DƯ LUẬN XÃ HỘI – NGƯỜI ĐÓN NHẬN CẦN BIẾT!
1.1. Một số quan niệm về dư luận xã hội
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta có thể chứng kiến những bàn luận ở nhiều cấp độ khác nhau về những vấn đề (sự kiện, hiện tượng hoặc hành vi cụ thể...) thu hút sự quan tâm của nhiều người. Các vấn đề thu hút đông đảo ý kiến thảo luận thường liên quan tới lợi ích của nhóm, cộng đồng người hay toàn xã hội. Các vấn đề cũng có thể tác động đến hệ thống giá trị, chuẩn mực mang tính phổ quát trong xã hội. Hiểu một cách rộng nhất, dư luận xã hội là sự bàn luận công khai của các thành viên trong xã hội về những vấn đề mà họ quan tâm. Do vậy, dư luận xã hội với tư cách là hiện tượng xã hội đã xuất hiện và tồn tại từ trong lịch sử xã hội loài người. Tuy nhiên, thuật ngữ dư luận xã hội chỉ được bắt đầu sử dụng rộng rãi từ thời kỳ Khai sáng và tiếp theo đó là giai đoạn cách mạng tư sản thế kỷ XVIII, XIX ở châu Âu. Ngày nay, với tiến trình dân chủ hóa đời sống chính trị - xã hội, trong bối cảnh cách mạng thông tin và kỷ nguyên số hóa với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, dư luận xã hội càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ và trở thành phương tiện quan trọng để người dân thể hiện tâm tư, ý chí, nguyện vọng, sự phán xét, đánh giá của mình đối với các vấn đề họ quan tâm.Là một hiện tượng xã hội phức tạp, dư luận xã hội được nhìn nhận dưới nhiều góc khác nhau. Thể hiện:
Dưới góc độ triết học,nghiên cứu dư luận xã hội như là một bộ phận của ý thức xã hội và phản ánh thực tại xã hội nói chung. Theo đó, dư luận xã hội bắt nguồn từ những hành vi, hoạt động của các cá nhân hoặc nhóm trong xã hội đang sống, lao động và sinh hoạt hàng ngày. Dư luận xã hội phản ánh những gì xảy ra trong đời sống thực tiễn.
Dưới góc độ chính trị học, nghiên cứu dư luận xã hội với tư cách là một phương thức thể hiện quyền tự do ngôn luận; một công cụ để gây ảnh hưởng lên các quá trình chính trị và chính sách như các cuộc bầu cử, hoặc hoạt động hoạch định và thực thi chính sách công.
Dưới góc độ kinh tế học, dư luận xã hội phản ánh thị hiếu, nhu cầu của các khách hàng đối với một loại hàng hóa hay dịch vụ nhà định. Quan niệm kinh tế học nhấn mạnh chủ thể của dư luận xã hộ là các nhóm khách hàng và mối quan tâm thảo luận của họ là những đặc điểm, tính chất của các loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. Bởi thế, dư luận xã hội biểu hiện dưới hình thức của những trạng thái nhu cầu, thị hiếu và cả xu hướng sở thích đối với những loại hàng hóa, dịch vụ nhất định.
Dưới góc độ tâm lý học, coi dư luận xã hội là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ, nguyện vọng, thái độ và tình cảm của cá nhân với những gì đang trực tiếp tác động tới đời sống : nghĩa tâm lý học nhấn mạnh các khía cạnh tâm lý cá nhân của dư luận xã hội.
Dưới góc độ xã hội học, nghiên cứu dư luận xã hội như sản phẩm của quá trình tương tác xã hội giữa các cá nhân và gia nhóm xã hội. Trong quá trình này, con người với vai trò cá nhân là thành viên nhóm, cộng động xã hội, trao đổi thảo luận và tìm sự nhận định được chia sẻ và mang tính chất chung đối với mà họ cũng quan tâm. Sự trao đổi, thảo luận mang tính công khai và yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành dư luận xã hội. Đối diện với các vấn đề liên quan đến lợi ích của mình, con người không chỉ nhận biết và nhận thức về vấn đề, mà còn tìm cách tác động mối quan hệ và cách ứng xử của mình đối với vẫn đề. Một mặt, nó là cơ sở cho việc xác định mối quan hệ và cách thức ứng xử chính là lợi ích của bản thân trong tương quan với lợi ích nhóm xã hội. Có nhà nghiên cứu đã khẳng định: Dư luận là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn của nhân dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ đang tồn tại.[1] Mặt khác, cách thức ứng xử của cá nhân đối với vấn đề mà họ quan tâm còn bị chi phối mạnh mẽ từ hệ giá trị - chuẩn mực mang tính phổ quát của nhóm và rộng hơn là của xã hội. Giá trị và chuẩn mực được coi là cơ sở cho việc đưa ra các phán xét, đánh giá của con người như một quan niệm coi dư luận là ý kiến có tính chất đánh giá về các vấn đề hội mà nhóm công chúng cảm thấy có ý nghĩa đối với họ, hoặc là vấn đề đó động chạm đến lợi ích chung, các giá chung.[2] Tiếp cận xã hội học cho phép chúng ta bóc tách được các tầng lớp lợi ích và mối quan hệ giữa chúng, những gì chi phối và định hướng sự tham gia của cá nhân và nhóm xã hội vào quá trình thảo luận công khai đối với các vấn đề quan tâm.
Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu
khái niệm dư luận xã hội như sau: Dư luận
xã hội là sự phán xét, đánh giá thể hiện thái độ và kỳ vọng của các nhóm xã hội
đối với các vấn đề đang diễn ra trong xã hội có liên quan đến lợi ích và giá trị
của họ; dư luận xã hội được hình thành thông qua các cuộc trao đổi, thảo luận
công khai
1.2.
Một số điểm lưu ý
Dư luận xã hội
không phải là phép cộng đơn giản của các ý kiến cá nhân. Dư luận xã hội chỉ được
hình thành thông qua quá trình tương tác và trao đổi ý kiến giữa nhiều người với
nhau, hình thành nên các luồng ý kiến chung của một số đông nhất định.
Chủ thể của dư luận xã hội là các nhóm trong xã hội, mà lợi ích của họ có mối quan hệ nhất định với các vấn đề diễn ra trong xã hội và được đưa ra thảo luận. Trong một số trường hợp, chủ thể dư luận xã hội có thể là toàn bộ nhân dân, toàn bộ cộng đồng người hoặc đại đa số trong đó. Trong nhiều trường hợp khác, chủ thể là các nhóm xã hội đa dạng, khác nhau cùng bày tỏ mối quan tâm của mình đến vấn đề diễn ra. Cơ cấu của các nhóm này có thể trùng với các nhóm hay tầng lớp xã hội thông thường như sinh viên, dân cư đô thị... Bên cạnh đó, nhóm chủ thể có thể được hình thành dựa vào mối quan hệ lợi ích với vấn đề đang diễn ra như: nhóm người tiêu dùng trước thông tin về chất lượng thực phẩm, nhóm người tham gia giao thông qua các trạm BOT có thu phí không hợp lý.
Đối tượng của dư luận xã hội là các sự kiện, hiện tượng, quá trình đang diễn ra trong lễ lây gây ra sự quan tâm của người dân và được thông tin rộng rãi khai. Các nguồn thông tin này không chỉ xuất phát từ các cơ qua chính thức, mà có thể được tìm kiếm bằng các con đường khi thi trên báo chí, Internet, các nguồn tham chiếu khác nhau...
Từ góc độ lãnh đạo, quản lý nhà nước và xã hội, cần chú ý các luồng dư luận đối với các vấn đề liên quan tới lợi ích công cộng mà đòi hỏi Nhà nước phải có giải pháp giải quyết xử lý kịp thời. Các vấn đề nảy sinh này liên quan đến khoảng trống về quản lý, hoặc chính sách mà việc giải quyết chúng nằm trong thẩm quyền của các quan nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung. Dư luận về bổ nhiệm sai cán bộ lãnh đạo, quản lý không đảm bảo tiêu chuẩn, chế độ, năng lực, về các đại án tham nhũng, hoặc hành không phù hợp của một số cán bộ, công chức là những ví dụ điển hình cho dư luận xã hội loại hình này.