VÀI SUY NGHĨ VỀ HỌC THUYẾT VŨ KHÍ LUẬN
Gần đây, tình hình an ninh, chính trị diễn biến phức tạp trong khu vực, ở Biển Đông và
trên thế giới đã ít nhiều tác động đến suy nghĩ của một số người dân
trong nước. Ngoài những phần tử cơ hội chính trị, dân tộc cực đoan...
thường xuyên kích động chiến tranh,
thì tâm lý lo lắng của một số người dân là sợ xung đột
quân sự, chiến
tranh xảy ra thì sẽ
không thắng được kẻ thù vì chúng có vũ khí công nghệ
cao, phương tiện chiến
tranh hiện đại.
Tâm lý lo lắng trên
không phải là
không có cơ sở. Bởi lẽ,
vũ khí trang bị có vai trò rất quan trọng
trong một cuộc chiến, là
phương tiện để
vô hiệu hóa đối phương
nhanh và hiệu quả trên chiến trường. Đặc biệt, đối với vũ khí công nghệ
cao, nếu được dùng đúng thời điểm, phát huy
hết tính
năng, kỹ, chiến thuật thì sự hủy diệt, sức tàn phá và sát thương sẽ rất khủng khiếp.
Nhận thức về tầm quan trọng đó, Đảng, Nhà nước ta đã đầu tư, mua sắm, sản xuất một số loại vũ khí công nghệ
cao.
Tuy nhiên, trên cả phương diện lý luận và thực tiễn thì việc sở hữu vũ khí công nghệ
cao chỉ là một phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trong chiến đấu. Sức mạnh tổng hợp ấy phải được kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn, linh
hoạt và sáng tạo của các yếu tố cơ bản, đó là: con
người, vũ khí trang bị,
nghệ thuật
quân sự... Trong đó, con người là yếu tố quyết định kết quả trận đánh. Bởi vì chính sự quyết tâm,
lòng trung thành, dám đánh,
quyết đánh và sẵn sàng đổi lấy mạng sống quý giá của mình để giành cho bằng được độc lập dân tộc cùng với tố chất thông
minh, sáng tạo
trong đánh giặc của quân và
dân ta là sức mạnh vĩ đại nhất, to lớn nhất và quyết định nhất mà không có loại vũ khí nào có thể chống lại được. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, quân và dân
ta ban đầu chỉ có những loại vũ khí thô sơ.
Nhưng với quyết
tâm sắt đá, cuối cùng, chiến thắng đã thuộc về dân tộc Việt Nam, bên có vũ khí thô sơ.
Ngược lại,
trong cuộc chiến
tranh ở Iraq (2003),
quân đội của chính quyền Tổng thống Saddam Hussein được trang bị khá hiện đại. Nhưng khi
Mĩ và liên quân tiến công thì người ta chỉ thấy vũ khí, trang bị hiện đại bị bỏ rơi ngổn
ngang, trước sự tháo chạy của quân đội Iraq. Hậu quả, chính quyền Tổng thống Saddam Hussein thảm hại và đi đến bị lật đổ hoàn toàn. Năm 1965,
hệ thống tên lửa S-75 Dvina (SAM-2) được Liên Xô viện trợ cho Ai Cập và Syria để
chống lại Israel. Trong cuộc chiến tranh
6 ngày (5 đến 11 tháng 6 năm 1967) giữa Liên quân Ai Cập - Syria với Israel,
quân đội Ai Cập không chịu nổi đòn tấn công của các binh đoàn thiết giáp và không quân Israel đã
tháo chạy khỏi sa mạc Sinai, bỏ lại hơn 20 bộ khí tài cùng loại Việt Nam lúc đó đang sử dụng.
Riêng trong Chiến dịch
phòng không 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, 15 tiểu
đoàn tên lửa SAM-2 bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng đã bắn rơi 27 máy bay B-52. Mấy ví dụ
trên đã chứng minh cho sự khác biệt giữa sức mạnh của con người và vũ khí. Tuy nhiên, không tuyệt đối hóa vũ khí nhưng cũng
không hạ thấp vai trò của vũ khí, nhất là vũ khí công nghệ
cao. Bởi
rõ ràng, trong
mối quan hệ hữu cơ giữa
con người và vũ khí công nghệ
cao thì yếu tố con người
trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng quyết định thắng lợi của một trận đánh, còn vũ khí thì rất quan trọng
cho chiến thắng của trận đánh ấy. Thế nhưng, các thế lực thù địch đã và đang ráo riết tuyên
truyền, khuếch trương sức mạnh quyết định thắng lợi của vũ khí trong mọi cuộc chiến. Chúng
cho rằng, cứ bên tham chiến nào sở hữu vũ khí công nghệ
cao, phương tiện chiến
tranh hiện đại là chắc chắn sẽ giành phần thắng; để rồi quên đi
bài học đắt giá mà thực dân Pháp và đế quốc Mĩ phải gánh chịu trong chiến
tranh Việt Nam.
Đây thực ra là chiêu trò lừa bịp, hù dọa người khác bằng cái gọi là “Vũ khí luận” của các thế lực thù địch, hòng làm suy giảm lòng tin của
quân và dân ta, tuyệt đối hoá
sức mạnh vũ khí mà coi nhẹ vai trò con người và nhân tố chính trị, tinh thần.
Ngày 25-11-2019, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 đã được Bộ
Quốc
phòng công bố. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định “Sách trắng lần này không ngại giới thiệu trang bị vũ khí của Quân đội nhân dân Việt
Nam, thể hiện sự minh bạch của Quốc phòng Việt Nam. Vũ khí của Việt Nam vừa đủ mạnh để bảo vệ Tổ quốc và không phương hại đến quốc gia nào". Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019
góp phần xây dựng, củng cố lòng tin của Nhân dân; tăng cường hiểu biết giữa
Quân đội và Nhân dân Việt Nam với Quân đội và Nhân dân các nước trên thế giới;
tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hợp tác, hội nhập quốc tế về quốc phòng giữa Việt
Nam với các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế, giải quyết các vấn đề an ninh
đang nổi lên, vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển./.
Xuân Đậu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét