Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Vạch trần âm mưu lợi dụng thông tin dự án đường sắt để chống phá Nhà nước


Vạch trần âm mưu lợi dụng thông tin dự án đường sắt

để chống phá Nhà nước


Ngay sau đó, Dự án giao thông đường sắt quan trọng này đã nhận được nhiều ý kiến, phản biện trái chiều. Lợi dụng sự việc này, các phần tử cơ hội chính trị lập tức có hành vi xuyên tạc, kích động chống phá Việt Nam.
Theo thông tin, tháng 4-2019, Phó Tỉnh trưởng thường trực tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) Tống Quốc Anh trong chuyến thăm Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ các giải pháp để hai bên thúc đẩy quan hệ hợp tác. Trong đó có việc cải tạo tuyến đường sắt trung chuyển nối từ Lào Cai tới Hải Phòng nhằm tăng cường hơn nữa giao thương của Vân Nam và thị trường phía Tây Nam Trung Quốc với các tỉnh của Việt Nam và giúp đưa hàng hoá của Vân Nam ra thế giới qua cảng Hải Phòng.
Đến thời điểm vừa qua, tư vấn lập quy hoạch dự kiến toàn tuyến có chiều dài 392km với 38 ga, chạy chung tàu khách và tàu hàng. Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc với các địa phương để xin ý kiến về phương án hướng tuyến, vị trí nhà ga trên tuyến làm cơ sở dành quỹ đất phục vụ dự án đầu tư trong tương lai. Dự kiến năng lực vận tải dài hạn của tuyến dự báo là 10 triệu tấn hàng hoá/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày. Tốc độ thiết kế 160km/h (tàu khách) và 90km/h (tàu hàng). Số vốn đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng (chưa kể giải phóng mặt bằng).
Theo chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã định hướng phát triển tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng có chiều dài dự kiến khoảng 380km, đường đôi khổ tiêu chuẩn 1.435mm điện khí hoá. Việc đầu tư là đúng với chủ trương, chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội.
Về giá trị của tuyến đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, dự án có vị trí rất quan trọng trong việc hình thành mạng lưới vận tải đường sắt phía Bắc sông Hồng. Đây là tuyến đường sắt chạy theo hành lang Đông – Tây nối liền vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng và cảng biển Hải Phòng, một trong những trung tâm hàng hải lớn nhất Việt Nam và cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Tuy nhiên đánh giá về lợi ích kinh tế, nhiều chuyên gia nhận định, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta bỏ nhiều tiền nhưng thu lợi rất ít. Hiện nhu cầu vận tải trên tuyến đường không lớn, việc đầu tư sẽ lãng phí, nợ công cao trong khi nguồn vốn hạn hẹp, với số vốn đầu tư tương đương 1/13 tổng thu ngân sách năm 2018 thì nguồn lấy ở đâu? Nếu vay thì đẩy nợ nước ngoài đến mức nào?
Trong khi đó, chúng ta đang rất cần vốn để đầu tư vào nhiều ngành nghề, như một số ngành công nghệ cao, chế tạo, chế biến để tạo đà tăng trưởng, xuất khẩu. Đồng thời, ở các tỉnh dự kiến có đường sắt chạy qua, như Hà Nội – Hải Phòng hiện đã có tuyến giao thông khá hiện đại và đồng bộ như Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, tuyến đường sắt; còn Hà Nội – Lào Cai cũng có khá đầy đủ cả quốc lộ, cao tốc và đường sắt song song. Bên cạnh đó hiện dự án đường sắt tương tự Yên Viên (Hà Nội) – Cái Lân (Quảng Ninh) đang “đắp chiếu” một số đoạn, nên tập trung hoàn thành thay vì đề xuất đầu tư tuyến mới rất tốn kém, gây lãng phí cơ sở hạ tầng hiện có và chi phí giải phóng mặt bằng, phải vay nước ngoài dẫn đến tình trạng nợ công cao, vượt trần cho phép.
Mặt khác, nhiều chuyên gia băn khoăn cần có đánh giá khoa học, cẩn trọng, toàn diện về hiệu quả kinh tế, văn hoá, xã hội và những tác động đối với an ninh, quốc phòng.
Những lo lắng, băn khoăn của nhiều chuyên gia nêu lên như trên được các cơ quan báo chí truyền thông chính thống đăng tải mang tính phản biện, nêu vấn đề để cơ quan chức năng có nhìn nhận, nghiên cứu, đánh giá thấu đáo những tác động trên các mặt là hoàn toàn bình thường, cần thiết, thể hiện ý thức xây dựng, trách nhiệm chính trị đối với lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân. Tuy nhiên, lợi dụng vào sự việc này, các phần tử cơ hội, đối tượng phản động suy diễn xuyên tạc, quy kết chế độ, Đảng, Nhà nước, kích động kỳ thị vùng miền, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện bản chất lưu manh của những “con buôn” chính trị với những chiêu trò lố bịch.
Điển hình, trên một số phương tiện truyền thông quốc tế vốn luôn giữ thái độ hằn học, thiếu thiện cảm đối với Việt Nam như RFA, VOA cùng hàng chục trang phản động, blog hải ngoại, nhiều tài khoản mạng xã hội Facebook đăng tải các bài, phân tích, nhận định theo chiều hướng tiêu cực, kích động, đưa ra quan điểm xuyên tạc, luận điệu vu cáo.
Họ cho rằng: “…Biết hợp tác với nhà cầm quyền Trung Quốc là mang tai họa cho Việt Nam mà họ vẫn liều lĩnh tiến hành. Họ đã mang về cho nhân dân Việt Nam bao nhiêu dự án đại họa từ nhà cầm quyền Trung Quốc mà họ chưa sáng mắt, lại còn tiếp tục rước về Việt Nam những dự án đại họa khác”.
Hay liên hệ sự việc này với vụ 39 người chết ở Anh, các đối tượng cho rằng: thần dân, đồng bào mình lại chấp nhận đánh cược cả sinh mạng để ra đi như thế, cũng có xu hướng từ bỏ cái “thiên đường XHCN”. Hay kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc, vùng miền, chúng cho rằng: Đảng, nhà nước không quan tâm đầu tư, xây dựng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sau hơn 40 năm thống nhất đất nước, 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mới có 40km đường cao tốc...
Đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng là một dự án giao thông quan trọng với vốn đầu tư lớn. Đây mới chỉ là thông tin bước đầu về phương án quy hoạch. Để có đánh giá một cách đầy đủ, các cơ quan chức năng phải qua rất nhiều khâu khảo sát, phân tích toàn diện, cẩn trọng, khách quan, có luận cứ khoa học về hiệu quả kinh tế, tác động nhiều mặt của đời sống, xã hội, an ninh, quốc phòng. Dự án có được đầu tư, thực hiện hay không? Khi nào?
Những vấn đề đó được Đảng, Quốc hội, Chính phủ xem xét, quyết định trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc là tối cao. Bất kể là nhà đầu tư nào khi tham gia hợp tác các dự án kinh tế vào Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định hệ thống pháp luật hiện hành.
Âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng phản động hết sức tinh vi, dựa vào thông tin, sự việc có thật được dư luận quan tâm, từ đó xuyên tạc, kích động tâm lý bài Trung, phá hoại quan hệ kinh tế đối ngoại, làm suy giảm niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của nhà nước, hạ thấp uy tín của lãnh đạo cấp cao; miệt thị, chia rẽ dân tộc, khu vực, vùng miền, thể hiện dã tâm chống đối, mưu đồ cơ hội chính trị. Những luận điệu xuyên tạc này, cán bộ, đảng viên, nhân dân cần đề cao cảnh giác, nhận diện, đấu tranh, phản bác làm thất bại âm mưu của chúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét