Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tuyên giáo, Đảng ta luôn khẳng định công tác
tuyên giáo có vai trò đặc biệt, là một lĩnh vực trọng yếu trong công tác lãnh
đạo, tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân và tổ chức nhân dân thực hiện
nhiệm vụ cách mạng ở mọi thời kỳ, mọi chặng đường phát triển. Công tác tuyên
giáo đã có nhiều tiến bộ, từng bước vươn lên hoàn thành nhiệm vụ, góp phần tích
cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, khơi dậy phong
trào cách mạng của nhân dân, tạo ra những nhân tố cơ bản để cả nước phấn đấu
đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng; thực sự giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân có nhận thức sâu sắc hơn về chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó kiên định và nỗ lực phấn đấu
thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Trong thời gian tới, dự báo tình hình thế giới,
trong nước sẽ tiếp tục có những diễn biến mới, phức tạp, nhanh chóng, khó lường.
Tình hình kinh tế - xã hội nước ta bên cạnh thành tựu lớn cũng xuất hiện những
khó khăn và thách thức mới. Bốn nguy cơ mà Đảng ta nêu ra từ Hội nghị Trung
ương giữa nhiệm kỳ khoá VII vẫn còn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn. Bên cạnh
đó, bốn vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay là an toàn an ninh mạng, an toàn
môi trường, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm đang hằng ngày, hằng
giờ tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng, chất lượng cuộc sống và sức khoẻ, tính
mạng của nhân dân. Các tệ nạn xã hội còn nảy sinh phức tạp, sự phân hóa giàu
nghèo ngày càng lớn. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những
đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… Lợi dụng những khó khăn này, các thế
lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, hòng gây
bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” mưu đồ làm thay
đổi chế độ chính trị nước ta, đã tác động đến tư tưởng trong Đảng và trong xã
hội.
Trước tình hình đó, công tác tuyên truyền giáo
dục càng phải được đẩy mạnh để làm cho toàn Đảng, toàn Dân nắm vững, nhất trí
với các mục tiêu, quan điểm, định hướng, nhiệm vụ lớn về xây dựng và phát triển
đất nước; kiên trì đấu tranh bảo vệ tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường,
khả năng sáng tạo, tạo ra phong trào hành động cách mạng của toàn dân thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. Chính vì vậy,
việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo có bản lĩnh chính trị, tư
tưởng vững vàng; có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh; tinh
thông, nhanh nhạy và sáng tạo, có phương pháp làm việc khoa học… xứng đáng là
“người chiến sĩ xung kích trên mặt trận tuyên giáo của Đảng” có vai trò vô cùng
quan trọng trong tình hình hiện nay.
Thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh, đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp của Đảng ta hiện nay cần phấn đấu, rèn
luyện về phẩm chất, năng lực trên các tiêu chí cụ thể như:
Thứ nhất, cán bộ
tuyên giáo phải có bản lĩnh chính trị, tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức
lối sống trong sáng, lành mạnh, phải có “tâm” và “tầm”. Đây là tiêu chí
quan trọng hàng đầu của người cán bộ tuyên giáo. Là cầu nối giữa Nhân dân với
Đảng, là người gieo niềm tin của Nhân dân đối với Đảng.
Thứ hai, cán bộ tuyên
giáo phải là người biết nêu gương, chủ động, nhạy bén, sáng tạo, kịp thời tham
mưu làm tốt công tác tư tưởng tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong
Nhân dân.
Thứ ba, cán bộ tuyên
giáo phải là người say mê, tâm huyết và luôn trao dồi kiến thức, kỹ năng nói,
viết để nâng cao năng lực công tác. Theo đó, cần thực hiện đúng chỉ dẫn của Người
là: Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân
làm. Cán bộ tuyên truyền cần xác định rõ ràng nội dung, đối tượng, mục đích và
phương pháp: “Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền để làm gì?
Tuyên truyền cách thế nào?”.
Thứ tư, cán bộ tuyên
giáo phải luôn hướng về cơ sở, bám sát thực tiễn và gắn bó mật thiết với nhân
dân. Đội
ngũ cán bộ tuyên giáo muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ thì phương pháp lãnh đạo,
phong cách quản lý, cách tổ chức, cách đặt kế hoạch phải phù hợp với quần
chúng; phải luôn hướng về cơ sở, sâu sát cơ sở, luôn gắn bó mật thiết với quần
chúng nhân dân.
Thứ năm, phải có
phong cách làm việc dân chủ, khoa học, hiệu quả. Phương pháp, tác phong làm việc
của người cán bộ giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Người cán bộ có tri thức, nhiệt tình, nhưng nếu thiếu phương pháp, tác phong
làm việc tốt cũng khó có thể hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao.
Tư tưởng và chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về xây dựng
đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo của Đảng cho đến nay vẫn còn nguyên giá
trị. Tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Đảng ta đã chỉ rõ: “Các hoạt động
văn hóa, nghệ thuật, trưng bày triển lãm, tuyên truyền cổ động được tổ chức sôi
nổi, rộng khắp từ Trung ương đến cơ sở, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị
và các sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao và du lịch trọng đại của đất nước,
nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân”. “Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ
động định hướng thông tin tuyên truyền của Đảng và đấu tranh, phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch”.
Trong bối cảnh hiện nay, để chủ trương, đường
lối của Đảng nhanh chóng đi vào cuộc sống, đạt được thành quả, đáp ứng được
nguyện vọng của Nhân dân tất yếu cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên
giáo vững mạnh, nhất là về năng lực, trình độ, phẩm chất, bản lĩnh chính trị
ngang tầm nhiệm vụ là nội dung vô cùng quan trọng, vừa cấp bách, vừa cơ bản,
thường xuyên, lâu dài.
HAIVAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét