỷ luật của Đảng và xử lý hình sự trong các vụ án tham nhũng,
kinh tế thời gian qua đã cho thấy quyết tâm rất cao, nỗ lực rất lớn, nói đi đôi
với làm của Đảng và Nhà nước ta trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực.
Đẩy mạnh đấu tranh PCTNTC không chỉ là tuyên ngôn, “hô khẩu hiệu” mà đã trở
thành quyết tâm chính trị và hành động thực tế của cả hệ thống chính trị. Chưa
bao giờ chúng ta xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ sai phạm, nhất là các cán bộ cấp
cao như thời gian qua, điều đó cho thấy, việc này không phải nhằm “che mắt thế
gian”, “đấu đá, thanh trừng nội bộ”, “tranh giành quyền lực”, mà thực chất là
răn đe, ngăn ngừa để không xảy ra sai phạm, “xử một vài người để cứu muôn người”.
Đảng ta chỉ có một mục tiêu duy nhất trong đấu tranh PCTNTC là vì lợi
ích của Đảng, của dân tộc, của đất nước và nhân dân, không phải vì lợi ích của
bất cứ cá nhân hay phe cánh nào. Chúng ta “kiên quyết không để lọt vào cấp ủy
những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
tiêu cực, tham nhũng”, tăng cường công tác quản lý cán bộ, ban hành các quy định
về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, bảo đảm “có vào, có ra, có lên,
có xuống” trong công tác cán bộ, kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ luật,
năng lực hạn chế, uy tín giảm sút; khẳng định rõ sự đoàn kết, quyết tâm trong
việc lựa chọn cán bộ đủ đức, đủ tài, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm
nhiệm vụ. thực tế đã chứng minh, mục tiêu của chúng ta đủ lớn, sự đoàn kết và
quyết tâm cao thì chúng ta mới có thể đạt được kết quả rất quan trọng, làm cho
“tham nhũng từng bước được đẩy lùi và có chiều hướng thuyên giảm” nhưng vẫn
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên,
nhân dân và góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của hệ thống chính trị.
Đặc biệt,
thời gian qua, để đẩy mạnh PCTNTC, Đảng ta đã có rất nhiều thay đổi trong
cách thức, biện pháp PCTNTC: Đại hội XIII của Đảng đã xác định không chỉ đấu
tranh PCTN, lãng phí, mà còn gắn PCTN với phòng, chống tiêu cực. Đến ngày
16/9/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 32-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo trung ương về
PCTNTC; thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về PCTNTC; tập trung chống tham nhũng
không chỉ trong khu vực nhà nước mà còn mở rộng ra cả khu vực ngoài nhà nước;
chú trọng thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng,
kinh tế; tăng cường kiểm soát quyền lực để PCtNtC;… Những động thái, bước đi
quyết liệt này của Đảng ta chính là minh chứng hùng hồn nhất đập tan các luận
điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch nêu trên.
Luận điệu 2: Nếu quá tập trung vào chống tham
nhũng sẽ làm mất “nguyên khí” quốc gia, làm “nhụt chí” sự sáng tạo, “chùn bước”
những người dám nghĩ, dám làm và làm “chậm” sự phát triển của đất nước.
Luận điệu
này đang ngày càng được tuyên truyền mạnh mẽ, gây nhiễu và đang có nguy cơ bén
rễ vào trong các tổ chức của Đảng ta, thậm chí một bộ phận cán bộ, đảng viên ý
thức hệ còn non kém, thiếu bản lĩnh chính trị, không nhận thức sáng suốt và “tự
diễn biến”, “tự suy thoái” cũng tin rằng, càng đấu tranh PCTNTC càng làm
“nhụt chí”, “chùn bước” những người dám nghĩ, dám làm. Tuy nhiên, từ lý luận
cho đến thực tiễn, với những kết quả rõ nét trong PCTNTC đã chứng minh sự
thật hoàn toàn ngược lại.
Đẩy mạnh
đấu tranh PCTNTC và xây dựng, làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước
là chủ trương, chính sách hoàn toàn đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, được ví như cuộc cách mạng dọn sạch “cỏ dại”,
thành phần “ung nhọt” của Đảng. Đây là cuộc đấu tranh tất yếu, khách quan, có
được sự đồng tình, ủng hộ, vào cuộc, quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Chúng
ta cũng nhận ra rằng, con đường chúng ta kiên định đang đi sẽ trải qua vô vàn
khó khăn, thách thức và gặp phải sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch.
Những thông tin, luận điệu xuyên tạc nêu trên đã làm hoang mang dư luận, làm
nhiều cán bộ, đảng viên bị nhiễu loạn, thậm chí đồng tình và dần trở nên “nản
lòng”, “chùn bước”.
Tuy vậy,
đây chính là con đường duy nhất, không còn cách nào khác để xây dựng, củng cố hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh, vì nhân dân phục vụ. tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã từng khẳng định: Đẩy mạnh PCTNTC không làm “nản lòng”, “chùn
bước”, sợ sai của cán bộ, đảng viên, mà chỉ làm “chùn bước” những ai có động cơ
không trong sáng, đã trót “nhúng chàm” và những người không nắm vững chủ
trương, chính sách của Đảng, thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Tổng
Bí thư cũng đã thể hiện thái độ rất kiên quyết, không chấp nhận những biểu hiện,
thái độ thờ ơ, nửa chừng, vô trách nhiệm: “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi cũng
phải cháy… Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được”, “Ai nhụt chí thì dẹp
sang một bên cho người khác làm”.
Hiện
nay, Đảng ta cũng sớm nhận thấy, một vài biểu hiện “nhụt chí”, “chùn bước” là
hiện tượng cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, làm
việc cầm chừng, đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm không dám làm, gây bức xúc
trong xã hội, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết công việc
của người dân, doanh nghiệp, nhất là trong việc phê duyệt, thực hiện các dự án
đầu tư, đấu thầu, đấu giá có liên quan đến tiền, tài sản nhà nước, mua sắm
công,… tình trạng này diễn ra ở nhiều lĩnh vực, có cả ở các cơ quan trung ương
lẫn địa phương. Ở một số nơi, cán bộ, công chức còn có nhận thức “không làm
thì không sai”, “đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử”.
Đây chính là một biểu hiện của tiêu cực, một loại “tự diễn biến” trong tư tưởng
của cán bộ, đảng viên, gây nhiều hệ lụy xấu, làm cho công việc bị trì trệ, dậm
chân tại chỗ, làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nguyên nhân
của tình trạng này chủ yếu là do nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ; pháp luật
còn có quy định bất cập, chồng chéo; cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung chưa cụ thể, rõ ràng; vì vậy, tại nhiều
cuộc họp gần đây của thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú trọng đã yêu cầu phải “tập trung chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng
này”. Hiện nay, nhiều địa phương đã ban hành quy định cụ thể nguyên tắc làm việc,
chế độ trách nhiệm, quan hệ công tác, cách thức và quy trình giải quyết công việc
để giải quyết tình trạng này. Thậm chí, có tỉnh ủy, thành ủy đã ban hành
Chỉ thị để khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, không làm đúng, đầy đủ chức
trách, nhiệm vụ, quyền hạn của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét