Chuẩn bị tổ chức những sự
kiện lớn của đất nước, đó là lúc các thế lực thù địch, phản động trong nước và
ngoài nước lại tăng cường câu kết với các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị ra
sức chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta với nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi,
nham hiểm.
Vậy những thủ đoạn của chúng
như thế nào?
Thủ đoạn quen thuộc kẻ thù thường
sử dụng đó là: lợi dụng mạng xã hội như facebook, blog cá
nhân… để tung tin xấu độc, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách và luật
pháp của Nhà nước; vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh đạo cấp
cao và các đồng chí là nhân sự cho Đại hội các cấp và của Trung ương; chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân và quân đội.
Chúng sử dụng rất nhiều thủ đoạn khác nhau có khi là nói xấu, khi lại khen đồng
chí này công kích đồng chí khác và núp dưới cái bóng là người yêu nước để nói
xấu, hạ thấp các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để đánh thẳng vào người dân. Chúng
phân tán lực lượng, đánh vào sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, trước hết là
đánh vào sự đoàn kết, thống nhất giữa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán
bộ cấp cao. Chúng moi chuyện cá nhân, chia phe phái làm rối loạn, khiến chúng ta mất tập trung và làm mất lòng tin của nhân
dân đối với Đảng, Nhà nước. Mục đích cuối cùng của chúng
là xóa bỏ chế độ, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.
Thực tế này đòi hỏi cùng với việc
đấu tranh, thẳng thắn bác bỏ, mỗi cán bộ đảng viên và nhân dân cũng cần phải
hết sức cảnh giác, tỉnh táo trước những thông tin này.
Để ngăn chặn những thông tin
trái chiều từ các thế lực thù địch, cần có sự vào cuộc quyết liệt từ các cơ
quan truyền thông, báo chí. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp
xã hội để mọi người dân Việt Nam, mọi tổ chức chính trị, xã hội đều nhận thức
được những âm mưu, thủ đoạn của các phần tử phản động. Đồng thời cơ quan chức
năng cũng cần siết chặt quản lý, vạch trần những quan điểm sai trái của kẻ
địch, không cho đăng tải những thông tin không
chính thống, vu cáo, xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước lên mạng xã hội
và xử lý thật nghiêm những đối tượng đăng tải nội dung đó.
Trước
hết, mỗi đảng viên phải thể hiện vai trò tiên phong, không được phân tâm, không
được vô cảm, đứng ngoài cuộc, phải phát huy vai trò của mình trong phản bác
những cái xấu. Không được tiếp tay cho kẻ xấu, sự tiếp tay của đảng viên nguy
hiểm hơn nhiều, bởi vì dân tin Đảng.
Về mặt truyền thông, tuyên
truyền phải tăng cường định hướng tư tưởng, vạch rõ âm mưu thủ đoạn bôi nhọ,
xuyên tạc của những thế lực xấu.
Còn về giới trẻ khi tham gia sử dụng mạng xã hội cần phải
tỉnh táo và biết sàng lọc thông tin, chỉ đọc thông tin ở những trang chính
thống, đã được Nhà nước cấp phép. Cần giúp giới trẻ biết chọn lọc thông tin
trên mạng xã hội, định hướng cho thế hệ trẻ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
vào đường lối nói chung, công tác tổ chức cán bộ nói riêng của Đảng ta. Qua đó,
chắc chắn những âm mưu, thủ đoạn “tung hỏa mù” của kẻ xấu sẽ bị thất bại.
Bên
cạnh đó xử lý nghiêm minh những kẻ tung tin xuyên tạc, sai sự thật. Theo quy định tại Điều 5
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, nghiêm cấm thực hiện các hành
vi sau đây trên mạng, kể cả mạng xã hội, như: Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố;
gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích
động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại
thuần phong, mỹ tục của dân tộc; đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy
tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; giả mạo tổ chức, cá nhân và
phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân,…
Do
đó, hành vi tung tin thất thiệt, sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang
dư luận, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác là
hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý vi
phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về
trách nhiệm hành chính, theo khoản 2 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày
13/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, các hành vi
sau đây bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
Tiết
lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức
có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định; miêu tả tỉ mỉ hành động dâm ô,
chém, giết, tai nạn rùng rợn trong các tin, bài, phim, ảnh; cung cấp nội dung
thông tin mê tín dị đoan, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam,…
Khoản
3 Điều này cũng quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối
với một trong các hành vi sau: Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu
khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm
của cá nhân; cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;…
Về
trách nhiệm hình sự, nếu xác định được người thực hiện hành vi tung tin sai
lệch, thất thiệt lên mạng xã hội và thông tin thất thiệt đó có tính chất vu
khống thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định
tại khoản 1, khoản 2 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015. Người phạm tội có thể bị
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Ngoài
ra, tùy theo vụ việc cụ thể, người vi phạm cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet theo quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ
sung năm 2009.
Theo
đó, người nào thực hiện hành vi “Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc
trường hợp quy định tại Điều 88 (tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam) và Điều 253 của Bộ luật này (tội truyền bá văn hoá phẩm
đồi truỵ)” và hành vi này xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm
phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù từ 6
tháng đến 7 năm.
Người
phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. (Tùy trường hợp vi phạm, người
phạm tội có thể được áp dụng theo khoản 2 Điều 288 BLHS 2015 về việc áp dụng
quy định có lợi cho người phạm tội với mức hình phạt là phạt tiền từ
200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm).
Bên
cạnh đó, về trách nhiệm dân sự, nếu tung tin thất thiệt trên mạng xã hội gây
thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định
của pháp luật./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét