Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

Cách mạng xanh lần thứ 2

 

Từ năm 1983, Ấn Ðộ phát động Cách mạng xanh lần thứ hai, với mục tiêu "thay đổi về chất" trong sản xuất nông nghiệp, tiếp tục nghiên cứu, tạo ra các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu dịch bệnh; áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, nhằm tạo ra năng suất, sản lượng lương thực cao hơn; mở rộng việc cung cấp các yếu tố đầu vào và dịch vụ cho nông dân.

Năm 1991, khi Ấn Ðộ bắt đầu công cuộc cải cách toàn diện nền kinh tế, nông nghiệp được coi là lĩnh vực trọng tâm. Xuất phát từ nhận thức sâu sắc rằng, cải cách nông nghiệp một cách toàn diện có thể làm cho kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội ổn định thật sự. Hàng loạt những biện pháp được Chính phủ áp dụng, trong đó tập trung vào ba điểm chính: áp dụng công nghệ và kỹ thuật canh tác mới; Quản lý, điều phối nguồn nước tưới tiêu và bảo đảm thu nhập tăng và đời sống tốt hơn cho nông dân. Công nghệ và kỹ thuật canh tác mới đối với nông nghiệp là yếu tố hàng đầu, có vai trò quan trọng trong việc tăng sản lượng lương thực.

Ðối với một nước đông dân như Ấn Ðộ, việc bảo đảm an ninh lương thực là vấn đề lớn của quốc gia. Theo dự báo, đến năm 2020, dân số của Ấn Ðộ sẽ tăng lên 1,4 tỷ người. Ấn Ðộ cần 300 triệu tấn lương thực một năm, phải duy trì mức tăng sản lượng lương thực liên tục ở mức 6% mỗi năm. Nước là yếu tố hàng đầu trong nông nghiệp, đặc biệt trong trồng lúa nước.

Ấn Ðộ có hai lưu vực sông lớn, phía bắc, có lưu vực sông Hằng cùng với sông Jamuna và một số con sông khác, dẫn nước mưa và tuyết tan vào mùa hè từ dãy Himalaya vào vịnh Bengal. Lượng nước dư thừa ở phía bắc tới 34%, đây là hệ thống tưới tiêu chính và cũng là nguồn gây ra lụt lội vào mùa mưa.

Một hệ thống năm sông lớn khác bắt nguồn từ Himalaya chảy qua bang Punjab đổ ra biển Ả-rập. Lưu vực sông miền nam bảo đảm nước sinh hoạt và tưới cho bán đảo Ấn Ðộ. Dù có bốn con sông lớn chảy xuống bán đảo Ấn Ðộ, hằng năm khu vực này vẫn thiếu khoảng 20% lượng nước cần thiết. Trong 50 năm qua, ít nhất đã ba lần Ấn Ðộ có ý định thực hiện dự án sông nhân tạo với chi phí khoảng 200 tỷ USD, nhưng phải dừng lại do nhiều lý do.

Ấn Ðộ đang thực hiện dự án nhỏ hơn, chuyển lượng nước dư thừa ở miền bắc sang hướng tây. Theo đó nối 14 con sông lớn ở vùng núi Himalaya của Ấn Ðộ với 17 con sông lớn nhỏ ở miền nam; một con kênh dài khoảng 2.500 km dẫn nước từ miền bắc cung cấp khoảng 1.000 tỷ m3 nước hằng năm cho từ 25 đến 30 triệu ha lúa ở miền tây và tây-nam, góp phần làm tăng sản lượng lương thực của Ấn Ðộ hằng năm thêm 50-60 triệu tấn. Ðiều quan trọng hơn là Ấn Ðộ sẽ chế ngự được các dòng sông thường gây lụt vào mùa mưa. Tổng chi phí cho dự án này khoảng 40 tỷ USD thực hiện trong vòng 15 năm. Khi dự án hoàn thành, Ấn Ðộ có thể sản xuất  khoảng 450 triệu tấn lương thực (trị giá 60 tỷ USD) hằng năm vào năm 2050, bảo đảm lương thực cho khoảng 1,5 tỷ dân và xuất khẩu.

Thu nhập của nông dân Ấn Ðộ còn có cách biệt lớn. Những người sở hữu nhiều ruộng đất giàu có, được hưởng sự trợ giúp tốt hơn, tiếp cận với nhiều nguồn vốn và nhiều khả năng tiếp thu, áp dụng thành tựu của khoa học và công nghệ. Những người sở hữu ít ruộng đất chiếm đa số, còn rất nghèo. Ðể bảo đảm thu nhập tốt hơn cho những nông dân nghèo, Chính phủ Ấn Ðộ thực hiện nhiều  chính sách, biện pháp, phát triển hạ tầng nông thôn, cơ cấu giá cả, bảo đảm thu nhập công bằng cho nông dân, nâng cao năng suất nông nghiệp, cải thiện mức sống cho nông dân.

MLN. Nh

Cách mạng trắng - sự nối tiếp cách mạng xanh

 


Cuộc cách mạng trắng là còn được gọi là Lũ chiến dịch. Đây là một chương trình phát triển nông thôn bắt đầu từ những năm 1970 ở Ấn Độ. Điều này được khởi xướng bởi Ủy ban Phát triển Nhật ký Quốc gia Ấn Độ. Đặc điểm chính của cuộc cách mạng trắng là nó cho phép Ấn Độ nổi lên trở thành nhà sản xuất sữa lớn nhất trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng màu trắng rất gắn liền với nó bởi vì chương trình liên quan đến các sản phẩm sữa đặc biệt là sữa.

Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ nông dân chăn nuôi bò sữa ở nông thôn phát triển khi nó tạo ra một mạng lưới nơi nông dân và người tiêu dùng trên khắp thế giới được kết nối trực tiếp. Điều này cực kỳ thuận lợi cho nông dân vì họ được cung cấp một mức giá tốt hơn cho các sản phẩm của họ.

Mô hình sản xuất sữa đặc thù của Ấn Ðộ được nhiều nước đang phát triển học tập. Với điều kiện sản xuất nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình, sản lượng sữa tăng hằng năm 6%, đưa Ấn Ðộ đã trở thành một trong những nước sản xuất và xuất khẩu sữa hàng đầu trên thế giới (từ 17 triệu tấn năm 1951, lên 81 triệu tấn năm 2000, 91 triệu tấn năm 2005 và 96,1 triệu tấn năm 2006). Ngành nông nghiệp của Ấn Ðộ phát triển nhanh, hiện đóng góp 22% vào GDP và gần 16% vào doanh thu xuất khẩu. Những thành tựu về cải cách nông nghiệp đã giúp Ấn Ðộ ổn định kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

MLN. Nh

Cách mạng xanh lần thứ nhất

 

Cách mạng xanh là một thuật ngữ dùng để mô tả sự chuyển đổi nền nông nghiệp trên khắp thế giới đã dẫn đến các gia tăng đáng kể sản lượng nông nghiệp giữa thập niên 1940 thập niên 1960. Công cuộc chuyển đổi này đã diễn ra do kết quả của các chương trình nghiên cứu và mở rộng quy mô nông nghiệp, phát triển hạ tầng, được thúc giục và phần lớn được cung cấp ngân quỹ bởi Rockefeller Foundation, cùng với Ford Foundation và các cơ quan chính khác. Cuộc cách mạng xanh trong ngành nông nghiệp đã giúp sản lượng nông nghiệp theo kịp sự tăng trưởng dân số.

Thuật ngữ "Cách mạng xanh" đã được sử dụng lần đầu năm 1968 bởi cựu giám đốc USAID William Gaud, người nổi bật với sự truyền bá các công nghệ mới và đã phát biểu: "Những sự chuyển biến này và các phát triển khác trong lĩnh vực nông nghiệp hàm chứa các yếu tố làm nên một cuộc cách mạng mới. Nó không phải là một cuộc Cách mạng Đỏ như cuộc cách mạng Xô Viết và cũng không phải là một cuộc Cách mạng trắng như cuộc cách mạng của Shah tại Iran. Tôi gọi nó là cuộc Cách mạng xanh."

Cuộc cách mạng xanh đã có các ảnh hưởng sinh thái và xã hội to lớn thu hút các khen ngợi nồng nhiệt và các chỉ trích dữ dội tương đương. Cách mạng xanh nhằm mục đích nâng cao chất lượng cây trồng và thúc đẩy mọi người đều góp sức để cải tiến ngành nông nghiệp. 

MLN. Nh

Thông tin "án binh bất động toàn TP, người dân không di chuyển trong 7 ngày"?

Ngày 13-8, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội cho biết thông tin "không cho người dân di chuyển trong 7 ngày" đang được chia sẻ trên mạng xã hội là giả mạo.

Hà Nội nói gì về thông tin án binh bất động toàn TP, người dân không di chuyển trong 7 ngày? - Ảnh 1.

Thông tin lan truyền trên mạng xã hội được xác định là sai sự thật

Trước đó, trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin có nội dung: "Bí thư TP chỉ đạo: Sẽ không cho người dân di chuyển trong 7 ngày, sẽ ở nhà 7 ngày, đi làm công sở thì ở công sở 7 ngày, đi làm phân xưởng thì ở phân xưởng 7 ngày; Cơ bản không để cho người dân di chuyển trong 7 ngày. Ngày mai quận huyện sở ngành chuẩn bị phương án cho việc thực hiện".

Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội, hiện các cơ quan chức năng đang xác minh và xử lý đối tượng tung tin giả mạo trên theo đúng quy định của pháp luật.

Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội cũng lưu ý trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trên không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin sai lệch, xuyên tạc, xấu độc nhằm gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch của TP. Vì vậy, người dân cần theo dõi, nắm bắt thông tin qua các kênh thông tin chính thống; không chia sẻ các thông tin chưa được xác thực.

Bốn bài học rút ra trong đợt dịch thứ tư

Bộ trưởng Bộ Y tế đã đưa ra bốn bài học kinh nghiệm về công tác tổ chức khám chữa bệnh; công tác điều trị; chuẩn bị nhân lực và thành lập các bệnh viện dã chiến, trung tâm chống dịch.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, bên cạnh công tác dự phòng, vấn đề điều trị là ưu tiên trọng tâm với các địa phương trong giai đoạn hiện nay để giảm tối đa các trường hợp tử vong. Từ thực tiễn chống dịch, chúng ta thấy cần rút ra một số bài học kinh nghiệm.

Thứ nhất, công tác tổ chức khám, chữa bệnh nói chung và đặc biệt là điều trị bệnh nhân Covid-19 nói riêng đã được thay đổi trên nguyên tắc tất cả người dân đều được tiếp cận và cung cấp các dịch vụ y tế và đảm bảo tiếp cận nhanh, thuận tiện, chất lượng cho bệnh nhân.

Tầng điều trị thứ 2 - vô cùng quan trọng: Phải có đủ oxy cho người bệnh, thuốc kháng đông và kháng viêm. Tầng điều trị thứ 2 là các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên, phục vụ những bệnh nhân có triệu chứng trung bình. “Tại các cơ sở y tế có giường bệnh ngay bây giờ phải chuẩn bị cho tình huống có nhiều ca nhiễm”, Bộ trưởng yêu cầu.

Tầng thứ 3 là tầng điều trị hồi sức tích cực. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhắc lại yêu cầu của Bộ Y tế về việc tất cả các địa phương phải chuẩn bị cả về nhân lực và trang thiết bị cho tầng điều trị này. Riêng nhân lực phải sử dụng được máy thở xâm nhập.

Thứ ba, phải chuẩn bị về nhân lực cho phòng chống dịch, đặc biệt cho công tác điều trị; không nên có tâm lý trông chờ vào nguồn nhân lực chi viện. Tuy nhiên Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Các địa phương phải huy động tối đa nguồn lực tại chỗ kể cả y tế công lập và y tế tư nhân.

Thứ 4, về thiết lập các Bệnh viện dã chiến, Trung tâm hồi sức tích cực, Bộ trưởng Bộ Y tế lưu ý các địa phương nên chọn mặt bằng sẵn, cũng như có sẵn các trang thiết bị để trong trường hợp cần thiết triển khai ngay. UBND tỉnh, thành phố, Sở Y tế có quyền thành lập các trung tâm này ngay để phục vụ cho việc chăm sóc bệnh nhân.

Trực thăng đưa vắc xin phòng Covid-19 ra Côn Đảo

     5.000 liều vắc xin phòng Covid-19, vật tư y tế đã được trực thăng đưa đến huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) để tiêm chủng cho nhân dân.

    Ngày 13/8, Bộ Quốc phòng cho biết, vừa qua, trực thăng của Công ty Trực thăng Miền Nam (Binh đoàn 18) đã đưa 12 bác sĩ, nhân viên y tế của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Công an tỉnh cùng 5.000 liều vắc xin phòng Covid-19, vật tư y tế đến huyện Côn Đảo tiêm chủng cho nhân dân.

Trực thăng đưa vắc xin phòng Covid-19 ra Côn Đảo - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Trực thăng của Binh đoàn 18 đưa các bác sĩ, nhân viên y tế và vật tư y tế, vắc-xin phòng Covid-19 đến huyện Côn Đảo tiêm chủng cho nhân dân.

    Việc cử thêm nhân lực nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho người dân huyện Côn Đảo. Đây đều là các y sĩ, bác sĩ có kinh nghiệm tiêm phòng vắc xin sẽ giúp huyện Côn Đảo hoàn thành mục tiêu vào ngày 13/8.
    Từ tháng 5 đến nay, huyện Côn Đảo đã tổ chức 3 đợt tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân với tổng số 6.902 liều. Thêm 5.000 liều vắc xin được phân bổ lần này, huyện Côn Đảo sẽ hoàn thành tiêm 2 mũi cho toàn bộ người dân địa phương.

CDC Hà Nội bác thông tin "F0 dẫn đoàn 2.000 người đi tiêm vắc xin"

Mới đây, thông tin "một người phụ nữ dẫn đoàn 2.000 nhân viên ngân hàng đi tiêm chủng tại điểm tiêm Bệnh viện Phổi Trung ương" được lan truyền trên mạng đã gây hoang mang dư luận.
Trao đổi với Dân trí trưa 13/8, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội khẳng định: "Thông tin này là hoàn toàn không chính xác".
        Cụ thể, theo ông Tuấn, người này có nhiệm vụ trong nhóm điều phối và hướng dẫn đoàn nhân viên ngân hàng đến bệnh viện tiêm chủng. Tuy nhiên, trong nhóm nhân viên ngân hàng mà F0 này làm nhiệm vụ hướng dẫn, điều phối (khoảng 40 người) và cả các trường hợp liên quan khác chỉ khoảng 200 người, chứ không phải 2.000 người như thông tin được lan truyền.
"Sau khi có thông tin, CDC Hà Nội đã ngay lập tức điều tra, giám sát các trường hợp liên quan. Đến thời điểm hiện tại, khoảng 200 người liên quan đến F0 này đều có kết quả âm tính SARS-CoV-2 lần một.
        Bên cạnh đó, theo điều tra, trong quá trình hướng dẫn đoàn nhân viên ngân hàng đi tiêm chủng, F0 này được mặc bảo hộ cẩn thận từ quần áo, mũ, khẩu trang và găng tay.
       Trường hợp F0 này cũng đã được Sở Y tế Hà Nội công bố vào sáng 12/8. Cụ thể, bệnh nhân là Đ.N.T., nữ, sinh năm 1987, địa chỉ tại ngõ 68 Đội Cấn, Ba Đình. Ngày 8/8, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt.
Khu vực ngõ 68 Đội Cấn cũng đã được phong tỏa sau khi ghi nhận chùm F0. Trong đó, ca đầu tiên tại ngõ 68 Đội Cấn là một phụ nữ 59 tuổi. Đến nay, ổ dịch này phát sinh thêm 19 trường hợp dương tính mới, rải rác từ ngày 8/8 đến 13/8 thông qua truy vết và xét nghiệm sàng lọc.
       Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 2.044 ca, trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 1.147 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 897 ca.
       Tính đến sáng 13/8, trong chiến dịch xét nghiệm sàng lọc diện rộng, Hà Nội đã lấy được 125.890 mẫu là người tại các khu vực nguy cơ, trong đó có 65.726 mẫu âm tính, 16 mẫu dương tính. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã lấy 101.921 mẫu là các đối tượng nguy cơ, trong đó có 38.386 mẫu có kết quả âm tính, 2 mẫu có kết quả dương tính.

BA YẾU TỐ PHẢI BẢO ĐẢM KHI CẤP PHÉP CHO VACCINE PHÒNG COVID-19 SẢN XUẤT TRONG NƯỚC

 

   Đại diện Bộ Y tế khẳng định, dù cấp phép vaccine phòng Covid-19 trong tình trạng khẩn cấp nhưng vẫn phải dựa trên nguyên tắc đầy đủ các dữ liệu về mặt khoa học và phải chứng minh được ba vấn đề: sinh miễn dịch, an toàn, hiệu lực bảo vệ. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã chỉ đạo có thể cắt bớt các quy trình, thủ tục về mặt hành chính nhưng phải bảo đảm yêu cầu về y tế, khoa học và chuyên môn.

     Hy vọng mang tên “vaccine made in Việt Nam”..

   Cho đến thời điểm này, có ba ứng viên vaccine đang chạy đua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng (TNLS) để cán đích trở thành “vaccine made in Việt Nam” đầu tiên. Đó là vaccine Nanocovax của Công ty Nanogen; vaccine Covivac của Viện Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC); ứng viên thứ ba là sản phẩm của Công ty TNHH MTV vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech).

   Trong ba ứng viên nêu trên, hiện Nanocovax đang là vaccine chạy gần đích nhất. Vaccine này đã TNLS lần hai và đang trong giai đoạn TNLS lần ba.

   Vaccine này được nghiên cứu dựa trên công nghệ sản xuất protein tái tổ hợp và hiện được đánh giá là an toàn, có khả năng sinh miễn dịch đạt 94% của TNLS lần hai (tuy nhiên chưa đánh giá hiệu lực bảo vệ).

   Hiện vaccine Nanocovax đang TNLS giai đoạn 3 (gồm 3a, 3b, 3c) với 13 nghìn người tham gia. Theo đánh giá của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia thì “vaccine Nanocovax an toàn, có khả năng sinh miễn dịch, nhưng chưa đánh giá hiệu lực bảo vệ”.

   Vaccine thứ hai mang thương hiệu “Made in Việt Nam” là Covivac của Viện Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC). Vaccine này vừa nghiệm thu đánh giá TNLS giai đoạn một và bắt đầu bước vào TNLS giai đoạn 2.

   Theo PGS, TS Vũ Đình Thiểm, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư), vaccine Covivac được bào chế dựa trên công nghệ nuôi cấy virus trên tế bào phôi gà và chủng virus do Mỹ cung cấp. Công nghệ này là nuôi cấy virus trong trứng gà đã hình thành phôi, rồi hút virus (hạt tinh khiết) sau khi đã nhân lên để tinh chế, lọc tách, bất hoạt, không còn khả năng gây bệnh và đưa vào bào chế vaccine.

   Đây là công nghệ sản xuất vaccine cổ điển được IVAC ứng dụng sản xuất một số vaccine khác... Từ ngày 10/8, vaccine Covivac bắt đầu triển khai TNLS giai đoạn 2 tại huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) với 375 tình nguyện viên (từ 18 đến hơn 70 tuổi bao gồm cả bệnh mãn tính), tiêm hai nhóm liều 3mcg và 6mcg và một nhóm tiêm vắc-xin đối chứng. Dự kiến, cuối tháng 9, kết thúc giai đoạn 2, sau đó, nhóm nghiên cứu sẽ gửi mẫu sang Canada để đánh giá. Khoảng tháng 11, nhóm nghiên cứu sẽ có đánh giá về kết quả giai đoạn 2 TNLS trên người của vaccine Covivac.

    Đang trong giai đoạn “trứng nước” là vaccine của Vabiotech sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp trên virrus véc-tơ. Đây là vaccine có hướng đi công nghệ khác so với các công nghệ của vaccine hiện nay, cho nên các bước đi có chậm hơn so với hai vaccine nêu trên. Tuy nhiên, ưu điểm công nghệ sản xuất vaccine này khi phát triển thành công thì có thể điều chỉnh rất nhanh khi có biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

   Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phát triển vaccine phòng Covid-19 cho biết: Bộ Y tế kỳ vọng rất lớn vào “vaccine made in Việt Nam” bởi sự tận tâm, tận lực của các nhà khoa học. Các công nghệ nghiên cứu phát triển vaccine đều là những công nghệ có tính an toàn và có tính sinh kháng thể kháng SARS-CoV-2.

   Hiện nay, việc thử nghiệm của các vaccine đang được triển khai theo hình thức “gối đầu” để tiến độ nhanh hơn. Các nhà sản xuất đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành các giai đoạn TNLS. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì Việt Nam đã có một bước tiến dài trong nghiên cứu, phát triển vaccine. Nếu TNLS các giai đoạn thành công thì thời gian tới, Việt Nam hoàn toàn tự chủ được về vaccine và vaccine mang thương hiệu Việt Nam sẽ có thể có mặt trên thế giới.

     Rút ngắn quy trình cấp phép nhưng phải bảo đảm chất lượng

   Để tạo điều kiện cho vaccine mang thương hiệu Việt về đích nhanh nhất, giải quyết được vấn đề khan hiếm vaccine phòng Covid-19, mới đây Thủ tướng Chính phủ khẳng định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất được cấp phép theo cơ chế đặc thù. Cơ chế đặc thù được Chính phủ nêu trong nghị quyết về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

   Theo cơ chế này, vaccine đã có kết quả đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3 sẽ được xem xét cấp phép lưu hành. Đại diện nhà sản xuất của vaccine Nanocovax chia sẻ: Nếu suôn sẻ, sau 42 ngày tiêm mũi đầu cho 1.000 người đầu tiên trong 13 nghìn người tham gia thử nghiệm giai đoạn 3, khoảng giữa tháng 9 vaccine Nonacovax sẽ hoàn tất thu thập dữ liệu để nhà sản xuất trình hồ sơ đề nghị Bộ Y tế phê duyệt vaccine theo hình thức “tình trạng khẩn cấp trong đại dịch”.

   Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết: Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cấp phép theo cơ chế đặc thù, Bộ Y tế đã sửa đổi những quy định theo hướng rút ngắn, rút gọn thời gian thử nghiệm... Tuy nhiên, cấp phép trong trình trạng khẩn cấp nhưng vẫn phải bảo đảm các điều kiện, quy trình theo quy định; nhất là phải bảo đảm chất lượng, tính an toàn của vaccine. Bộ Y tế cũng đã có công văn yêu cầu các đơn vị nghiên cứu vaccine thúc đẩy quá trình thử nghiệm vaccine, rút ngắn thời gian của các giai đoạn 1, 2, 3 nhưng phải có phương thức thử nghiệm phù hợp.

   Theo đó, căn cứ để xem xét cấp giấy phép đăng ký lưu hành có điều kiện, vaccine trong nước phải có kết quả đánh giá giữa kỳ giai đoạn TNLS giai đoạn 3 bao gồm hiệu quả bảo vệ dựa trên dữ liệu về tính sinh miễn dịch. Ngoài ra, việc cấp phép cũng cần dựa trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia. Đặc biệt khi cấp phép trong tình trạng khẩn cấp vẫn cần phải tiếp tục theo dõi về tính an toàn, hiệu lực bảo vệ và tính sinh miễn dịch./.

ƯU TIÊN TẠO 'LUỒNG XANH' ĐỂ ĐẨY NHANH LƯU THÔNG TĂNG CUNG ỨNG THỰC PHẨM

 

Ưu tiên tạo “luồng xanh” để đảm bảo cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa được lưu thông thuận lợi; kết nối cung - cầu, tiêu thụ hàng hóa do hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi cung ứng, nhất là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho các địa phương thực hiện giãn cách xã hội vẫn là những giải pháp đang được các bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện.

Đẩy nhanh tốc độ lưu thông

Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, cảng Hải Phòng là một trong những cửa ngõ xuất nhập khẩu lớn nhất miền Bắc, trước đó gặp nhiều khó khăn trong lưu thông hàng hóa. Để giải quyết vấn đề này, ngày 11/8, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã thống nhất với chủ đầu tư cao tốc Hà Nội – Hải Phòng thực hiện giảm phí đường bộ 30% cho các phương tiện (loại 2 trở lên) lưu thông trên tuyến từ ngày 12/8/2021.

“Điều này sẽ giúp giảm ùn tắc trên Quốc lộ 5, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu không bị ngừng trệ. Thêm vào đó, việc giảm phí cũng góp phần chia sẻ chi phí với các đơn vị vận tải và thu hút các phương tiện chuyển hướng lưu thông từ Quốc lộ 5 sang cao tốc Hà Nội - Hải Phòng”, ông Nguyễn Mạnh Thắng đánh giá.

Trong khi đó, để giảm nhiệt cho khu vực vận tải hàng hóa tại khu vực phía Nam, đặc biệt là việc ùn ứ hàng hóa tại cảng Cát Lái, ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, sau khi có sự vào cuộc của các bộ, ngành cũng như thực hiện các giải pháp đồng bộ nên đến nay lượng hàng tồn ở cảng Cát Lái đã trở về mức an toàn thay vì ùn ứ, có dấu hiệu quá tải hàng nhập so với khoảng một tuần trước đó.

Đối với vận tải đường thủy, Bộ Giao thông Vận tải cũng vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị và cục quản lý chuyên ngành, đặc biệt là Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện tuyến “luồng xanh” đường thuỷ phục vụ vận tải hàng hóa thiết yếu bằng đường thủy liên tỉnh và tuyến đường thuỷ địa phương.

Dự kiến trong một vài ngày tới, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phối hợp với Sở Giao thông Vận tải các địa phương công bố các tuyến "luồng xanh" đường thủy liên tỉnh. Sở Giao thông Vận tải địa phương công bố “luồng xanh” đường thủy tại địa phương.

Trong khi đó, Tổng cục Hải quan cũng vừa yêu cầu tại cấp cục, chi cục hải quan thành lập Tổ hỗ trợ, xử lý vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng hóa phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 như: vật tư, thiết bị y tế, thuốc tân dược, vaccine, sinh phẩm xét nghiệm… do lãnh đạo cục, chi cục làm Tổ trưởng. Đồng thời, triển khai ngay một số như: tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện ngay thủ tục hải quan đối với các lô hàng xuất nhập khẩu.

Thời hạn hoàn thành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa không được vượt quá thời hạn quy định, không quá 2 giờ đối với kiểm tra hồ sơ và không quá 8 giờ đối với kiểm tra thực tế hàng hóa.

Tổ hỗ trợ, xử lý vướng mắc về thủ tục hải quan cấp chi cục thực hiện tiếp nhận, xử lý 24/7 các vướng mắc của người khai hải quan liên quan đến thủ tục hải quan đảm bảo hỗ trợ, giải quyết thông quan nhanh hàng hoá xuất nhập khẩu theo đúng quy định.

Gỡ khó cho tiêu thụ nông sản, xuất khẩu gạo

Trước bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài khiến các hợp tác xã nông nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn như đứt gãy chuỗi cung ứng, lượng hàng tồn kho lớn lên tới hàng chục triệu tấn, chi phí đầu vào tăng nhưng tài chính của hợp tác xã và nông dân lại hạn chế, ông Lê Trường Sơn - Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết, Saigon Co.op đang phối hợp chặt chẽ với Liên minh Hợp tác xã tại các tỉnh, thành phố hỗ trợ phân phối các mặt hàng nông sản không tiêu thụ được. Đồng thời, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam xây dựng sàn giao dịch nông sản nhằm hỗ trợ liên kết thông tin, tăng tiêu thụ nông sản địa phương.

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh, sàn thương mại điện tử này sẽ phân tích, đánh giá nhu cầu, năng lực của các hợp tác xã, đề xuất giải pháp về công nghệ và phương án triển khai phù hợp. Qua đó, xây dựng nền tảng công nghệ; đề xuất mô hình quản lý, vận hành phù hợp cũng như triển khai thử nghiệm, đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai trên quy mô toàn quốc. Đặc biệt, sàn thương mại điện tử này sẽ được triển khai xây dựng từ quý IV/2021, đưa vào vận hành thử nghiệm từ quý III/2022.

Trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng đang gặp nhiều khó khăn và chưa thể tiếp tục thu mua lúa cho nông dân khi mà việc áp dụng sản xuất "3 tại chỗ" kéo dài dẫn tới công suất hoạt động giảm, lượng gạo tồn kho cao do chưa xuất khẩu được vì vướng khâu lưu thông tại các cảng là những khó khăn. Về vấn đề này, Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương cho biết sẽ tập trung tháo gỡ 3 khía cạnh vướng mắc hiện nay về sản xuất, lưu thông và xuất khẩu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, hiệp hội cần chủ động xây dựng quy trình "3 tại chỗ" phù hợp với tình hình của từng đơn vị và từng địa phương. Riêng vấn đề test COVID-19, Tổ công tác đặc biệt sẽ kiến nghị tạo các điểm test nhanh tại chỗ để giúp tăng tốc độ lưu thông cho doanh nghiệp.

Đại diện Tổ công tác đặc biệt cũng đề xuất, doanh nghiệp gạo cần tham khảo kinh nghiệm của các hệ thống siêu thị, doanh nghiệp bình ổn thị trường nhằm chủ động trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc lưu thông phân phối hàng hóa thiết yếu tại thị trường trong nước; liên hệ chặt chẽ với Tổ công tác đặc biệt của các bộ, ngành, Sở Công Thương và chính quyền địa phương.

Nhằm tăng quy mô sản xuất, sẵn sàng cung ứng thực phẩm cho phía Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cũng đã làm việc trực tuyến với tỉnh Hải Dương và Bắc Giang về sản xuất cung ứng nông sản thiết yếu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, khả năng sau dịch COVID-19, khu vực phía Nam sẽ thiếu nông sản nên cần chuẩn bị sản xuất để có thể cung ứng cho các địa phương phía Nam. Do đó, các lĩnh vực phải có kế hoạch sản xuất và “đi trước đón đầu”.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chính sự đóng góp lớn của các địa phương sản xuất nông nghiệp mạnh như Hải Dương, Bắc Giang nên toàn ngành nông nghiệp đã có sự tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm. Trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, hai địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng vật tư nông nghiệp cho sản xuất và có phương án mở rộng diện tích, tăng quy mô đàn, sử dụng giống chất lượng để tăng quy mô, hiệu quả sản xuất.

Theo: TTCVN

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

TÌNH QUÂN DÂN, NGHĨA ĐỒNG BÀO

 

Với tư tưởng lấy dân làm gốc, chăm lo cho dân là trên hết, trong những ngày qua, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID -19 cũng như chăm lo đời sống cho người dân, như việc cất giữ tro cốt cho người không may qua đời do dịch COVID-19. 

 Những bộ tro cốt, được Bộ Tư lệnh TP.HCM nhận từ lò thiêu và tập trung về nhà tang lễ của Thành phố, sau đó phân chia theo từng địa bàn, Ban Chỉ huy quân sự các quận, huyện có trách nhiệm mang những hũ tro cốt ở đây về địa phương, giao cho gia đình của những nạn nhân không may bị tử vong do dịch bệnh. Đối với những hũ tro cốt sau khi nhận về địa phương, nếu chưa có người thân đến nhận, cán bộ chiến sỹ sẽ có nhiệm vụ chăm sóc hậu sự. Các anh sẽ thay gia đình thắp hương, mong những người dân không may mắn, bị tử vong trong đại dịch hãy yên lòng mà an nghỉ. Đối với các trường hợp nạn nhân là những người ở các tỉnh khác, Ban Chỉ huy quân sự sẽ tổ chức đưa hài cốt về địa phương theo nguyện vọng của gia đình.

Để thực hiện nhiệm vụ này,  Bộ Tư lệnh TP.HCM cũng đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các đội, kết hợp nắm chắc sau khi lấy tro cốt của bà con về để ở nơi trang nghiêm tại cơ quan quân sự. Cán bộ chiến sỹ được phân công thực hiện nhiệm vụ luôn làm hết trách nhiệm của mình bằng lương tâm, bằng trách nhiệm chăm lo, coi đó như người thân của mình.

Về việc Bộ Tư lệnh TP.HCM tiếp nhận, thắp hương và chuyển giao các phần tro cốt của bệnh nhân COVID-19 tử vong đến từng gia đình một cách chu toàn nhất, ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM thông tin thêm: “Thực hiện việc hiếu đối với những người không may mất do COVID-19, thì lực lượng vũ trang cũng đã thực hiện nghĩa cử rất là nhân văn, đó là giữ một cách trang trọng các tro cốt của người không may bị mất để đến thời điểm thích hợp trao lại cho các gia đình. Thì tôi thấy rằng việc này rất có ý nghĩa và đã được nhiều gia đình đồng tình”.

Trước cơn đại dịch gây nhiều mất mát, đau thương, với những nghĩa cử của quân đội, trách nhiệm của chính quyền đã phần nào thể hiện rõ nhất về tình quân dân bên cạnh nghĩa đồng bào./.