Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn dùng mọi âm mưu, thủ đoạn biến tôn giáo thành “ngòi nổ” để xuyên tạc, kích động, gây mất ổn định chính trị - xã hội, phá hoại tư tưởng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Bài viết Thế nào là Tự Do Tôn Giáo? của Nguyên Anh đang được phát tán rộng rãi trên nhiều diễn đàn mạng xã hội những ngày gần đây là một ví dụ. Thông qua việc “luận bàn” một cách vô căn cứ về quyền tự do tôn giáo, Nguyên Anh xuyên tạc rằng: Trong chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam, tôn giáo hoàn toàn không có tự do; và Việt Nam đang bị thế giới lên án là không có tự do tôn giáo. Những luận điệu này hoàn toàn sai trái, bịa đặt, phản ánh một cách lệch lạc tình hình tự do tôn giáo ở nước ta hiện nay.
1.
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chủ trương tôn trọng, bảo đảm quyền tự
do tôn giáo và thực hiện đoàn kết tôn giáo; chống vi phạm quyền tự do tôn giáo
dưới mọi hình thức. Điều 24, Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Mọi người có quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. 2. Các tôn
giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Cùng với đó, quyền tự do tôn
giáo của công dân còn được ghi nhận trong Bộ Luật Hình sự, Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo, Luật
Dân sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật đất đai, Luật Giáo dục... Đây chính là minh
chứng cho thấy hệ thống pháp luật về hoạt động tôn giáo ngày càng được bổ sung,
điều chỉnh, hoàn thiện, bảo đảm việc thực hiện đầy đủ quyền tự do tôn giáo ở Việt
Nam. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử,
kỳ thị tín ngưỡng, tôn giáo; nghiêm cấm những tổ chức, cá nhân nhân danh tôn
giáo để hoạt động đi ngược lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, làm phương hại an
ninh, trật tự an toàn xã hội hay trục lợi vì bất cứ lý do gì. Điều này hoàn
toàn phù hợp với Mục 3, Điều 18, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính
trị được Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 16/12/1966: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo
hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần
thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc
để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”. Do đó, những luận
điệu xuyên tạc của Nguyên Anh, cho rằng Việt Nam “không có tự do tôn
giáo” là hành động bôi đen sự thật, xuyên tạc bản chất tình hình
tự do tôn giáo ở Việt Nam.
2.
Thực tế, tính đến tháng 12/2023, Nhà nước Việt Nam đã công nhận 38 tổ chức tôn
giáo, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 2 tổ chức và 1 pháp môn tu hành thuộc
16 tôn giáo. Chính quyền các cấp luôn tạo điều kiện để các sinh hoạt tôn giáo,
hoạt động tôn giáo của tất cả các tôn giáo được diễn ra bình thường. Những ngày
lễ trọng của các tôn giáo như: Lễ
Phật đản của Phật giáo; Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh của Công giáo và Tin lành…
thu hút đông đảo tín đồ tham dự và được tổ chức với quy mô lớn. Trong năm 2023,
để thiết thực đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của người dân, nhà xuất bản
Tôn giáo đã xuất bản hơn 2.400.000 bản in; trong đó có nhiều kinh sách của các
tôn giáo được xuất bản bằng tiếng Anh, Pháp, tiếng dân tộc... Đặc biệt, có hơn
300 lượt chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo tham gia hội nghị, hội
thảo, các khóa đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài; gần 400 lượt người nước ngoài
vào Việt Nam hoạt động tôn giáo… Đồng thời, Giáo hội Công giáo Việt Nam đăng
cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu năm 2023; Giáo hội Phật giáo
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Ban Thư ký Diễn đàn Phật giáo châu Á vì hòa
bình; các Hội thánh Tin lành Việt Nam tổ chức Lễ hội “Xuân yêu thương” … Hoạt
động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ.
Tháng 7/2023, Việt Nam - Tòa thánh Vatican đã nâng cấp quan hệ lên cấp có Đại
diện thường trú tại Việt Nam, đồng thời thông qua việc ký Thỏa thuận Quy chế hoạt
động của Đại diện thường trú và Văn phòng đại diện thường trú Tòa thánh Vatican
tại Việt Nam. Việc tăng cường mối quan hệ này không chỉ thể hiện sự đúng đắn
trong chiến lược ngoại giao của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo, mà còn
thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước dành cho cộng đồng các tôn
giáo nói chung, cộng đồng Công giáo ở Việt Nam nói riêng. Thực tiễn đó là bằng
chứng đanh thép để khẳng định: luận điệu xuyên tạc về tự do tôn giáo ở Việt Nam
của Nguyên Anh là hoàn toàn sai sự thật, không phản ánh chính xác, đầy đủ tình
hình, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ, thúc đẩy quyền tự do tôn
giáo ở Việt Nam.
Cần
khẳng định rằng, đời sống tôn giáo ở Việt Nam những năm qua rất đa dạng, phong
phú là minh chứng sinh động, rõ nét nhất cho tình hình tự do tôn giáo ở Việt
Nam ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Những thành tựu đó không chỉ nhân dân trong
nước, trong đó có tín đồ các tôn giáo ghi nhận, mà còn được cộng đồng quốc tế
thừa nhận. Đây là bằng chứng khách quan, chân thực nhất phản bác lại các
luận điệu xuyên tạc, phủ nhận, cho rằng “Việt
Nam không có tự do tôn giáo” của Nguyên Anh cũng như các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính
trị./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét