Thứ Tư, 4 tháng 9, 2024

SỰ TIẾN BỘ VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM

 Quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng là luôn thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng

chính sách, từng bước phát triển. Đảng và Nhà nước đã ban hành và thực hiện được nhiều chính

sách xã hội như chính sách an sinh xã hội, chính sách xóa đói, giảm nghèo... để mọi người dân

đều được thụ hưởng, đó chính là thực hiện công bằng xã hội cho mọi người dân. Thực tế cho

thấy, công tác đảm bảo an sinh xã hội tương đối toàn diện, hiệu quả, điển hình là chính sách xóa

đói, giảm nghèo đạt thành tựu nổi bật. Tỉ trọng chi ngân sách cho an sinh xã hội tăng dần trong

các năm qua, từ 2,85% GDP năm 2005 lên 4,14% GDP năm 2010 và 4,67% GDP năm 2011 và

khoảng 6,7% GDP năm 2021. Chỉ số thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh (năm 2020, đạt

3.512 USD), tăng hơn 31,5 lần trong vòng hơn ba thập niên. Tuổi thọ trung bình cũng tăng

nhanh, từ 70,5 (năm 1990) lên 75,4 (năm 2019), cao nhất trong các quốc gia nằm trong khu vực

có mức thu nhập tương đương.

Công tác xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội là một nội dung cơ bản, quan điểm

nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, được cụ thể bằng chính sách, pháp luật và chương

trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước qua các thời kỳ. Từ một trong những quốc gia

nghèo, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, thu nhập bình quân đầu người khoảng 100 USD

những năm 90 thế kỷ XX, đến năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 3.900

USD. Năm 2023 thu nhập bình quân đầu người mỗi năm là 4.284 USD, tăng 6,2% so với năm

2022. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo, từ 60% dân số

nghèo đói (năm 1990) đến năm 2022, tỷ lệ nghèo chỉ còn 2,23%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo đa

chiều giảm khoảng 1,2%. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%; tỷ lệ hộ nghèo ở các

huyện nghèo giảm từ 4 - 5%.

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm lo cho người lao động, bằng chính sách hỗ trợ việc làm, hỗ

trợ người thất nghiệp. Trong đại dịch COVID-19, các đối tượng yếu thế luôn được Nhà nước,

Chính phủ, cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng, hơn 38.000 tỷ đồng từ quỹ bảo

hiểm thất nghiệp đã được chi để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Công tác khám, chữa

bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho mọi tầng lớp nhân dân cũng được chú trọng, tỷ lệ bao phủ BHYT tăng

từ 60,9% dân số (2010) lên 90,7% dân số (2020), cơ bản bao phủ toàn dân. Người nghèo, trẻ em

dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp BHYT miễn phí. Chỉ số phát triển con người Việt Nam

(HDI) phát triển mạnh mẽ. Trong đó, năm 2017: 0,687; năm 2018: 0,700; năm 2019: 0,703 và

năm 2020: 0,702. Việt Nam từ nhóm trung bình lên nhóm cao.

Các đối tượng yếu thế trong xã hội luôn được Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội quan tâm.

Trong năm 2023, 100% số đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hằng tháng; 100% số

người dân bị thiệt hại do thiên tai, thiếu đói được trợ giúp kịp thời, không để ai bị đói; 99% số hộ

người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú,

99% số xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ; hơn 90% số người khuyết tật khó khăn

được trợ giúp xã hội, chăm sóc, phục hồi chức năng; hơn 90% số người cao tuổi khó khăn được

trợ giúp xã hội, phụng dưỡng, chăm sóc. Cơ cấu mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội của cả nước

ngày càng mở rộng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội của đối tượng cần trợ giúp

xã hội.

Như vậy, hệ thống chính sách xã hội được thực hiện về cơ bản đã bảo đảm được tính công bằng,

bao trùm, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, đời sống

vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thực tiễn luôn có các tồn tại, khiếm khuyết và sự bất bình đẳng, bất công vẫn xảy ra trong đời

sống, ở một số lĩnh vực và đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng, bất công đó là do

một số cá nhân, cấp lãnh đạo thực hiện chưa đúng hoặc vì các động cơ khác nhau chứ không

phải nguyên do chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Điều quan trọng là quan điểm nhất

quán của Đảng, Nhà nước ta trong kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh những cá nhân, tổ chức để xảy ra

các hiện tượng tiêu cực nhằm thực hiện công bằng xã hội được đầy đủ, đúng nghĩa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét