Thứ Tư, 4 tháng 9, 2024

NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VIỆT NAM TỪ SAU NGÀY ĐỘC LẬP

 79 năm đã trôi qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, Việt Nam đã đạt

được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm

trước đổi mới, như đánh giá trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Đất nước ta chưa bao giờ có

được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Về kinh tế, Việt Nam từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nông nghiệp lạc hậu nghèo

nàn, quy mô nền kinh tế nhỏ bé, đi liền với đó là sự bao vây cấm vận về mọi mặt, GDP chỉ 26,3

tỷ USD trong những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90. Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới

1986 đến nay, trong gần 40 năm qua, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 430 tỷ USD năm 2023,

GDP bình quân đầu người đạt mức 4.300 USD/năm, tăng 58 lần so với những năm đầu đổi mới,

tỷ lệ hộ theo chuẩn nghèo đa chiều còn 2,9%.

Từ một nền kinh tế đóng cửa khép kín, Việt Nam thành một nền kinh tế có mức độ hội nhập toàn

cầu sâu rộng khi trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu, tổng kim ngạch xuất nhập

khẩu năm 2023 đạt gần 700 tỷ USD, thu hút lượng đầu tư lớn từ nước ngoài đạt 23 tỷ USD, đây

là mức đầu tư cao nhất của Việt Nam từ trước đến nay, ngay cả khi các thị trường lớn bị thu hẹp

và chuỗi cung ứng toàn cầu còn nhiều đứt gãy. Nếu xét về quy mô, nền kinh tế của nước ta đứng

thứ 5 trong khu vực ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Việt Nam đã

trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu. Đến nay, có 72 quốc gia đã công nhận Việt

Nam là nền kinh tế thị trường.

Về đối ngoại, Việt Nam từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay nước ta đã mở rộng, làm sâu

sắc thêm quan hệ ngoại giao với 193 nước, trong đó có 3 nước quan hệ đặc biệt. Đến nay, Việt

Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 7 nước, cùng với đó là 12 nước đối tác chiến

lược và 12 nước đối tác toàn diện. Đặc biệt, nước ta hiện đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược

toàn diện hoặc đối tác chiến lược với tất cả 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên

hợp quốc, mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đảng ta đã

có quan hệ với 253 đảng ở 115 quốc gia trên thế giới, trong đó có 92 đảng Cộng sản, 63 đảng

cầm quyền, 38 đảng tham gia liên minh cầm quyền, tham chính.

Trong những năm gần đây, hầu hết nguyên thủ, lãnh đạo các nước lớn và các tổ chức quốc tế

quan trọng, trong đó có Liên hợp quốc đều đến thăm, làm việc và có ấn tượng tốt về đất nước,

con người Việt Nam; đồng thời lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chuyến thăm thành công

đến các nước, đối tác trên khắp các châu lục.

Về đảm bảo quyền con người, đến nay Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước của Liên hợp

quốc về quyền con người như: Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc;

Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước quốc tế về các

quyền kinh tế, văn hóa và xã hội; Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị; Công ước về

quyền trẻ em; Công ước về quyền của người khuyết tật…

Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026), số lượng nữ đại biểu Quốc hội là

151 người, chiếm 30,26% (đạt tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay); tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham

gia Quốc hội khóa XV là 89 người, chiếm 17,84%. Từ năm học 2017-2018, đã có 22 tỉnh, thành

phố tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số (715 trường); 8 ngôn ngữ của dân tộc thiểu số được

đưa thành môn học...

Về an sinh xã hội, công tác xoá đói, giảm nghèo đạt kết quả nổi bật, đời sống của người dân ngày

càng được cải thiện. Chỉ tính từ năm 2019 đến nay, GDP bình quân ở Việt Nam đã tăng 25%, tỷ

lệ hộ nghèo giảm 1,5%/năm. Mạng lưới y tế dự phòng được tổ chức rộng khắp trên toàn quốc,

gắn chặt với y tế cơ sở, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đã tăng từ hơn 81% năm 2016 lên mức

93,35% vào năm 2023; 85% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm

sóc và phục hồi chức năng…

Về nhà ở, đến năm 2020, đã hỗ trợ chỗ ở cho 648.000 hộ nghèo nông thôn, 323.000 căn nhà cho

người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Đến năm 2021, 90% người dân nông thôn được sử

dụng nước hợp vệ sinh. Bằng những sự thay đổi trên đã góp phần đưa tuổi thọ trung bình của

Việt Nam trong 30 năm qua tăng 9 tuổi, từ 65,5 tuổi năm 1993 lên 74,5 tuổi năm 2023; chỉ số

phát triển con người (HDI) của Việt Nam được cải thiện rõ rệt, cao hơn nhiều so với các nước có

cùng mức thu nhập; chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc, từ vị trí 65 lên vị trí 54/143

quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tính đến đầu năm năm 2024, Việt Nam ghi nhận có khoảng 78,44 triệu người dùng Internet; số

lượng người dùng mạng xã hội là khoảng 72,70 triệu người, chiếm 73,3% dân số. Đặc biệt, số

lượng kết nối di động tại Việt Nam đạt tới 168,5 triệu, tương đương 169,8% dân số. Việt Nam là

quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới, đứng thứ 6 trong tổng số 35

quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.

Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh, trật tự giữ vững là một trong những điểm sáng và là

thế mạnh của Việt Nam trong một thế giới đầy biến động hiện nay. Việt Nam được xếp hạng

tăng 4 bậc, lên vị trí 41/163 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng chỉ số hòa bình toàn

cầu năm 2023 về đánh giá mức độ yên bình quốc gia do Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP,

Australia) công bố. Trong bảng xếp hạng "Chỉ số chính phủ tốt Chandler (Chandler Good

Government Index-CGGI) năm 2022, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số

Bình đẳng thu nhập, tăng 33 bậc so với năm 2021, lên vị trí thứ 42. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét