Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020


        “CÁI TÁT VỖ MẶT” CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ ĐÒI NHÂN QUYỀN
                                                   
          Sự kiện châu Âu đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) vào lúc 18 giờ 30 phút ngày 12/2/2020 (giờ Việt Nam) là một cái tát vỗ mặt các nhà đấu tranh dân chủ đòi 'nhân quyền' vô lối ở Việt Nam thời gian qua
          Thời gian qua, nhóm mang danh 'Đảng xanh' liên tục có những 'sức ép' bằng chiêu trò 'dân biểu nghị viện châu Âu' cùng với những nhà khoác áo nhân quyền ở Việt Nam như Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc,.... song, việc chúng càng đòi Nghị viện châu Âu không bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) bao nhiêu thì càng bộc lộ sự chống phá đến trơ tráo, lố bịch đối với sự phát triển của Việt Nam.
          Có thể thấy, trước khi Nghị viện châu Âu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), thì vào ngày 07/2/2020 RFA đã loan tải thông tin hòng 'đe dọa' để cố vớt vát cơ hội cuối cùng với bài viết "Nhân quyền cho Việt Nam, cơ hội cho dân biểu Châu Âu trước khi bỏ phiếu EVEFTA" và Đảng Xanh đã cố gắng đề nghị EP xem xét việc hoãn bỏ phiếu thông qua 2 Hiệp định. Nhưng chiều 10.2, đề xuất có tính "thọc gậy bánh xe" này đã bị trên 60% nghị sĩ bác bỏ. Và tỷ lệ phiếu không ủng hộ họ lên tới 60% cũng là tín hiệu khiến chúng ta lạc quan về một kết quả tốt đẹp khi bỏ phiếu phê chuẩn. Và cuối cùng là Nghị viện Châu Âu đã 'ấn nút' phê chuẩn EVFTA.
          Vậy phải chăng nhân quyền của Việt Nam có vấn đề hay chính những kẻ "thọc gậy bánh xe" có vấn đề?.
          Việc Nghị viện châu Âu bỏ phiếu với kết quả 401 phiếu đồng ý, 192 phiếu trống và 40 phiếu trắng đã trả lời rõ ràng về lý do vì sao Nghị viện châu Âu lại phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Điều này không chỉ khẳng định vị thế của Việt Nam mà còn tiếp tục khẳng định rằng những báo cáo của Đảng Xanh và những kẻ lẻo mép đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam chỉ là trò xuyên tạc hòng chống phá xã hội Việt Nam. Không lẽ, nhân quyền Việt Nam 'xuống cấp nghiêm trọng' có mà có thể bưng bít được trong thời đại công nghệ 4.0? Không lẽ, nhân quyền Việt Nam vi phạm đến mức mà các đại sứ của các nước liên minh châu Âu ở Việt Nam, cơ quan thông tấn quốc tế lại bỏ qua?.
          Thời gian qua, những trò vu cáo nhân quyền 'cũ rích' lặp đi, lặp lại của những cá nhân, tổ chức mang danh dân chủ, nhân quyền đã cho thấy bộ mặt liêm sỉ của những kẻ chống phá Việt Nam. Chẳng hạn như Theo dõi nhân quyền (HRW) với ý kiến có tính chất vu cáo Việt Nam, kích động các nghị sĩ của Nghị viện châu Âu, thể hiện rất cụ thể qua bài trả lời phỏng vấn của ông C. Francavilla (C. Phran-ca-vi-la), đại diện HRW tại châu Âu, trên RFA ngày 7-2-2020. Cùng với HRW là tập hợp tạp nham các loại tổ chức tự nhận “hoạt động vì nhân quyền” nhưng hữu danh vô thực, chủ yếu tồn tại trên internet như VETO (Mạng lưới người bảo vệ nhân quyền), Quê mẹ (thuộc cái gọi là “Phật giáo Việt Nam thống nhất”), BPSOS (Ủy ban cứu người vượt biển - tổ chức từng diễn trò ký “thỉnh nguyện thư” gửi Chính phủ Mỹ, và thất bại thảm hại), CRFV (Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam)... Đáng lưu ý, để chống phá Việt Nam, các tổ chức này không ngần ngại liên danh ký tên cùng tổ chức khủng bố “Việt tân”, VOICE (“cánh tay nối dài” của tổ chức khủng bố Việt tân”). Và các cá nhân thì vẫn vậy, vẫn là số người “tuần chay nào cũng nước mắt”, từng ký tên vào nhiều thứ văn bản bịa đặt, vu khống Nhà nước Việt Nam trong vấn đề nhân quyền.

          Những kẻ chống phá chưa thấy nhục khi vẫn tráo trở kêu gọi dân biểu châu Âu không bỏ phiếu EVFTA vào ngày 07/2/2020 nhưng cuối cùng thì ngày hôm qua (12/2/2020) Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua.
          Một lần nữa nhân dân Việt Nam lại chứng kiến tận mắt sự thất bại những kẻ mang danh đấu tranh dân chủ nhân quyền cho Việt Nam mặc dù đã phối hợp rất tốt với những tổ chức, cá nhân chống phá ngoài nước.
          Theo lộ trình dự kiến thì Chính phủ sẽ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước xem xét việc trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 này. Nếu Quốc hội thông qua vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 thì dự kiến EVFTA sẽ có hiệu lực rất sớm, có thể ngay từ 1.7, sau khi hai bên thông báo cho nhau về việc đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn.
          Việc Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chặng đường 30 năm phát triển quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, việc đàm phán, ký kết và phê chuẩn Hiệp định EVFTA thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của cả hai bên trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam và EU phát triển sâu rộng và thực chất hơn. Song, vẫn còn nhiều thách thức phía trước không chỉ những thách thức do khách quan đem lại mà còn cả những thách thức do những kẻ chuyên 'thọc gậy bánh xe' đem lại. Điều quan trọng nhất lúc này là sự tin tưởng của Nhân dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Chính phủ để đưa Việt Nam phát triển ổn định bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định trật tự xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.
        Hoài Nam   


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét