Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

SỰ TĂNG TRƯỞNG THẦN KỲ


Không lấy gì làm ngạc nhiên, khi một lần nữa một tổ chức nước ngoài lại có những nhận xét, đánh giá hết sức thiếu thực tiễn, chụp mũ, đặt điều về các vấn đề liên quan đến Việt Nam. Lần này là tự do Internet.

Ngày 5/11/2019, Freedom House - một tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở tại Washington D.C, Mỹ - đưa ra báo cáo về tự do Internet, trong đó ngang ngược, vô lối xếp Việt Nam vào danh sách các nước không có tự do Internet.
Trước sự đặt điều vô lý, trắng trợn ấy, ngày 7/11, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng “hoàn toàn bác bỏ những đánh giá này của Freedom House”. Ông Thắng khẳng định: “Việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán của Việt Nam, được quy định trong Hiến pháp, pháp luật và được thực hiện đầy đủ trên thực tế”. Thực tế, Việt Nam luôn chủ trương thúc đẩy sự phát triển Internet nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng đầy đủ nhu cầu trao đổi thông tin, học tập và làm việc của người dân.
“Hơn 20 năm qua, với tốc độ phát triển nhanh chóng của Internet, Việt Nam đã vươn mình ra thế giới và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Internet đã trở thành một công cụ kết nối vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, chi phí sử dụng Internet tại Việt Nam thuộc hàng thấp nhất trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo người dân tiếp cận và sử dụng. Thực tế, Việt Nam hiện là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng, sử dụng Internet nhanh nhất thế giới”- ông Thắng khẳng định.
Đó là điều rõ ràng, không thể chối cãi. Xin đưa ra những con số cụ thể cho thấy những bước tiến vượt bậc trong việc sử dụng Internet ở Việt Nam, tự bản thân nó sẽ nói rõ nhiều điều mà không cần bất kỳ sự bình luận nào. Kể từ khi chính thức kết nối mạng thông tin toàn cầu vào ngày 19/11/1997, đến năm 2003, Internet băng rộng ADSL chính thức có mặt trên thị trường, tạo ra những cú hích đột biến cho phép người dùng truy nhập Internet tốc độ cao, đồng thời giá cước Internet giảm mạnh chưa từng có (từ 10%-40%), kích thích nhu cầu người dùng tăng trưởng mạnh mẽ - gấp nhiều lần so với con số khoảng 200.000 người dùng thuở ban đầu.
Năm 2009, Internet cáp quang FTTH được triển khai với tốc độ truy cập mạng tăng đáng kể so với ADSL. Cùng thời điểm này, mạng 3G của VinaPhone được khai trương, mở ra kỷ nguyên Internet cho di động tại Việt Nam. Từ năm 2010, Internet Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với xu hướng chuyển dịch từ dịch vụ cáp đồng sang cáp quang. Việt Nam nằm trong top đầu những quốc gia có lượng người dùng Internet nhiều nhất trên thế giới… Tính đến năm 2017, Việt Nam có gần 64 triệu người dùng Internet, chiếm 67% dân số cả nước. Tại thời điểm đó, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên thế giới, đứng thứ 6/35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.
Trong “Báo cáo Digital Marketing 2019” công bố hồi tháng 7/2019 cho biết, Việt Nam hiện có hơn 64 triệu người dùng Internet. Người dùng Việt Nam dành trung bình tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet. Người dùng Việt Nam dành trung bình 2 giờ 32 phút để dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem các stream hoặc các video trực tuyến và 1 giờ 11 phút để nghe nhạc. 94% là tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày…
Rõ ràng, chỉ cần nhìn vào số liệu khô khan thống kê kể trên cũng đủ thấy những sự tự do không thể chối cãi trong bức tranh hơn 20 năm hình thành, phát triển Internet ở Việt Nam. Điều đáng nói hơn, Internet đã tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội từng bước tăng trưởng nhanh chóng, bền vững.
Vì vậy, có thể khẳng định chắc chắn rằng, báo cáo của Freedom House vào ngày 5/11/2019 là hết sức vô lối, vẫn không ngoài ý thức xuyên tạc, chống phá thường xuyên, liên tục, trên nhiều mặt trận, trong đó có vấn đề tự do thông tin, tự do Internet. Đấy là chưa kể đến việc người dùng Internet ở Việt Nam có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua Internet, nhất là qua các trang web, mạng xã hội. Trong khi đó, nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp ở Trung ương và địa phương quan tâm, chú trọng việc sử dụng Internet, mạng xã hội để làm việc, giải quyết thủ tục hành chính, liên hệ, trao đổi trực tiếp với người dân…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét