Hơn 40 năm đã trôi qua,
thế giới đã có nhiều biến đổi. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã
bình thường hóa và đang trong quá trình phát triển trên các lĩnh vực. Hội thảo
khoa học quốc gia này, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động
chính trị, xã hội trong cả nước không phải để khoét sâu mối hận thù mà để nhắc
lại một sự thật lịch sử, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam trong
cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình
đã từng khẳng định: Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong
lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Dẫu vậy, nó
vẫn là lịch sử. Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ. Sẽ
không thể không nhắc đến ngày 17/2/1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới
phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên
cương của Tổ quốc.
Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh
những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương Tổ quốc, như chúng
ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc. Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như
nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó
là bài học. Không thể quên lãng nó. Nhiều người dân Trung Quốc đã hiểu sai cơ
bản về cuộc chiến tranh biên giới đó. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong
cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi. Có thể nào nghĩ rằng Việt Nam vừa
ra khỏi cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt kéo dài 30 năm, đang tập trung hàn gắn
vết thương chiến tranh và đứng trước vô vàn khó khăn lại có thể khiêu khích
Trung Quốc, một nước lớn, một nước xã hội chủ nghĩa đã ủng hộ và giúp đỡ mình
trong cuộc chiến tranh cứu nước vừa qua? Thực tế là quân dân Việt Nam khi đó đã
phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương Tổ
quốc.
Nguyên Phó Chủ tịch nước khẳng định: Theo
tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về
Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía
Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ. Con em chúng ta cần biết và có quyền biết
lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống. Tôi
muốn nhấn mạnh rằng: Ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có
nghĩa là chúng ta kích động hận thù.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét