1.
“Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Đó là
khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi đồng bào Nam Bộ năm 1946. Và
Người cũng khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Thấu
suốt quan điểm của Người, chúng ta luôn kiên trì và thực hiện cho được chính
sách hòa hợp dân tộc, sau ngày giải phóng đất nước.
Đến nay, sau gần 50 năm, hòa hợp dân tộc đã phát triển, nâng tầm
thành chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Thế nhưng, sau ngày 30/4/1975, vẫn
còn nhiều người mang trong mình tâm lý tự ti, bảo thủ, không chịu thừa nhận sự
thật lịch sử, luôn cố tình xuyên tạc, cản trở, đi ngược lại con đường hòa hợp
dân tộc và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây cũng là nhận định của
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính
trị QĐND Việt Nam.
- Thưa Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, dân tộc Việt Nam chúng ta
phải đi suốt một chặng đường trường chinh 21 năm kiên trì đánh đuổi đế quốc Mỹ
xâm lược, mới có thể đi tới ngày 30/4 toàn thắng. Đó là chiến công vĩ đại không
chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà đối với cả loài người yêu chuộng hòa bình trên
thế giới. Theo Trung tướng, vì sao vẫn có một số người không chịu thừa nhận về
ngày chiến thắng lịch sử này?
Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, là thắng lợi huy hoàng, vĩ đại và ghi vào trang
sử dân tộc ta như một mốc son chói lọi nhất trong lịch sử phát triển dân tộc
Việt Nam. Chuyện đó ai cũng biết. Rất nhiều nhà chính trị, kể cả những nhà
chính trị của tư bản, những người tham gia trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara cũng đã thừa nhận,
họ đã thất bại thảm hại ở Việt Nam.
Và ông ta cũng đã tìm ra và khẳng định một nguyên nhân hết sức
đúng đắn: Thua Việt Nam, bởi vì Mỹ không hiểu về nền văn hóa của dân tộc Việt
Nam. Chính nền văn hóa Việt Nam có sức sống vĩ đại. Cho nên chúng ta giành được
thắng lợi. Chúng ta không cần giải thích, cả thế giới cũng biết. Chỉ trừ những
người cố tình làm ngơ không biết. Xét cho cùng, họ là những người phi nghĩa,
đến nay vẫn giữ mãi quan điểm bảo thủ, phi nghĩa của mình, cho nên không chịu
thừa nhận ngày 30/4/1975 là ngày thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định điều đó. Và sau ngày 30/4/1975, chúng ta đã thực thi rất
nhiều chính sách thể hiện tinh thần nhân văn, khoan dung để hòa hợp dân tộc,
không hề có một cuộc tắm máu như quân thù đã tuyên truyền trước đó. Trung tướng
đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Có thể nói điều này rất
rõ, không ai ở đất nước này mà không thấy tính nhân đạo, nhân văn, khoan dung,
độ lượng. Bác Hồ của chúng ta đã từng nói, bàn tay có 5 ngón tay. 5 ngón tay có
ngón dài, ngón ngắn nhưng cùng chung trên một bàn tay. Điều đó Người muốn nói
rằng, trong đất nước của chúng ta, những người dân Việt Nam cũng có những người
thế này, thế kia. Có những người đi ngược lại trào lưu lịch sử, phản bội dân
tộc. Mà đã là người dân Việt Nam, thì tìm mọi cách để họ nhận ra sai lầm,
khuyết điểm, sửa chữa và hối lỗi, để từ đó gắn bó cùng dân tộc, xây dựng và
phát triển. Những người có tội lỗi, đáng lẽ phải đưa ra tòa xét xử về tội phạm
chiến tranh. Thế nhưng chúng ta cũng không mở tòa án binh để xét xử về tội phạm
chiến tranh. Mà chỉ có cải tạo họ. Điều đó nói lên tinh thần nhân ái, khoan
dung, độ lượng và thể hiện chính sách hòa hợp dân tộc.
- Có ý kiến cho rằng, để hòa hợp dân tộc thì chúng ta không nên
nhắc lại lịch sử. Vì nếu nhắc lại chiến thắng 30/4 thì chúng ta đang đào bới
quá khứ để nuôi hận thù, làm sâu sắc thêm sự mặc cảm, định kiến, phân biệt đối
xử trong quá khứ. Trung tướng có quan điểm như thế nào về vấn đề này?
Có một thực tế là những
người làm tay sai cho giặc, lại không nhận tội lỗi của mình. Đây là điều như
tôi nói ban đầu hết sức nực cười. Với những người đó, họ chỉ có một điều là
nhận ra tội lỗi, nhận ra sai lầm, khuyết điểm và cảm thấy rằng, đã đi sai
đường, muốn đi trở lại con đường. Mà con đường duy nhất là cùng với cả dân tộc
chung sức, chung lòng xây dựng đất nước hòa bình, ổn định, tự chủ vươn đến cho
được mục tiêu mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra. Đó là dân giàu, nước mạnh, ấm
no, hạnh phúc. Có như vậy, chúng ta mới vươn lên sánh vai với các cường quốc
năm châu. Còn ngược lại, vô hình trung, giả sử chúng ta thừa nhận cái sai của
họ trở thành đúng thì ngược lại, cái đúng của chúng ta sẽ trở thành sai. Dân
tộc Việt Nam có thể chấp nhận điều đó được hay không? Cho nên một nhóm người đó
hãy bình tâm, tĩnh trí, suy nghĩ thật kỹ, nhìn ra sai lầm để có biện pháp khắc
phục, sửa chữa.
- Theo Trung tướng, vì sao mà trong khi toàn thể dân tộc Việt
Nam mong muốn có được cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc, mong muốn cả dân
tộc cùng chung sức, đồng lòng để xây dựng đất nước thì lại có những người luôn
cố tình đi ngược lại với lợi ích của chính đồng bào mình như vậy?
Phần đầu tôi đã trả lời, đây là điều bình thường. Nhưng vì sao đến nay đã gần 50 năm rồi, họ vẫn khư khư quan điểm của mình, là bởi vì có mấy nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Họ tìm cách để xóa bỏ chế độ ta, thực chất là gì, là xóa đi thành quả cách mạng của Việt Nam, để họ không thừa nhận sự thất bại đau đớn mà họ đã gây ra trong thế kỷ thứ XX đối với dân tộc Việt Nam. Nguyên nhân thứ hai là bởi vì tội lỗi của họ quá nặng nề. Bao nhiêu năm nay, họ không thức tỉnh, họ vẫn khư khư bám lấy cái sai. Đây cũng là quy luật của tư tưởng. Tư tưởng không phải dễ gì thay đổi một cách dễ dàng. Non sông dễ chuyển nhưng bản tính khó dời. Chính những người này là những người bảo thủ, đi trái và hiện thực, không cùng đường với dân tộc. Thứ ba, tôi được biết, nhóm người này núp dưới danh nghĩa tổ chức này, tổ chức kia để đi vận động quyên góp nhằm tạo ra những điều kiện bảo đảm cho cuộc sống của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét