Học thuyết của Mác - Lênin là hệ thống lý luận khoa học về triết học, chủ nghĩa xã hội khoa
học và kinh tế chính trị bao gồm những quy luật chung nhất cho sự phát triển của ba
thành tố tự nhiên, xã hội và tư duy, làm cơ sở cho công cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là thường xuyên liên tục ở mọi thời đại chống lại mọi sự áp bức, bó
lột, bất công trong xã hội loài người tạo điều kiện để mỗi con người
dân lao động phát triển toàn diện; về xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa có nền
kinh tế phát triển cao, khoa học kỹ thuật, hạ tầng hiện đại công
bằng xã hội đời sống vất chất và tinh thần nhân dân được bảo đảm
tốt... Lý luận học thuyết Mác -
Lênin ra đời trên mảnh đất hiện thực đó chính là thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai
cấp công nhân, lực lượng xã hội đông đảo đại biểu cho phương thức sản xuất tiên
tiến nhất của lịch sử xã hội loài người phát triển nền sản xuất vật chất của nhân
loại. Chủ nghĩa Mác
- Lênin không
phải là sự tổng hợp các thành tố mà là sự tổng hòa từ nhiều nguồn tri thức như chi thức của tự nhiên, xã hội và của tư duy phản ánh sự
liên hệ phổ biến khái quát hoá trừu tượng hoá cao trở thành học
thuyết khoa học, tiếp thu chọn lọc, tinh túy từ các tư tưởng tiến bộ, đồng thời không ngừng được bổ sung phát triển tự hoàn thiện. Học thuyết mở lên luân phải
khái quát thực tiễn để đưa ra lý luận khoa học mới phù hợp với và
sự phát triển xã hội loài người, Được xây dựng trên những quy luật và kinh nghiệm từ thực tiễn, được khái quát hoá ở trình độ cao lên tầm lý luận khoa học. Phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin không nhằm
mục đích vì con người và sự phát triển của xã
hội, đưa ra những vấn đề là cơ sở khoa học để vận dụng vào đấu tranh để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn, tạo nền
tảng vững chắc cho thế
giới phát triển không ngừng, hướng đến giá trị văn
hoá cao cả. Vấn đề giai cấp đó là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người toàn diện nhất. Chủ nghĩa Mác - Lênin lấy giai
cấp công nhân làm nền tảng, lực lực cách mạng
nhất để thực hiện mục tiêu lý tưởng của mình, đồng thời lấy học
thuyết chủ nghĩa Mác - Lênin làm vũ khí lý luận không thể thiếu để chuyển hoá sức mạnh “tinh thần” thành
sức mạnh “vật chất” bảo vệ vững chắc chế độ và xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh là hệ thống những
quan điểm toàn diện và sâu sắc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều
kiện thực tiễn những về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư
tưởng đó được hình thành, phát triển trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những tư
tưởng tiến bộ trên thế giới, giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam như truyền thống yêu nước, truyền thống nhân văn và đoàn kết
của dân tộc ta, phù hợp với thực tiễn hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam; tiếp
thu, có chọn lọc và vận dụng sáng tạo tinh hoa văn hóa nhân loại như: các
nét đặc sắc của văn hóa phương Đông, văn hoá phương Tây mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin. Biến nước ta từ một dân
tộc bế tắc về đường lối cách mạng, không có lý luận dẫn đường. Hồ Chí Minh đã chuyển hoá chủ nghĩa Mác - Lênin
thành hệ tư tưởng cho công cuộc chiến đấu dành độc lập dân tộc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp và sát với thực tiễn điều kiện
lịch sử hoàn cảnh cách mạng Việt Nam qua mỗi giai đoạn lịch sử. Qua đó phản ánh tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam, khi chủ nghĩa Mác - Lênin thấm nhuần vào người dân Việt Nam trước
hết từ khi xây dựng tuyên truyền vào lực lượng yêu nước tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin đến dành chính quyền cách mạng, bảo vệ
chính quyền từ ba thứ giặc: giặc đói, giặc rốt và giặc ngoại xâm. Tiếp
theo đó Dành chiến thắng điện biên phủ, chiến thắng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh thấm nhuần vào người dân Việt Nam
chuyển hoá sức mạnh tinh thần dân tộc thành sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Sức mạnh tư tưởng Hồ Chí Minh là từng
bước đưa cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng
xã hội chủ nghĩa và ngày
nay là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Trong ánh sáng soi đường đó chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kim chỉ nam dẫn dắt sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Trong những năm 1927, trong tác phẩm ở trang đầu “Đường kách mệnh” có sự
tiếp thu, giá trị ảnh hưởng lan toả lớn nhất, Hồ Chí Minh chỉ ra quan điểm của V.I.Lênin: Không có lý luận cách mạng, thì không có
cách mạng tiến lên được mà chỉ có theo lý luận cách mạng tiên phong
Đảng cách mạng mới phát huy cao độ trách nhiệm người cách
mạng đến thắng lợi cuối cùng. người đã chỉ ra vấn đề quyết định vai trò để
cách mạng thành công của
chủ nghĩa Mác - Lênin đối với Đảng: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm
cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà
không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.
Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,
chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”[1].
Có thể thấy, về
bản chất, lịch sử và lôgic, tư tưởng Hồ Chí Minh thống nhất với chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận của tư
tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, góp phần bổ sung, phát
triển, làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin. Như vậy, đối với cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh một thể, không tách rời.
Cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ đã chứng minh, sự suất hiện của lý luận khoa
học dẫn đường đã soi sáng, chỉ lối, dẫn đường. Chúng ta thấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là kim chỉ nam cho cách mạng Việt
Nam. Giai cấp công nhân dưới sự lãnh
đạo của Đảng là đội tiên phong là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Những thành tựu đạt được trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước, nhất là những năm đổi mới,
hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Những thời điểm khái quát bổ sung lý luận còn chưa sát thực
tiễn, làm cho xã hội bị kìm hãm sự phát triển, có một số tầng
lớp trong xã hội bị giao động, có cả Đảng viên, chính là nhờ sự kiên
định, vững vàng và vận dụng sáng tạo, đổi mới tư duy, đưa ra đường lối
đúng đắn phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn mới
đã dấn khắc phục đưa nước ta đổi mới thành công thu được thàng tựu
trên tất cả các lĩnh vực. Giờ đây vị thế Việt Nam đã cao trên trường
quốc tế mà trước đó ta chưa có được, đó là niềm tự hào về đất
nước, con người Việt Nam và chế độ ta đang xây dựng. Từ đó ta thấy
được ở bất kỳ giai đoạn nào lịch sử bổ sung, phát triển lý luận là
vấn đề thường xuyên liên tục trên cơ sở nguyên tắc, quy luật tự nhiên
và quy luật xã hội, để phù hợp thực tiễn điều kiện và yêu cầu cách
mạng nảy sinh cái mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét