Thứ Tư, 4 tháng 9, 2024

ĐẤU TRANH, PHÒNG CHỐNG “CÁCH MẠNG MÀU” Ở VIỆT NAM

 Đảng ta đã xác định, “diễn biến hòa bình” là một trong bốn nguy cơ chúng ta cần giải quyết. Đại

hội XII xác định, cần “chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của

các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại

tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và

phitruyền thống; đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng”. Theo đó, Đảng ta xác định

“củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội là

nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng”.

Để ngăn chặn nguy cơ “cách mạng màu”, trước hết chúng ta cần phải nhận rõ những yếu tố chủ

quan. Để người dân tin và không bị các thế lực thù địch lôi kéo, về chính trị cần nâng cao vai trò

lãnh đạo của Đảng. Để lấy lại và tăng cường niềm tin của nhân dân, cần phải giải quyết tận gốc

tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, xa dân, tham nhũng.

Cần tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, bảo đảm thực hiện tốt các

chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là ở những vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu,

vùng xa - những vùng dễ bị kẻ địch tấn công.

Chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, khắc phục kịp thời nguy cơ phân hóa, mâu thuẫn,

chấn chỉnh các biểu hiện suy thoái, phai nhạt lý tưởng và xử lý nghiêm minh các hành vi sai trái,

lạm dụng chức quyền, tham nhũng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, cần thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về “xây dựng

thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc” với lực lượng chính quy,

tinh nhuệ, hiện đại, có sức chiến đấu cao; đồng thời xây dựng lực lượng dự bị hùng hậu, dân

quân tự vệ rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Cần chủ động,

phát hiện, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản bác những

thông tin, luận điệu sai trái; kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn

vẹn lãnh thổ. Trong hoạch định và tổ chức thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, cần chủ động

dự báo những tình huống chiến lược về quốc phòng - an ninh có thể xảy ra; tích cực “bảo vệ Tổ

quốc từ xa”, chủ động phòng ngừa, sớm phát hiện, ngăn chặn mọi nguy cơ từ bên ngoài để triệt

tiêu những yếu tố bất lợi có thể dẫn đến nguy cơ xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ.

Về kinh tế, cần tiếp tục hoàn thiện “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, đổi

mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Cần kết hợp

hài hòa giữa tăng trưởng với bảo đảm công bằng xã hội. Thực hiện xóa đói, giảm nghèo, phát

triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Cần ngăn ngừa và kiên quyết chống tình

trạng “lợi ích nhóm” trong quá trình phát triển, xâm phạm lợi ích của đất nước, của nhân dân.

Tăng cường hợp tác quốc tế trên nhiều phương diện là một trong những điều kiện thuận lợi để

chúng ta nâng cao vị thế quốc gia, cũng đồng thời ngăn chặn những âm mưu và hoạt động thù

địch. Tăng cường hợp tác, mở rộng giao lưu thông qua các diễn đàn đa phương cũng hỗ trợ cuộc

đấu tranh với các đối tượng, tổ chức chống phá từ bên ngoài. Trong quá trình hội nhập kinh tế,

còn cần hạn chế những mặt trái của toàn cầu hóa, giữ vững độc lập tự chủ trong phát triển, không

để rơi vào tình trạng lệ thuộc về kinh tế.

Hiện nay, mạng xã hội, Internet, truyền thông là một trong những công cụ đắc lực cho các thế

lực thù địch truyền bá, tập hợp lực lượng thông qua các nguồn tài trợ của các NGOs. Do đó, cần

có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành chức năng và người dân để thường xuyên rà soát

những hoạt động tuyên truyền, lũng đoạn thông tin của các thế lực thù địch. Thực hiện nghiêm

túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ “kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình

thức và không để bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích

riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước”.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo bằng

nhiều hình thức, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; ngăn chặn, vô hiệu hóa các tư tưởng ly

khai, tự trị dân tộc. Tập trung phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao trình độ dân trí, đời sống nhân

dân cho đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhất là tại các địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây

Nam Bộ, Tây Nghệ An, tạo niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước. Kiên quyết không để

lặp lại các hiện tượng thành lập “Nhà nước Đềga độc lập” (Tây Nguyên), “Nhà nước Khmer

Krom” (Tây Nam Bộ), “Vương quốc Mông” (Tây Bắc), “Vương quốc Chămpa” (Nam Trung

Bộ).

Cuối cùng, cần đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền với sinh viên, thanh niên, trí thức.

Trong các cuộc “cách mạng sắc màu” trên thế giới, đây là lực lượng nòng cốt, đông đảo thực

hiện biểu tình, tuần hành, đòi cải cách, cải tổ, gây sức ép với chính quyền. Với việc cài cắm, nuôi

dưỡng tầng lớp thanh niên, các thế lực thù địch mong muốn sẽ tác động vào mọi cơ chế của hệ

thống xã hội Việt Nam trên tất cả mọi mặt; nhằm dần thay đổi chế độ, phủ nhận vai trò lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như làm chệch hướng con đường phát triển của nước ta.

Với tất cả các quốc gia, môi trường hòa bình, an toàn và ổn định luôn là tiền đề để phát triển bền

vững. Để đạt mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh, chúng ta kiên quyết

làm thất bại những âm mưu gây “cách mạng màu”, giữ vững ổn định để thực hiện thắng lợi chiến

lược phát triển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét