Không phải ngẫu nhiên mà mạng xã hội với một mặt trận nhiều
những thông tin nhiễu loạn, xuyên tạc, trắng đen, thật giả lẫn lộn… lại đang được
ví như một cuộc “chiến tranh không khói súng”. Cũng không phải ngẫu nhiên mà
ngay tại kỳ chất vấn Quốc hội vừa qua, nhiều ý kiến đại biểu sốt ruột hỏi người
đứng đầu ngành thông tin truyền thông về giải pháp quản lý thông tin “đen” trên
mạng xã hội. Và càng không phải ngẫu nhiên khi đích thân các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước cũng đã từng lên tiếng về
tình trạng này với trăn trở làm sao để quản lý một cách tốt nhất thông tin trên
mạng xã hội.
Nghiêm trọng nhất là khi mạng xã hội bị các thế lực thù địch lợi dụng để tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước; dùng thủ đoạn vu khống, bôi nhọ hình ảnh đất nước, hình ảnh lãnh đạo cấp cao; ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Điều đáng lo ngại là các thông tin này đều được đưa ra hết sức tinh vi, khó mà phân biệt được thật-giả, đúng-sai nếu người tiếp nhận không tỉnh táo, không kiểm chứng, sàng lọc và không đối chiếu thông tin đa chiều với các thông tin trên báo chí chính thống. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp người dân do bản lĩnh chính trị yếu kém đã bị tác động bởi các luận điệu sai trái, dẫn tới có hành vi vi phạm pháp luật. Phải khẳng định, việc chống lại, kiểm soát thông tin xấu, độc là vấn đề của toàn cầu chứ không chỉ riêng của Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi chúng ta chưa thể có một mạng xã hội riêng mà vẫn phụ thuộc phần lớn vào các trang mạng xã hội của nước ngoài thì việc kiểm soát thông tin chính là nằm trong tay người sử dụng. Vì vậy hãy tỉnh táo và cảnh giác cao trước những thông tin xuyên tạc của các thế lực phản động, thù địch, kiên quyết đấu tranh làm thất bại các hành vi lợi dụng mạng xã hội để chống phá cách mạng nước ta.
Nghiêm trọng nhất là khi mạng xã hội bị các thế lực thù địch lợi dụng để tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước; dùng thủ đoạn vu khống, bôi nhọ hình ảnh đất nước, hình ảnh lãnh đạo cấp cao; ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Điều đáng lo ngại là các thông tin này đều được đưa ra hết sức tinh vi, khó mà phân biệt được thật-giả, đúng-sai nếu người tiếp nhận không tỉnh táo, không kiểm chứng, sàng lọc và không đối chiếu thông tin đa chiều với các thông tin trên báo chí chính thống. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp người dân do bản lĩnh chính trị yếu kém đã bị tác động bởi các luận điệu sai trái, dẫn tới có hành vi vi phạm pháp luật. Phải khẳng định, việc chống lại, kiểm soát thông tin xấu, độc là vấn đề của toàn cầu chứ không chỉ riêng của Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi chúng ta chưa thể có một mạng xã hội riêng mà vẫn phụ thuộc phần lớn vào các trang mạng xã hội của nước ngoài thì việc kiểm soát thông tin chính là nằm trong tay người sử dụng. Vì vậy hãy tỉnh táo và cảnh giác cao trước những thông tin xuyên tạc của các thế lực phản động, thù địch, kiên quyết đấu tranh làm thất bại các hành vi lợi dụng mạng xã hội để chống phá cách mạng nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét