8.900 tỷ không phải là lý do để Phạm Nhật Vũ được đề nghị 3,4 năm tù
Năm 2019 đang dần khép lại với sự hứng khởi của người dân khi phiên tòa xét xử đại án AVG – Mobifone bị đưa ra xét xử. Đáng tiếc sự nghiêm minh của pháp luật đang bị một số đối tượng cơ hội chính trị lèo lái, xuyên tạc sang những hướng tiêu cực. Như gần đây, xuất hiện hàng loạt thông tin cho rằng đang có sự thiên lệch ưu ái cho các bị cáo, nhất là Phạm Nhật Vũ, qua đó công kích cho đó là “Đảng tòa” do “Đảng lèo lái”.
Các tổ chức phản động và những kẻ cơ hội chính trị lu loa rằng việc “Phạm Nhật Vũ bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án 3,4 năm tù là do Đảng chỉ đạo, do bị chi phối bởi Phạm Nhật Vượng ”…
Theo cơ quan điều tra, thì Phạm Nhật Vũ đã tích cực khai báo, hợp tác với cơ quan điều tra giúp vụ án nhanh chóng được phá, điều này nằm trong quy định các tình tiết giảm nhẹ, muốn nhấn mạnh hơn thì gọi là “giảm nhẹ đặc biệt”. Và không chỉ có ông Vũ mà 11 bị cáo trong đại án AVG này đều được cơ quan điều tra đề nghị áp dụng hình thức “giảm nhẹ đặc biệt” này. Những lý do mà ông Phạm Nhật Vũ được cơ quan điều tra đánh giá cao đó là có công giúp họ kết tội và yêu cầu truy tố được hành vi “nhận hối lộ” đối với quan chức tham nhũng.
Nếu để ý sẽ thấy những vụ đại án thất thoát hàng nghìn tỷ được xét xử gần đây, hầu như không có một vị lãnh đạo nào bị kết tội nhận hối lộ mà chỉ có thể bị xử lý với tội danh “thiếu trách nhiệm trong quản lý gây hậu quả nghiêm trọng”. Bởi tội danh nhận hối lộ muốn quy kết được phải đủ bằng chứng vật chứng, nếu kẻ hối lộ kiên quyết không khai ra cũng như người nhận hối lộ không nói thì dù cơ quan điều tra biết được có hành vi hối lộ cũng không đủ cơ sở mà kết tội. Soi chiếu vào đại án này sẽ thấy, Phạm Nhật Vũ đứng ra tự nguyện nhận tội đưa hối lộ để làm nhân chứng cho việc ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn phạm tội nhân hối lộ. Cần phải biết rằng, số tiền mà Phạm Nhật Vũ đưa cho những vị cựu quan chức này đều bằng tiền mặt, nếu như ông Vũ không khai ra thì cuối cùng những người được chia chác trong thương vụ này cùng lắm chỉ phải nhận tội trạng quen thuộc “thiếu trách nhiệm trong quản lý gây hậu quả nghiêm trọng”. Việc thành khẩn của ông Vũ, không những giúp pháp luật xử đúng người đúng tội, giúp nhà nước lấy lại những khoản tiền triệu đô mà quan trọng hơn cả là nó góp phần mạnh mẽ vào công cuộc chống tham nhũng mà lòng dân đang rất mong đợi.
Bên cạnh đó, ông Vũ đã chủ động khắc phục hậu quả, tự nguyện trả lại MobiFone số tiền đã nhận gần 8.900 tỉ đồng (tính cả lãi và các chi phí khác), góp phần làm giảm tối đa thiệt hại cho Nhà nước. Từ đó, đại diện luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Nhật Vũ nêu rõ, bị cáo Vũ hoàn toàn đáp ứng và cần được áp dụng 10 tình tiết giảm nhẹ, gồm 6 tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm a, b, s, t, u, v, khoản 1, Điều 51 và 04 tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2, Điều 51 Bộ Luật Hình sự.
Về mặt luật pháp, nếu thành khẩn khai báo, nếu khắc phục hậu quả thì sẽ được xem xét giảm nhẹ tội chứ không phải vô tội. Cho đến thời điểm này Phạm Nhật Vũ bị Viện kiểm sát đề nghị 3,4 năm tù chứ không phải là đề nghị miễn tội trạng cho ông ta như những gì mà các đối tượng cơ hội chính trị lu loa xuyên tạc. Hơn nữa, cần phải nhận định rằng, việc đưa ra mức án này hoàn toàn dựa trên cơ sở pháp lý của pháp luật hiện hành và nó mới chỉ là đề nghị của Viện kiểm sát, còn bản án cuối cùng thì phải chờ đợi hội đồng xét xử.
Cũng cần phải nói thêm, có tội phải trả giá, không ai được nhân danh cá nhân, tổ chức này, tôn giáo kia để xin xỏ những điều trái pháp luật. Những ý kiến về việc xin giảm án đối với Phạm Nhật Vũ là chuyện tình cảm cá nhân, nó cũng giống như tiếng nói của một phần dư luận trong vụ án này chứ không phải là yếu tố can thiệp vào quyết định của Tòa án. Thế nên, dù anh trai ông Vũ là Phạm Nhật Vượng đi chăng nữa thì cũng chẳng có thể chạy tội. Hình phạt cuối cùng của tòa án phải dựa quy định của pháp luật hiện hành, lời khai chứng cứ … chứ không chịu áp lực của bất cứ ai, kể cả dư luận. Thiết nghĩ, ông Vượng bị lôi vào vụ án này chẳng qua do sự nổi tiếng của một người nằm trong top giàu có thế giới, chứ ông ấy là một người bình thường thì chẳng ai thèm đoái hoài tới.
Vậy mới thấy, bất cứ chuyện gì cũng có thể trở thành miếng mồi ngon để các đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng xuyên tạc, phủ nhận những nỗ lực cố gắng của cả một bộ máy chính quyền, của những người tâm huyết với đất nước. Tuy nhiên, luật pháp không phải là thứ để đổi chác mà lu loa kêu réo. Cũng như, 8.900 tỷ không phải là lý do để Phạm Nhật Vũ được đề nghị 3,4 năm tù
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét