Thứ Tư, 4 tháng 9, 2024

TÌNH CẢM YÊU MẾN, KÍNH TRỌNG HỒ CHÍ MINH

 Điều rất đáng tự hào là Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ được yêu quý, kính trọng ở Việt

Nam mà Người cũng được nhân dân thế giới nể phục, tôn vinh. Năm 1987, tại khóa

họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO)

đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt

xuất”. Với nghị quyết này, UNESCO đã ghi nhận những đóng góp to lớn, quan trọng

của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn đối với cả nhân

loại, đồng thời tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những “nhân vật lỗi lạc đã để

lại dấu ấn trong tiến trình phát triển của nhân loại”.

Từ đó đến nay, hoạt động vinh danh Người đã được tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế

giới. Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, đến cuối năm 2023, đã có 37

tượng/tượng đài, 13 khu tưởng niệm, 6 trường lớp và 21 đại lộ, đường phố, công viên

mang tên Hồ Chí Minh được xây dựng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những hoạt động

đó xuất phát từ sự yêu mến, lòng kính trọng và công nhận của cộng đồng quốc tế đối

với những đóng góp của Hồ Chí Minh, hoàn toàn trái ngược với luận điệu xuyên tạc

của các thế lực thù địch.

Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bằng chứng xác đáng nhất để bác

bỏ luận điệu “thần thánh hóa” cá nhân. Sinh thời, Người chưa bao giờ coi mình là

“thánh nhân”, mà chỉ tự nhận là một người luôn đau đáu một nỗi niềm là làm sao cho

đất nước được độc lập, nhân dân được tự do, có ăn, có mặc, có học... Nghiên cứu về

Người, một học giả nước ngoài từng hỏi Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Hồ Chí Minh là

một con người hay một vị thánh?”.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trả lời rằng: Hồ Chí Minh trước hết là một con người,

cuối cùng cũng là một con người, còn vĩ đại như đức Chúa, đức Phật thì các bạn đã

thừa nhận. Người cũng luôn gương mẫu và lên án những biểu hiện “sùng bái cá nhân”,

“thần thánh hóa lãnh tụ”; đồng thời, đề cao vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân

dân, tôn trọng nhân dân, quan tâm, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhân

dân, tận tâm, tận lực, tận hiến cho cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Không phải ngẫu nhiên mà David Hamberstam, phóng viên tờ báo New York Times

(Mỹ) từng viết: “Trên thế giới có quốc gia người ta đề cao lãnh tụ dữ lắm, đó là sùng bái

cá nhân. Còn cụ Hồ Chí Minh thì cương quyết không tìm cái vỏ bề ngoài lộng lẫy của

quyền uy. Như thế cụ tự tin và tin chắc vào quan hệ của mình với dân tộc, với lịch sử,

đến nỗi cụ chẳng cần đến tượng, đền đài, sách báo và những nhà nhiếp ảnh để chứng

minh điều đó cho mình” (dẫn theo Giáo sư Trần Văn Giàu, sách “Hồ Chí Minh vĩ đại

một con người”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, năm 2013, trang 74-75).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét