Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019


ĐẢNG TA LUÔN LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH
Hòng mưu toan phá hoại đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2021- 2025, thời gian qua các thế lực thù địch lại tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch xuyên tạc, bóp méo, vu khống, bịa đặt hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với đất nước. Họ tiếp tục cho rằng, phải xóa bỏ chế độ một đảng, lập đa đảng mới khắc phục được các căn bệnh trầm kha của xã hội, như tham nhũng, quan liêu, thoái hóa, biến chất…
Hiến pháp năm 1992 của nước ta được sửa đổi, bổ sung năm 2013 đã tiếp tục quy định về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước. Lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX đã chứng minh điều đó. Thắng lợi của công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo được nhân dân ghi nhận, đồng tình. Đến nay, tuy còn có khó khăn nhất định, song, nhìn chung chính trị xã hội luôn giữ vững ổn định, kinh tế tiếp tục phát triển tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện; QPAN được tăng cường, củng cố ngày càng vững chắc; quan hệ đối ngoại mở rộng, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và thế giới… Cơ đồ của đất nước chưa bao giờ được vững vàng, phồn vinh, phát triển như hiện nay. Không có sự lãnh đạo và chèo lái tài tình của Đảng Cộng sản và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân đân và bạn bè quốc tế thì đất nước sẽ không có cơ đồ như hôm nay.
Sự khủng hoảng triền miên của các đảng phái chính trị phương Tây hay gần đây ở một số nước khu vực Đông Nam Á đang là một thực tế sinh động bác bỏ luận điểm “phải có đa đảng thì Việt Nam mới phát triển, vượt qua tụt hậu”. Trong thời đại ngày nay, đảng nào chỉ đại diện hạn hẹp cho lợi ích của thiểu số giàu có, thì dù có thích ứng đến đâu cũng khó tồn tại bền vững được. Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển nắm quyền từ năm 1932, sau 44 năm đưa Thụy Điển từ một nước lạc hậu, nghèo nàn trở thành một nước phát triển. Nhưng tại sao năm 1976, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển thất cử, Đảng khác lên thay. Từ đó đến nay, có lúc giành được quyền, có lúc lại mất quyền lãnh đạo.v.v…
Về cái gọi là “đa nguyên mới có dân chủ”. Thực tế cho thấy, sự phát triển của dân chủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, nhân tố quyết định nhất là trình độ phát triển kinh tế và thực thi hệ thống chính sách, pháp luật để bảo đảm và phát triển được các quyền của con người và lợi ích quốc gia, dân tộc.
Ngay từ khi ra đời và suốt tiến trình cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn nhất quán phát triển kinh tế trên nền tảng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, đa dạng hóa các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước và tập thể đóng vai trò chủ đạo, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người dân làm giàu chính đáng. Hiến pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam luôn đề cao và nhất quán bảo đảm các quyền về kinh tế, văn hóa, tinh thần, chính trị, tôn giáo, dân tộc, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Kiên quyết xử lý mọi hành vi vi phạm nhân quyền. Gắn chặt nhân quyền với độc lập dân tộc và CNXH…Đó là điều kiện cần và đủ cho sự phát triển dân chủ.
Đảng cộng sản Việt Nam lên nắm quyền qua quá trình đấu tranh giành tự do và độc lập cho đất nước, trải qua chiến tranh và cách mạng, do chính nhân dân thừa nhận và suy tôn, mà không phải do lực lượng bên ngoài áp đặt. Sau ba thập kỷ chiến tranh, Đảng đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng mọi thế lực ngoại xâm, khôi phục được Việt Nam thành một nước độc lập và thống nhất. Ban lãnh đạo của Đảng nằm trong số ổn định và thật sự nhất trí nhất trong các nước XHCN. Đảng viên của Đảng bao gồm một phần lớn những người tận tụy và yêu nước nhất ở Việt Nam. Hơn nữa đó là một đảng mà sự tồn vong và thắng lợi cuối cùng đã dựa vào việc huy động sự ủng hộ của quần chúng... Nguồn sống và sức sống, sức mạnh của Đảng là quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân. Điều đó đã được lịch sử gần 100 năm qua đã xác nhận.
Ở Việt Nam trong tương lai khó có thể hình dung cơ sở xã hội cho việc xây dựng những đảng có khả năng cạnh tranh với Đảng Cộng sản Việt Nam... Hơn nữa, duy trì hệ thống một đảng không chỉ vì lý do tư tưởng mà còn hầu hết đảng viên đều tin rằng đường lối chính trị đa đảng sẽ làm trầm trọng thêm những chia rẽ giữa các lực lượng trong xã hội dẫn đến làm mất ổn định chính trị, xã hội. Cần thấy rõ rằng, những người phê phán chế độ một đảng ở nước ta thực ra là muốn hợp pháp hóa vai trò của các lực lượng chính trị phản động đã bị nhân dân ta đánh đổ, bị lịch sử vượt qua.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét