Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

BỚI LÔNG TÌM VẾT - PHẨM CHẤT CỦA KẺ TIỂU NHÂN



Trên mạng hiện nay đang lan truyền đoạn clip Trung tướng Phạm Tuân nói nhầm một chi tiết thông số kỹ thuật B52, trong buổi thuyết trình cho các em học sinh. Bác Phạm Tuân năm nay cũng đã 73 tuổi rồi, tuổi ấy là tuổi ông nội, ông ngoại của những thành phần bình luận chớt nhã, ác ý. Sinh ra trong thời bình, không biết chúng đã cống hiến được gì? Nhưng nhắc đến bác Phạm Tuân thì không chỉ Châu Á mà cả thế giới hâm mộ.

Thời chiến tranh, cả nước thiếu ăn thiếu mặc nên chàng lính Phạm Tuân thể trạng mảnh dẻ, không đủ tiêu chuẩn chọn làm phi công, chỉ đủ tiêu chuẩn học ra-đa. Phi công, lái máy bay chiến đấu, trực tiếp so găng với máy bay địch là ước mơ cháy bỏng của bất kỳ chàng lính không quân nào, Phạm Tuân cũng không ngoại lệ. Nhưng biết thế nào được, đành chấp nhận.
Năm 1966 ông cùng đoàn học viên phi công và kỹ thuật sang Liên Xô học tập. Ở đây, nước bạn lại tiếp tục sàng lọc sức khỏe theo tiêu chuẩn Liên Xô. Trong số học viên dự khóa bay gửi sang, qua sàng lọc trớ trêu thay không có ai đủ tiêu chuẩn học bay.
Liên Xô tính các phương án khác, trong đó rà soát tuyển chọn phi công ngay trong số học viên kỹ thuật, nếu đạt sức khỏe thì duyệt ngay, riêng vấn đề học vấn thì trình độ của học viên kỹ thuật đủ khả năng tiếp thu bài vở. May thay, Phạm Tuân được chọn để học làm phi công MiG17, sau chuyển loại lái MiG21, MIG21 là tiêm kích hiện đại, chuyên dùng đánh B52.
Để đánh được được B52 quả thực rất khó, Mỹ điều hàng chục tiêm kích hộ tống. Thiết bị gây nhiễu trên B52 lại quá hiện đại. Tuy vậy, Phạm Tuân đã mở màn, tiêu diệt tại chỗ B52 làm Lầu Năm Góc thất kinh.
Từ chiến công của Phạm Tuân đã mở ra những chiến thuật không chiến cho Không quân Nhân dân Việt Nam tiêu diệt từng chiếc B52, góp phần cùng quân dân cả nước khai thác nguồn nhôm vô tận trên bầu trời miền Bắc.
Năm 1973 ông được phong Anh hùng. Năm 1979 được chọn đi học phi hành gia. Năm 1980 qua sàng lọc lại được chọn bay vào vũ trụ và trở lại mặt đất an toàn. Liên Xô tặng cho ông danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Đây là danh hiệu đầu tiên và duy nhất trao cho công dân nước ngoài. Nhật, Hàn, Trung Quốc có công dân đầu tiên bay vào vũ trụ? Không, chính Phạm Tuân, người Việt Nam đại diện cho Châu Á làm được điều ấy.
Những kẻ bới lông tìm vết, chực chờ bác Phạm Tuân nói nhầm kích thước B52 rồi vin cớ xét lại, kích động bình luận chớt nhã là rất chi phủi phui bạc bẽo.
Bè lũ tu hú có nói gì đi chăng nữa nhưng sự thật ông mãi là người phi công anh hùng trong lòng dân Việt Nam!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét