Về vai trò của chủ nghĩa Mác -
Lênin ở Việt Nam, họ dựa vào bối cảnh thời gian, không gian ra đời của chủ
nghĩa Mác - Lênin để phủ nhận, xuyên tạc với luận điệu: chủ nghĩa Mác - Lênin
không nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn đầy đủ, nó chỉ phù hợp với
các nước châu Âu; trong khi đó, ở châu Á có sự phát triển kinh tế khác, có
trình độ văn hóa, cùng phong tục, tập quán khác các nước châu Âu. Do vậy, chủ
nghĩa Mác - Lênin đối với Việt Nam chỉ là tư tưởng ngoại lai, xa lạ với truyền
thống, văn hóa dân tộc, việc vận dụng vào Việt Nam là khiên cưỡng.
Tuy nhiên, cần nhận thức rằng
chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra những quy luật vận động chung của lịch sử loài
người và các ông cũng đều nhấn mạnh việc vận dụng những quy luật chung ấy vào
điều kiện cụ thể của mỗi nước cũng phải có những cải biến trong những vấn đề
chi tiết cho phù hợp với đặc điểm của quốc gia, dân tộc. Bản thân các ông cũng
không hề coi lý luận của mình là tối cao, tuyệt đỉnh, mà cần phải có sự bổ
sung, phát triển, cụ thể hóa vào từng điều kiện lịch sử cụ thể: “Chúng ta không
hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm;
trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà
những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ
không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”. Còn theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:
trong quá trình vận dụng những quy luật chung, những nguyên lý chung của chủ
nghĩa Mác - Lênin, của chủ nghĩa cộng sản, phải chú ý đến đặc thù của dân tộc
mình. Người khẳng định: “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử”
của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình
không thể có được. Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất
định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa
phải là toàn thể nhân loại”. Do đó, việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào
Việt Nam là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét