Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ thiêng liêng với lịch sử, với Đảng, Bác Hồ và Nhân dân



Kết quả hình ảnh cho Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ thiêng liêng với lịch sử, với Đảng, Bác Hồ và Nhân dân
Công tác tư tưởng là cầu nối giữa nhận thức và hành động vì sự tồn tại xã hội và phát triển lịch sử, nếu không có tư tưởng đúng thì con người sẽ theo đuổi những lợi ích nhỏ lẻ có tính xung đột với nhau, phá vỡ mọi quy tắc ứng xử xã hội, gây rối loạn, bất ổn, bất an, thậm chí tan rã chính quyền, mất chế độ.
Sự xung đột đáng sợ nhất chính là sự xung đột về hệ tư tưởng; mỗi người, mỗi cộng đồng xã hội và từng quốc gia đều lựa chọn một hệ tư tưởng cụ thể, nếu mất phương hướng vì thiếu niềm tin vào hệ tư tưởng chính thống thì tất yếu sẽ loạn lạc.
Từ khi loài người xuất hiện đến nay, có 3 điều trở thành quy luật tồn tại và phát triển xã hội: 1) Con người là chủ thể của sự cải biến, thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội, nếu không có cải biến thì con người không thể tồn tại. Các nền văn minh nhân loại đã trải qua và đang hướng tới chính là sự tích tụ hàng triệu năm tiến hóa và hàng ngàn năm sáng tạo. 2) Vì sự sinh tồn, con người buộc phải tìm ra những phương thức tác động tới tâm lý, tư tưởng, cố kết cộng đồng, hợp lực đấu tranh với thiên tai, địch họa. Sức mạnh của con người không nằm trong sức mạnh của số đông, cơ bắp hay sức mạnh vũ khí hiện đại, mà được tiềm ẩn và khởi nguồn từ sức mạnh tinh thần. Trước mỗi việc đại sự của cộng đồng, thường người ta phải làm thông tư tưởng cho mọi người, đó chính là vũ khí đặc biệt của con người, thiếu nó mọi sự bất thành. 3) Thủ lĩnh của một bộ tộc, bộ lạc, quốc gia trước hết phải là người biết thu phục nhân tâm. Một chính đảng có khả năng cầm quyền và tồn tại trước hết phải dựa vào nền tảng tư tưởng tiến bộ, biết phụng sự vì lợi ích tối cao của nhân dân, của đất nước, bảo đảm quyền dân chủ thực sự cho nhân dân, giữ được niềm tin của nhân dân; dựa vào luật pháp là tối thượng để quản lý xã hội. Khi những người cầm quyền bị lợi ích cục bộ thao túng, mất niềm tin trong quần chúng nhân dân thì chế độ tất yếu sụp đổ.
Bài học xương máu từ sự thất bại của Công xã Paris, sự sụp đổ của Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là minh chứng điển hình về sự thiếu hụt hoặc đánh mất nền tảng tư tưởng.
Sự hình thành, tồn tại của nhà nước và chế độ dân chủ ở Hy Lạp, La Mã trước hết là dựa vào ý nguyện của dân được tham gia, được thể hiện quyền công dân của mình đối với việc điều hành xã hội. Những bộ luật sơ khai được khắc trên đá của thành Athens cổ đại (Hy Lạp) đã công khai, minh bạch quyền công dân, người dân thấy mình được tôn trọng, được hiện diện trong quá trình kiến tạo và duy trì nhà nước. Tuy nhiên, đến khi chế động phong kiến, rồi chế độ tư sản thì quyền công dân của con người đã bị tước bỏ; phân chia lợi ích và phân tầng xã hội dần trở thành mâu thuẫn đối kháng. Cách mạng xã hội vì thế mà bùng nổ.
Công xã Paris, Cách mạng Tháng Mười Nga, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là kết quả của sự vùng lên chống áp bức cường quyền. Trong các sự kiện đó, con người đã được giác ngộ hướng tới một xã hội, một chế độ tốt đẹp, bình đẳng, dân chủ hơn. Công tác tư tưởng chính là tuyên truyền, giác ngộ, giáo dục con người biết phản kháng, đấu tranh với những loại hình áp bức, bất công, xây dựng một chế độ xã hội dân chủ, người biết tôn trọng người; nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội đều phải hướng vào hiện thực hóa những giá trị nhân văn, nhân bản được nêu trong hiến pháp, được khẳng định trong chủ trương, đường lối của đảng cầm quyền.
Dân tộc ta có một giá trị tư tưởng bất biến, trở thành giá trị riêng có để trường tồn chính là sự tự tôn, tự lập, tự cường. Làm cho giá trị cao quý ấy trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo trong mỗi con người, mỗi cộng đồng và toàn xã hội thì chắc chắn đó sẽ là sức mạnh sáng tạo lớn lao chưa từng có trong thời đại hiện nay. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã cùng Đảng ta sử dụng vũ khí tư tưởng để đánh tiêu tan tâm lý nhược tiểu, buông xuôi số phận lịch sử. Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ năm đầu sau Tuyên ngôn Độc lập, rồi 2 cuộc kháng chiến thần thánh, vĩ đại đã cho thấy sức mạnh của một dân tộc có Đảng, có Bác Hồ soi đường chỉ lối.
Chủ nghĩa Mác - Lênin chính là kim chỉ Nam cho sự hoạch định đường lối lãnh đạo của Đảng, là sự giải tỏa mọi bế tắc lịch sử mà những bậc tiền bối trước Nguyễn Tất Thành từng cam chịu (điều này đã được Phan Bội Châu thừa nhận: trăm thất bại không một lần thành công).
(còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét