Xin được đưa
thêm những ví dụ hết sức sinh động khác để chứng minh rằng, các quyền tự do cơ
bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do
Internet luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam coi trọng, bảo đảm thực thi một cách
xuyên suốt, nhất quán. Việc bảo đảm các quyền tự do cơ bản của con người ở Việt
Nam dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế, phù hợp với tình hình thực tiễn chính là
động lực của sự nghiệp đổi mới đất nước. Sự tự do trong sử dụng Internet ở Việt
Nam đã có tác động tích cực, đóng góp lớn vào quá trình phát triển của đất
nước.
Trong khi tình
hình thế giới biến động phức tạp, khó lường về nhiều mặt thì sự phát triển kinh
tế - xã hội, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam vẫn luôn
đạt mức tăng trưởng khả quan so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp. Vốn FDI thực hiện cao nhất trong
nhiều năm trở lại đây. Thu ngân sách nhà nước tăng cao; bội chi, nợ công giảm... Đó là những số liệu minh chứng một cách thuyết phục về sự phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam, cũng như môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn, hấp
dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sự xuất hiện của ngày càng nhiều các
tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới…
Thực tế, trong
quá trình xây dựng và phát triển đất nước, để phù hợp với tình hình thực tiễn,
trong bối cảnh “thế giới phẳng” toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng, Việt Nam đã điều chỉnh, bổ sung, xây dựng nhiều đạo luật mới, đề cao, tôn
trọng các quyền cơ bản, chính đáng của con người, trong đó có quyền tự do ngôn
luận, tự do Intenet. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: “Công dân có quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu
tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Hay như trong các
luật được ban hành thời gian gần đây, như Luật Báo chí (năm 2016); Luật Tiếp
cận thông tin (năm 2016); Luật An ninh mạng (năm 2018)… vấn đề tự do ngôn luận
luôn được tôn trọng và bảo đảm.
Có thể khẳng
định chắc chắn rằng, không một quốc gia nào trên thế giới lại cho phép các thế
lực thù địch, phản động, chống phá tự tung tự tác, đặt điều vu khống nói xấu
đất nước, chế độ, lãnh tụ. Không một quốc gia nào tự do để các phần tử xấu vi
phạm pháp luật, ngăn cản, chống phá sự phát triển đất nước cũng như những quyền
và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của người dân, đi ngược lại sự phát triển của
thế giới. Thực tế, quyền tự do Internet luôn được đặt trong khuôn khổ pháp
luật. Đơn cử như Ủy ban châu Âu đã ban hành luật về bảo vệ sự riêng tư toàn cầu
nhằm hạn chế hoạt động của Internet, mạng xã hội vi phạm quyền riêng tư của
công dân của các nước thành viên. Trong khi đó, Trung Quốc chặn tất cả các mạng
xã hội, trong đó có Facebook, Google nhằm ngăn chặn người dùng truy cập các
trang web đồi trụy hoặc có nội dung nhằm mục đích chính trị. Hàn Quốc, Thái Lan
yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải kiểm duyệt, ngăn chặn các tài
khoản, clip có “nội dung không phù hợp” trên các mạng xã hội. Chính Quốc hội Mỹ
cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm xử lý, ngăn chặn việc lợi dụng
Internet, mạng xã hội để khủng bố, kích động bạo lực hay là vi phạm sở hữu trí
tuệ...
Rõ ràng, không
chỉ Việt Nam, quốc gia nào trên thế giới cũng có những biện pháp quyết liệt để
đấu tranh chống lại các mặt trái trên không gian mạng, cụ thể là trên Internet. Không có một quốc
gia nào cho phép các hành vi tội phạm công nghệ cao được tồn tại trên Internet
để phá hoại kinh tế, cản trở các hoạt động bình thường của các cơ quan nhà
nước, các tập đoàn kinh tế của Việt Nam, của những người dân vô tội. Thế nên,
việc phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các đối tượng lợi dụng Internet vi phạm quyền
và lợi ích của Nhà nước và công dân là việc làm hiển nhiên. Điều đó rõ ràng phù
hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác... Việc không có
tự do trên không gian mạng đã được khu biệt, giới hạn rõ là nghiêm cấm các mặt
trái do Internet gây ra, trái với bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân
tộc, cản trở sự phát triển xã hội, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội của đất nước.
Chính Các Mác và
Ph.Ăng-ghen cũng khẳng định rằng: “Quyền không bao giờ có thể ở mức cao hơn chế
độ kinh tế và sự phát triển văn hóa do chế độ kinh tế đó quyết định”; tương ứng
với những thời đại khác nhau và những cơ sở kinh tế - xã hội khác nhau thì
quyền cũng khác nhau. Theo đó, quan niệm về tự do ngôn luận không bất biến, mà
biến đổi trong lịch sử. Và trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, những
quyền tự do cơ bản của con người, như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do
Internet vẫn luôn phải bảo đảm dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và đặc thù mỗi
quốc gia, chứ không thể có thứ nhân danh để tự do vô lối, chống đối, phá hoại.
Tự do là quyền
của con người, nhưng đó không phải là sự tự do vô lối, tùy tiện, vô chính phủ,
mà nó chỉ được bảo đảm khi con người nhận thức đúng đắn quy luật khách quan và
hành động phù hợp luật pháp. Rõ ràng, không thể có một thứ tự do là muốn làm gì
thì làm. Tự do buộc phải hình thành, tồn tại trong mối quan hệ giữa cá nhân và
xã hội, cá nhân và Nhà nước. Tự do Internet cũng không là ngoại lệ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét