Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện dân chủ XHCN



Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta khẳng định: “Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”.
 Từ quan điểm trên, thực tiễn trong những năm vừa qua, nhận thức về xây dựng và phát huy dân chủ ngày càng sâu sắc hơn, khẳng định, dân chủ là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; đồng thời Đảng đã chỉ ra tính tất yếu khách quan phải đẩy mạnh các hình thức và phương thức thực hiện dân chủ, nhất là hình thức dân chủ trực tiếp. Đảng cung xác định: Phát huy dân chủ đồng thời với tăng cường kỷ cương, pháp luật phat huy dân chủ trong Đảng là điều kiện tiên quyết để phát huy dân chủ trong xã hội. Từ đổi mới về nhận thức, trong thực tiễn Đảng đã lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt vấn đề dân chủ. Hiện nay, trong xã hội Việt Nam không có sự áp bức, bóc lột, chèn ép, mọi người dân được phát huy quyền làm chủ của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; quyền tham chính của nhân dân nhất là đồng bào dân tộc thiêu số ngày càng nâng cao, nhất là tham chính về chính trị. đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện (năm 2019 GDP bình quân đầu người khoảng 2.800 USD). Khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ gia đình ngày càng thu hẹp. Đất nước chính trị ổn định, quốc phòng- an ninh được giữ vững và tăng cường, vị thế đất nước ngày càng cao trên chính trường quốc tế. Việt Nam là đất nước thực hiện nghiêm túc các quy định trong thực hiện dân chủ, nhân quyền, góp phần mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh bảo vệ, phát huy dân chủ, nhân quyền trên thế giới (năm 2019 Việt Nam là uỷ viên không thường trực của HĐBALHQ).
Tuy nhiên để phát huy dân chủ hơn nữa, trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện tốt những phương hướng và giải pháp sau đây:

Về phương hướng
Thứ nhất,  tiếp tục nghiên cứu sâu hơn hệ thống quan điểm của CNMLN về dân chủ, dân chủ XHCN; kinh nghiệm xây dụng nền dân chủ của các quốc gia trên thế giới. Một mặt, phải nghiên cứu sâu, có tính hệ thống lý luận về dân chủ, dân chủ XHCN trong kho tàng chủ nghĩa Mác- Lê nin; mặt khác làm rõ giá trị hợp lý của các nền dân chủ khác để kế thừa học hỏi.
Thứ hai, trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, cần phân biệt dân chủ XHCN với tư cách là chế độ xã hội dân chủ đầy đủ của chế độ XHCN đã phát triển tương đối toàn diện với dân chủ trong giai đoạn (thời kỳ) quá độ lên CNXH.
 Thứ ba, cần hiểu đúng bản chất của mối quan hệ dân chủ và nhất nguyên chính trị, thực hành dân chủ trong điều kiện một đảng lãnh đạo.
Về giải pháp
Trước hết, cần tiếp tục xây dựng mô hình dân chủ XHCN Việt Nam dựa trên ba trụ cột chính: Kinh tế thị trường định hướng XHCN; Nhà nước pháp quyền XHCN và các tổ chức xã hội tự nguyện, hợp pháp của nhân dân.
Thứ hai, Nâng cao dân trí, văn hóa pháp luật cho toàn thể xã hội (cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhân dân)
Thứ ba, để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội.
Thứ tư, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải đi liền với việc đề cao trách nhiệm công dân và bảo đảm giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội, không được tách rời, đối lập giữa thực hành dân chủ và kỷ cương, pháp luật.
Với phương hướng và giải pháp trên chắc chắn chúng ta sẽ xây dựng và phát huy tốt nền dân chủ XHCN ở Việt Nam


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét