Học tập và làm theo đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh thì đã rõ. Nếu học tập mà không làm theo thì chỉ có
hiểu biết trên giấy tờ. Học tập và làm theo là học đi đôi với hành. Học mà
không hành thì chỉ là học suông, nói suông. Việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
đã được phát động và thực hiện trong Đảng, trong dân ta từ lâu, không phải chỉ
mấy nhiệm kỳ Đại hội của Đảng gần đây. Trong phong trào thi đua xây dựng Đời sống mới, Bác Hồ đã nói: “Cần, Kiệm, Liêm,
Chính là nền tảng của Đời sống mới, nền
tảng của Thi đua ái quốc.
Trời
có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người”(4).
Lời nói ấy của Bác đã
nhập tâm trong cán bộ và nhân dân ta thời đó.
Nói học tập và làm theo
tư tưởng Hồ Chí Minh là theo nghĩa nào? Tư tưởng Hồ Chí Minh nói ở đây không
phải là tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách một học thuyết chính trị, cách mạng mà
là những tư tưởng, những lời chỉ dạy cụ thể của Bác dù đề cập dưới góc độ chính
trị, tư tưởng hay văn hóa, đạo đức.
Ví dụ, Bác nói: “Nước
ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền
lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức
công dân”. “Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương
đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào, ngành nào - đều phải là
người đầy tớ trung thành của nhân dân”. “Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính
quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của nhân dân, phải hết
lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính. Muốn thế phải gần
gũi nhân dân, khuyến khích nhân dân, lãnh đạo nhân dân”.
Bác còn nói: “Quần
chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân,
mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. “Vì muốn giải phóng cho dân
tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo
đức, không có căn bản, tự mình hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”.
Bác nhiều lần nhắc nhở:
Muốn thực sự làm người lãnh đạo, người chỉ huy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị,
phải hết sức giữ gìn và nêu gương về mặt đạo đức, nếu không thì rồi sẽ hỏng cả…
Muốn thế thì: Tự mình phải chỉnh trước mới giúp được người khác chỉnh. Mình
không chỉnh mà muốn người khác chỉnh là vô lý.
Có lẽ gì cán bộ, đảng
viên chúng ta lại không làm theo những lời chỉ dạy ấy?
Liên hệ với tình hình
hiện nay, trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, khi nói về nhiệm vụ “Tập trung
xây dựng Đảng về đạo đức”, đã nêu rõ: “Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng,
thực hiện thường xuyên, sâu rộng, có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng
cao càng phải gương mẫu, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư,
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị
trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các phong
trào cách mạng”.
Vì vậy, từ những lập
luận trên, có thể khẳng định:
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh
là một học thuyết cách mạng vô giá của Việt Nam, là ngọn cờ chiến đấu và chiến
thắng của đất nước và dân tộc ta. Tư tưởng đó phải được học tập, kiên định, vận
dụng và phát triển sáng tạo, tuyệt đối không giáo điều, dập khuôn hay ngả
nghiêng, dao động.
Thứ hai, học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một phong trào hành động cách
mạng, vì sự nghiệp phát triển văn hóa và xây dựng con người, phát huy năng lực
nội sinh của đất nước. Phong trào đó phải được tiến hành một cách bài bản,
thường xuyên./.
HAIVAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét