Trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội xuất hiện nhiều hình ảnh về cuộc xung đột vũ
trang ở Myanmar và cuộc biểu tình, bạo loạn tại Bangladesh, Venezuela. Lợi dụng vấn đề này,
các thế lực thù địch, phần tử phản động lưu vong đã tung tin xuyên tạc, kích động những người
thiếu hiểu biết nhằm thực hiện âm mưu “cách mạng màu” tại Việt Nam.
“Cách mạng màu” là thuật ngữ chỉ các cuộc bạo lực chính trị có tổ chức, chính biến phi vũ trang
ở quốc gia có chủ quyền nhằm lật đổ nhà nước đương nhiệm, gây ra khủng hoảng chính trị bằng
phương thức bất bạo động, có sự kết hợp giữa những kẻ chủ mưu trong nước và thế lực bên
ngoài, thông qua cái gọi là “giương cao ngọn cờ dân chủ”, lôi kéo người dân tuần hành, biểu
tình, bạo loạn lật đổ.
Nếu như trước đây, đối tượng nhắm đến là các quốc gia theo chế độ XHCN, thì hiện nay “cách
mạng màu” còn diễn ra ở các nước có xu hướng không thân thiện với Mỹ và phương Tây. Vì
vậy, trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến hàng loạt cuộc “cách
mạng màu” nổ ra ở các nước có thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng thuộc Trung Đông và Bắc
Phi hay khu vực Đông Âu là Gruzia, Ukraine… dẫn đến các quốc gia đó rơi vào tình trạng bất ổn
chính trị và hệ quả của nó vẫn kéo dài đến tận bây giờ.
Thời gian qua, thông tin, hình ảnh về biểu tình, bạo loạn tại Venezuela, Bangladesh và đặc biệt là
Myanmar. Cùng đó, từ biểu tình chống chính phủ sang xung đột vũ trang và sắc tộc. Các thế lực
thù địch lợi dụng mạng xã hội, thông qua các nền tảng như Facebook, Telegram, YouTube… để
thực hiện âm mưu lôi kéo người dân các nước tham gia vào “đám đông cách mạng màu”.
Các thế lực thù địch, các tổ chức phản động lưu vong, các đối tượng chống đối đã triệt để lợi
dụng mạng xã hội để xuyên tạc thông tin và hướng lái dư luận theo mục đích khác.
Thông qua các hình thức bình luận chuyên đề, hội luận, chúng lồng ghép ý đồ xuyên tạc, bịa đặt,
bóp méo lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ dân tộc và vai trò lãnh đạo của Đảng, âm mưu kích động bạo
loạn, biểu tình tại Việt Nam. Các trang như Việt Tân hay Chân trời mới Media thì tung hứng
kiểu “Liệu Việt Nam có giống như Venezuela”; “chúc mừng người dân Bangladesh thay đổi chế
độ độc tài, bao giờ tới Việt Nam”…
Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng không gian mạng nhằm tuyên truyền, kích động người dân
cổ súy cho việc thay đổi nền tảng xã hội. Từ chiêu bài dân quyền, dân chủ, chúng kêu gọi người
đọc thực hiện “cách mạng màu”, trước mắt là “cách mạng màu online”. Chúng lợi dụng những
vấn đề nóng trong đời sống xã hội như ô nhiễm môi trường, khiếu kiện đất đai, chủ quyền biển
đảo nhằm đả kích, bêu xấu chế độ XHCN mà Việt Nam đang xây dựng. Từ đó, chúng kêu gọi
thay đổi để đi theo mô hình dân chủ của Mỹ và phương Tây…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét